Bà Bầu Bị Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Khắp Người: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là tình trạng thường gặp. Bệnh thường gây ngứa ngáy, cảm giác khó chịu và khiến thai phụ lo lắng. Vậy nên khi gặp tình trạng này, bà bầu cần sớm tìm ra nguyên nhân để điều trị dứt điểm, tránh để kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người nguyên nhân do đâu?

Tình trạng bà bầu bị mẩn ngứa nổi mề đay có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có tác động lớn nhất là yếu tố bệnh lý, sự thay đổi đột ngột bên trong cơ thể và những thay đổi về chế độ dinh dưỡng, lối sống.

Yếu tố bệnh lý

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm với cơ thể người phụ nữ với nhiều biểu hiện bất thường. Trong đó có tình trạng nổi mẩn ngứa, xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý.

Nổi mề đay: Nhiều bà bầu thường bị nổi mẩn đỏ, sưng phù gây cảm giác châm chích, ngứa ngáy vô cùng khó chịu trong khoảng 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng này được gọi là nổi mày đay hay mề đay. Nguyên nhân khiến bà bầu nổi mề đay là do hệ miễn dịch phản ứng thái quá với các tác nhân kích thích, từ đó sản sinh lượng Histamin trên mức bình thường, dẫn đến tình trạng sốt, đau đầu, khó thở, đau họng, mệt mỏi,…

Nổi mày đay hay mề đay không phải là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên việc điều trị bệnh có phần khó khăn hơn với bà bầu. Nếu áp dụng không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Tùy vào cơ địa, mỗi người sẽ bị nổi mề đay ở từng vùng khác nhau, có thể là chân, tay, bụng, quanh rốn hoặc toàn thân. Trường hợp bệnh nặng có thể sưng phù môi, mắt, lưỡi,… Do đó, bà bầu cần theo dõi sự thay đổi của bản thân và thăm khám định kỳ để luôn có sức khỏe tốt nhất.

Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người do một số yếu tố bệnh lý
Bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người do một số yếu tố bệnh lý

Viêm nang lông ở chân: Ở tháng thứ 3 thai kỳ, nhiều mẹ bầu sẽ bị viêm nang lông với mảng da nổi mẩn, đôi khi có mủ nước rất ngứa ngáy. Nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm mà không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

Viêm da bọng nước: Bệnh lý này thường xuất hiện vào tuần 20 – 21 của thai kỳ với những mảng mẩn đỏ ngứa xuất hiện ở vùng bụng và đùi. Sau đó bệnh có thể lây lan ra nhiều vùng da khác, gây ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.

Bệnh chốc lở: Thường khởi phát đột ngột vào 3 tháng cuối thai kỳ với các mảng sẩn phù, ngứa tập trung ở quanh chân, kèm với đó là tình trạng sốt nhẹ, ớn lạnh, tiêu chảy.

Sự thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, các hormone trong cơ thể sẽ tăng lên bất thường:

  • Hormone Progesterone: Hormone này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai kỳ, đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.  Progesterone được sản sinh tại hoàng thể, kích thích sự phát triển của các mô vú và chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, diễn ra dễ dàng.
  • Hormone Estrogen: Hormone này được tiết ra từ buồng trứng và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ. Estrogen giúp tử cung người mẹ phát triển, đảm bảo sự phát triển cơ quan nội tạng của thai nhi và ngăn chặn nguy cơ sảy thai.
  • Hormone HPL: Định lượng HPL có thể đánh giá sự phát triển của rau thai và được sản sinh vào tuần thứ 2 của thai kỳ. Hormone này có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho phôi thai và kích thích sự phát triển của tuyến vú.
  • Hormone Oxytocin: Oxytocin tăng từ từ đến tuần thứ 30 và tăng nhanh gấp đôi, gấp ba khi chuyển dạ, giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn, kích thích bài tiết sữa và tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé. 

Ngoài ra khi mang thai, hormone Prolactin cũng tăng nhanh từ 10 đến 20 lần so với bình thường giúp tăng kích thước ngực để chuẩn bị tạo sữa cho con. Sự thay đổi đột ngột của những hormone này khiến cơ thể mẹ không kịp thích ứng, từ đó dẫn đến tình trạng bà bầu bị dị ứng nổi mẩn ngứa.

Thay đổi trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, nếu bị ốm nghén thì mẹ sẽ không thể ăn một số thực phẩm. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Để đảm bảo thai nhi được phát triển khoẻ mạnh, mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai.

Theo nhiều chuyên gia, việc cơ thể thay đổi đột ngột chế độ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá, hấp thụ của cơ thể gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ. Đặc biệt khi thiếu hoặc thừa một nhóm chất, cơ thể cũng sẽ có phản ứng nổi mẩn ngứa đỏ. Vậy nên mẹ cần lưu ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng này.

Sử dụng các loại dược phẩm không phù hợp

Trong thai kỳ, các mẹ bầu thường uống bổ sung canxi, sắt hay các loại vitamin. Bởi nếu chỉ bổ sung thông qua thực phẩm, rất khó để cơ thể mẹ có đủ lượng dưỡng chất cần thiết.

Sử dụng các loại dược phẩm không phù hợp có thể khiến bà bầu bị mẩn ngứa
Sử dụng các loại dược phẩm không phù hợp có thể khiến bà bầu bị mẩn ngứa

Tuy nhiên các loại vắc xin hoặc viên uống bổ sung dưỡng chất có thể gây nên tình trạng dị ứng, khiến bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân.

Sự thay đổi của cấu trúc mô

Theo thời gian, kích thước bào thai ngày càng phát triển sẽ làm căng và giãn các mô da ở bụng. Việc tăng cân trong thời gian ngắn cũng sẽ làm giãn mô hay căng các bộ phận khác khiến cấu trúc da bị phá vỡ, da căng và mỏng hơn. Vậy nên lúc này, da của mẹ bầu đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần kích ứng nhỏ cũng gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa.

Sức đề kháng của mẹ bị suy giảm trong thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể của mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi, nhạy cảm, dễ bị căng thẳng hơn và sức đề kháng bị suy giảm. Lúc này, bà bầu rất dễ bị các tác nhân gây hại tấn công khiến hệ miễn dịch phản ứng thái quá gây nên tình trạng nổi đỏ mẩn ngứa 

Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng

Trong một số trường hợp, nguyên nhân bà bầu mẩn ngứa xuất phát từ các tác nhân gây dị ứng như khói bụi, lông động vật, phấn hoa, thay đổi thời tiết, côn trùng đốt,… Đặc biệt là những thực phẩm dễ gây dị ứng có trong bữa ăn hàng ngày.

Nổi mẩn ngứa khi mang thai có gây nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, thông thường tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu được chăm sóc đúng cách và ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, mẹ bầu có thể hoàn toàn tự khỏi bệnh sau vài ngày.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng ngứa có thể lan ra toàn thân và kéo dài trong nhiều tuần. Điều này ảnh hưởng đến cơ thể nhạy cảm của mẹ bầu, đồng thời ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

Tâm lý căng thẳng

Trong thời kỳ mang thai, tâm lý của bà bầu cực kỳ nhạy cảm. Nếu để tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, thiếu ngủ, chán ăn kéo dài mẹ sẽ rất dễ bị căng thẳng tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Cơ thể suy nhược

Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ngày kéo dài có thể khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt, ăn không ngon và ngủ không sâu giấc. Nếu tình trạng này xảy ra trong một thời gian dài, cơ thể người mẹ sẽ dễ bị thiếu chất, suy nhược, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.

Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ngày kéo dài có thể khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt, ăn không ngon và ngủ không sâu giấc.
Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ngày kéo dài có thể khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt, ăn không ngon và ngủ không sâu giấc.

Tăng nguy cơ sinh non

Trong một số trường hợp mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa nghiêm trọng có thể khiến các mô bên trong cơ thể bị sưng phù mà chúng ta không thể quan sát từ bên ngoài. Tình trạng phù mạch có thể ảnh hưởng đến khí quản và quá trình hô hấp, lưu thông máu khiến bà bầu bị khó thở, tụt hút áp.

Trình trạng thiếu dưỡng chất hay dưỡng khí có thể khiến bào thai chịu những tổn thương vĩnh viễn. Trẻ sinh ra nguy cơ cao bị dị tật như hở hàm ếch, chân tay thiếu ngón, dị tật về mắt và miệng,… thậm chí nghiêm trọng hơn là sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Vậy nên trong thai kỳ, bà bầu không được chủ quan với bất kỳ sự thay đổi nào trên cơ thể. Khi gặp dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ quan y tế chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Cách chữa mẩn ngứa cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhanh

Khi bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tìm ra nguyên nhân. Từ đó chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất.

Điều trị nổi mẩn đỏ tại nhà cho bà bầu bằng mẹo

Chuyên gia Vietmec cho biết, nếu bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân, tay,… mức nhẹ thì có thể áp dụng một số mẹo để cải thiện tình trạng khó chịu như:

Tắm nước ấm cải thiện tình trạng mẩn ngứa

Trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm thay vì nước lạnh. Nước ấm không chỉ giúp lưu thông máu, mang đến cảm giác thoải mái mà còn loại bỏ sạch mồ hôi, bụi bẩn, giảm bít tắc lỗ chân lông hạn chế tình trạng mẩn ngứa. 

Tắm nước ấm cải thiện tình trạng mẩn ngứa
Tắm nước ấm cải thiện tình trạng mẩn ngứa

Vì cơ thể mẹ bầu rất nhạy cảm nên mẹ cần tắm ở nơi kín gió, nhiệt độ nước vừa phải và thời gian tắm không quá 15 phút. Theo nhiều nghiên cứu, nhiệt độ nước tắm cao hơn nhiệt độ cơ thể sẽ khiến thân nhiệt tăng. Nhiệt độ nước ối cao ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ chỉ nên tắm nước ấm (từ 34-37 độ C). 

Tắm nước lá thảo dược

Bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở bụng hay toàn thân cũng có thể tắm nước lá để giảm cảm giác khó chịu. Một số cây thuốc nam như lá trà xanh, lá trầu không, lá tía tô, lá đinh lăng, lá mướp đắng,… giúp chống viêm, phục hồi mô bị tổn thương hay đào thải độc tố rất tốt. Tuy nhiên mẹ cần tìm dược liệu sạch, tốt nhất nên ngâm rửa bằng nước muối trước khi dùng.

Tắm nước lá thảo dược cần được duy trì trong thời gian dài mới cho kết quả tốt nhất. Vậy nên mẹ cần thực hiện mẹo này từ 2-3 lần mỗi tuần cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm.

Chăm sóc da bằng tinh dầu

Khi bị nổi mẩn ngứa, mẹ bầu có thể dùng các tinh dầu thiên nhiên để dưỡng ẩm và phục hồi cấu trúc da. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý chọn mua các loại tinh dầu an toàn và chất lượng, tránh tình trạng mua phải tinh dầu giả gây nguy hại cho sức khỏe.

Điều trị mẩn ngứa cho bà bầu bằng phương pháp Đông y

Theo Đông y, tình trạng mẩn ngứa xuất phát từ nguyên nhân cơ thể suy nhược, các chức năng gan, thận hay khí huyết suy giảm. Từ đó khiến những tác nhân gây hại như phong hàn, phong nhiệt dễ dàng tấn công cơ thể, sản sinh ra độc tố. Nếu không được bài tiết ra ngoài, độc tố sẽ tích tụ dưới da và gây nên tình trạng mẩn ngứa.

Điều trị mẩn ngứa cho bà bầu bằng phương pháp Đông y rất an toàn
Điều trị mẩn ngứa cho bà bầu bằng phương pháp Đông y rất an toàn

Khi thăm khám, tùy vào thể trạng của mỗi người mà thầy thuốc sẽ kê đơn phù hợp. Tuy nhiên trước tình trạng dược liệu bẩn, thuốc đông y không rõ nguồn gốc tràn lan trên thị trường như hiện nay, mẹ nên tìm đến các cơ sở uy tín, thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo “đúng thầy đúng thuốc”.

Điều trị mẩn ngứa cho bà bầu bằng thuốc Tây

Đối với một số trường hợp bị mẩn ngứa quá nặng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khóa hoạt tính của Histamin, chống viêm và giảm tình trạng ngứa ngáy như:

  • Thuốc bôi ngoài da kháng histamin: Flucinar, Phenergan, Cetirizin, Loratadin,…
  • Thuốc Corticosteroid dùng ở dạng uống và bôi da: Budesonide, Triamcinolone…
  • Thuốc bôi ngoài da Steroid dùng cho trường hợp nặng

Việc sử dụng thuốc Tây cho bà bầu cần phải thận trọng, nếu không có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, mẹ cần đến ngay cơ quan y tế chuyên môn để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám khi có dấu hiệu bất thường
Mẹ bầu cần nhanh chóng thăm khám khi có dấu hiệu bất thường

Lưu ý dành cho bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người

Có bầu bị ngứa và nổi mẩn đỏ không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên để quá trình trị bệnh diễn ra hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé, mọi người cần lưu ý: 

  • Trong chế độ ăn uống, mẹ nên bổ sung những thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc cơ thể như rau củ quả giàu chất xơ và vitamin (cam, bông cải xanh,…) hay nhóm thực phẩm giàu omega 3 như hạt óc chó, cá hồi, cá ngừ,… Đồng thời uống nhiều nước và hạn chế đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh hay các loại chất kích thích, có chứa cồn như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đúng giờ và đủ giấc, không thức khuya. Đồng thời bà bầu cũng nên rèn luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga,… để cơ thể luôn khỏe khoắn, tỉnh táo.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, được làm từ những chất liệu thấm hút mồ hôi
  • Tránh xa những tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật,…
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh để mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trên da
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ gìn không gian sống thoáng mát
  • Tránh cào gãi mạnh gây tổn thương da, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng

Trên đây là những thông tin xung quanh tình trạng bà bầu bị nổi mẩn đỏ ngứa khắp người. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích. Khi gặp dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai, mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android