Ăn Gì Để Diệt Vi Khuẩn Hp? TOP Thực Phẩm Khắc Tinh Bạn Nên Biết
Thực phẩm có khả năng chống viêm, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, thực phẩm chứa lợi khuẩn,… là những loại thực phẩm được chuyên gia khuyến khích người bị nhiễm khuẩn Hp nên tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên chế biến thực phẩm dưới dạng tiêu hóa để sử dụng như cháo, súp, canh, luộc, hấp,… Nếu sử dụng đồ ăn chiên xào nhiều dầu sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động trì trệ và làm gia tăng triệu chứng của bệnh.
Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị nhiễm khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là một loại xoắn khuẩn có thể tồn tại và phát triển trong môi trường acid khắc nghiệt của dạ dày. Sau khi chủng vi khuẩn này xâm nhập vào cơ quan tiêu hóa, chúng sẽ sinh sôi phát triển mạnh và tấn công gây bệnh. Một người khỏe mạnh cũng có thể dương tính với chủng vi khuẩn này, tuy nhiên chúng sẽ tồn tại ở trạng thái cân bằng và không tấn công gây hại.
Khi gặp điều kiện thuận lợi như vi khuẩn phát triển với số lượng lớn hoặc sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm sẽ khiến trạng thái cân bằng này bị mất. Lúc này, chúng sẽ tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây ra các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày,…
Việc làm cần thiết lúc này dành cho người bệnh là tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa để kiểm soát hoạt động của vi khuẩn này và tiêu diệt chúng hoàn toàn. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và mức độ nhiễm khuẩn, dựa vào kết quả thu được sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Lúc này, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ đã đưa ra để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh và hỗ trợ điều trị. Dưới đây Vietmec sẽ chia sẻ một số nguyên tắc lên thực đơn ăn uống dành cho người bị nhiễm khuẩn Hp bạn có thể tham khảo:
- Tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và cân bằng nồng độ pH bên trong môi trường dạ dày.
- Vi khuẩn Hp phát triển rất tốt trong môi trường acid dạ dày, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể gây kích thích dạ dày tăng tiết acid tiêu hóa.
- Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong thực đơn ăn uống hàng ngày giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Không ăn uống kiêng khem quá mức khiến cơ thể không đủ sức khỏe để chống lại vi khuẩn.
- Ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ và đủ bữa, tránh ăn quá nhiều trong một bữa hoặc để bụng quá đói, nên chia nhỏ bữa ăn để sử dụng tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Tập thói quen ăn uống vào một khung giờ cố định trong tất cả các ngày, chú ý bổ sung nhiều nước cho cơ thể giúp làm loãng dịch vị tiêu hóa.
Nên ăn gì để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp?
Việc bổ sung thực phẩm lành mạnh vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng hiệu quả của kháng sinh và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Dưới đây là thông tin về một số loại thực phẩm nên ăn khi bị nhiễm khuẩn Hp bạn có thể tham khảo và bổ sung chúng vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày:
Thực phẩm bổ sung probiotics
Probiotics là những loại vi khuẩn mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn bổ sung vi khuẩn probiotics cho cơ thể sẽ có tác dụng làm tăng hệ thống lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thì sức đề kháng của người bệnh sẽ tăng lên và hoạt động của hệ miễn dịch sẽ diễn ra tốt hơn, lúc này cơ thể sẽ có khả năng chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại. Đồng thời, các loại lợi khuẩn này còn có tác dụng ức chế hoạt động gây hại của vi khuẩn Hp bên trong đường ruột và hỗ trợ loại bỏ chúng.
Việc bổ sung lợi khuẩn probiotics cho cơ thể còn có hỗ trợ làm lành các tổn thương tại lớp niêm mạc dạ dày do vi khuẩn gây ra và cải thiện các vấn đề về đường tiêu hóa thường gặp do như ăn không tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón,…
Các loại thực phẩm giàu probiotics mà người bệnh có thể sử dụng là sữa chua, đồ uống lên men, súp miso,…
Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh là những loại chất béo không no hay còn gọi là chất béo bão hòa như omega-3, omega-6,…
Chế độ ăn uống giàu chất béo lành mạnh cũng có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp rất tốt. Nếu cơ thể người bệnh được bổ sung đầy đủ chất béo lành mạnh sẽ mang lại hiệu quả kháng viêm và chống oxy hóa, từ đó sẽ hỗ trợ làm lành tổn thương bên trong dạ dày và bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây hại. Đồng thời, các loại chất béo này còn có thể ức chế quá trình biến đổi ADN xảy ra, giúp phòng tránh khởi phát ung thư dạ dày.
Các loại thực phẩm giàu chất béo lành mạnh mà người bệnh có thể bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày là:
- Cá béo (cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ,…)
- Các loại hạt (hạt chia, đậu nành, hạnh nhân, đậu nành…)
- Dầu thực vật (dầu oliu, dầu oregano, dầu dừa,…)
- Hàu, phô mai,…
Trái cây giàu chất oxy hóa
Trái cây giàu chất oxy hóa cũng là nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyến khích người bị nhiễm khuẩn Hp nên tăng cường sử dụng trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Chất chống oxy hóa trong các loại trái cây này khi đi vào cơ thể sẽ giúp ức chế hoạt động và sử phát triển của vi khuẩn Hp, hỗ trợ làm lành tổn thương do vi khuẩn gây ra.
Các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa mà người bệnh nên sử dụng là nam việt quất, quả bơ, dâu tây, lựu, anh đào, thanh long,… Ngoài cách ăn trực tiếp bạn cũng có thể xay sinh tố để uống uống.
Trà xanh là thực phẩm chứa hàm lượng lớn EGCG với khả năng chống oxy hóa mạnh và ức chế vi khuẩn Hp khá tốt. Ngoài ăn trái cây, người bệnh cũng nên duy trì thói quen uống từ 2 – 3 ly trà xanh mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.
Một số loại rau củ quả tươi
Rau củ quả tươi là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều rau củ quả tươi sẽ hỗ trợ cải thiện sức đề kháng của cơ thể và không gây áp lực lớn lên các cơ quan tiêu hóa.
Với những người đang bị nhiễm khuẩn Hp thì nên tăng cường bổ sung các loại rau củ quả sau đây vào trong chế độ ăn uống hàng ngày:
- Súp lơ xanh, bắp cải: Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong súp lơ xanh và bắp cải có chứa hàm lượng lớn sulforaphane. Đây là một loại hợp chất có khả năng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp. Ngoài ra, hai loại thực phẩm này còn chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng như chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,…
- Khoai lang: Hàm lượng vitamin A dồi dào trong khoai lang mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nếu bạn sử dụng với liều lượng vừa đủ sẽ có tác dụng chống viêm và hỗ trợ thu nhỏ vết viêm loét tại niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, chất xơ hòa tan tìm thấy trong khoai còn có khả năng nhuận tràng và ổn định lại chức năng của cơ quan tiêu hóa. Từ đó các triệu chứng khó chịu của bệnh như táo bón, đầy hơi, khó tiêu,… sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Ớt chuông: Tương tự như khoai lang, ớt chuông cũng là thực phẩm chứa hàm lượng lớn vitamin A, có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống lại sự tấn công của vi khuẩn Hp. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C tìm thấy trong ớt chuông còn hỗ trợ cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
- Hành lá, hành tây: Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thành phần kháng sinh tự nhiên tìm thấy trong hành tây và hành lá có khả năng chống lại sự tấn công gây hại của vi khuẩn Hp khá tốt. Nếu có thói quen ăn hành lá và hành tây sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ nhiễm khuẩn Hp
Thực phẩm giàu chất xơ
Thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh không thể thiếu các loại thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, rau xanh lá, trái cây tươi,… Một vài nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ có tác dụng hỗ trợ làm lành tổn thương viêm loét bên trong dạ dày cũng như các tác hại khác mà chủng vi khuẩn này ra.
Chất xơ sau khi đi vào cơ thể sẽ thấp hút bớt hàm lượng acid tiêu hóa dư thừa bên trong dạ dày và ổn định nồng độ pH bên trong cơ quan này, ngăn chặn không cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời, các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu, trào ngược,… cũng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Gia vị có tính kháng viêm
Khi phát hiện bản thân dương tính với vi khuẩn Hp, bạn nên bổ sung thêm các loại gia vị có tính kháng viêm như nghệ, tỏi, gừng,… vào trong món ăn hàng ngày để sử dụng.
Thành phần dược tính trong các loại gia vị này mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Cụ thể là:
- Nghệ: Nghệ có khả năng trung hòa acid dạ dày và cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh như ợ chua, trào ngược,… Hàm lượng chất chống oxy hóa curcumin trong nghệ còn có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ làm lành viêm loét và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang ung thư.
- Tỏi: Trong tỏi có chứa hàm lượng lớn hoạt chất allicin. Đây là một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ác tính thành ung thư.
- Gừng: Gừng là dược liệu có tính ấm và mang lại rất nhiều lợi ích cho dạ dày. Nếu người bị nhiễm khuẩn Hp sử dụng, thành phần kháng sinh trong gừng sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn. Một số hoạt chất khác trong gừng còn có khả năng giảm tiết dịch vị tiêu hóa, kích thích lưu thông máu và mang lại hiệu quả giảm đau.
- Mật ong: Sử dụng mật ong có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự tấn công gây hại của vi khuẩn. Ngoài ra, mật ong còn chứa một số chất chống oxy hóa tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ cải thiện tổn thương do bệnh gây ra.
Không nên ăn gì khi bị nhiễm khuẩn Hp?
Kiêng cữ trong ăn uống khi bị nhiễm khuẩn Hp cũng có vai trò rất quan trọng đối với việc ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng. Người bệnh nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng thông tin các loại thực phẩm không nên sử dụng để có thể điều chỉnh thực đơn ăn uống sao cho phù hợp.
Dưới đây là một số loại đồ ăn và thức uống không nên ăn khi bị nhiễm khuẩn Hp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
Sữa động vật và chế phẩm từ sữa
Sữa là thức uống chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất cần thiết đối với cơ thể và được chuyên gia khuyên dùng như vitamin D, canxi, magie, protein,… Nhưng nếu đang bị nhiễm khuẩn Hp hoặc các bệnh lý về dạ dày khác thì bạn không nên sử dụng sữa động vật và chế phẩm từ sữa nếu không muốn bệnh chuyển biến nặng.
Nhiều người cho rằng, sữa là thức uống dạng lỏng nên rất dễ tiêu hóa và ít gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Nhưng thực thế thì hoàn toàn ngược lại, trong sữa động vật có chứa một số thành phần rất khó tiêu, nếu sử dụng vào cơ thể sẽ khiến dạ dày tăng tiết dịch vị để tiêu hóa chúng. Điều này đã làm cho các triệu chứng khó chịu ở dạ dày tăng lên.
Để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, người bệnh nên sử dụng sữa hạt thay thế cho sữa động vật như sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạnh nhân,…
Thực phẩm có vị chua, chứa nhiều acid
Môi trường acid là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp sinh sôi và phát triển. Đồng thời, acid tiêu hóa còn có khả năng tấn công vào các vết viêm loét trên dạ dày và khiến tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến sang giai đoạn nặng.
Để tránh làm tăng nồng độc acid bên trong dạ dày để hỗ trợ điều trị bệnh thì bạn cần hạn chế sử dụng các loại trái cây có vị chua (trái cây họ cam quýt, cà chua, xoài…) và đồ ăn muối chua (kim chi, dưa cải muối, cà muối,…)
Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Chất béo bão hòa là một loại chất béo không lành mạnh, nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa sẽ khiến dạ dày tiết nhiều acid để tiêu hóa chúng và gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, đau thượng vị,…
Để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả thì chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh cần tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng chất béo này như mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…
Các loại gia vị cay nóng
Khi chế biến món ăn cho người bị nhiễm khuẩn Hp dùng thì bạn cần tránh sử dụng các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt,…
Bổ sung các loại gia vị này vào trong món ăn sẽ giúp kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng. Nhưng nếu quá lạm dụng sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa dần bị suy yếu và làm gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Đồng thời, ăn cay còn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho vi khuẩn Hp phát triển và tấn công gây hại.
Nếu người bệnh vẫn tiếp tục duy trì thói quen ăn cay khi bị nhiễm khuẩn Hp sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
XEM NGAY: Phác đồ điều trị HP chuyên biệt, thảo dược ĐẶC TRỊ làm nên hiệu quả tuyệt đối
Thực phẩm giàu carbohydrate
Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, chế độ ăn nhiều carbohydrates là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp. Do carbohydrates chính là nguồn thức ăn yêu thích của chủng vi khuẩn này. Nếu người bị nhiễm khuẩn Hp sử dụng nhiều thực phẩm giàu carbohydrates trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh.
Để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng mang lại hiệu quả, người bệnh cần tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu carbohydrates trong thực đơn ăn uống hàng ngày như mì ống, ngũ cốc đã tinh chế, nước ngọt, một số loại trái cây và rau củ,…
Không ăn socola khi bị nhiễm khuẩn Hp
Socola đen chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, trong thực phẩm này lại có hàm lượng lớn caffein dễ gây kích ứng đến dạ dày. Đồng thời, các loại đồ ăn thức uống có chứa socola đều được bổ sung rất nhiều đường giúp lấn át đi vị đắng của thực phẩm này.
Nếu người bệnh sử dụng sẽ kích thích phản ứng viêm và khiến tổn thương bên trong dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, socola cũng là thực phẩm càn loại bỏ ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của người bị nhiễm khuẩn Hp.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn giúp hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn Hp bạn có thể tham khảo, hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp với tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với lối sống và sinh hoạt khoa học để cơ thể có thể hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm một cách tốt nhất. Khi đang điều trị nhiễm khuẩn Hp, người bệnh cần chú ý tiến hành tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa giúp kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh, để từ đó có thể điều chỉnh lại phác đồ điều trị sao cho phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!