Bà Bầu bị Táo Bón Nên Ăn Gì, Tránh Gì Nhanh Hết?

Bà bầu bị táo bón nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ và thực phẩm có tác dụng nhuận tràng để giúp quá trình đi tiêu diễn ra thuận tiện hơn. Đồng thời, mẹ bầu cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn làm chậm nhu động ruột và khiến triệu chứng táo bón diễn ra tồi tệ hơn. Bài viết dưới đây là thông tin về các loại thực phẩm bà bầu nên ăn và nên tránh khi bị táo bón mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo.

Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì và tránh ăn gì để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh?
Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì và tránh ăn gì để hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh?

Nguyên tắc ăn uống dành cho mẹ bầu bị táo bón

Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 50% chị em phụ nữ bị táo bón khi mang thai và sau khi sinh. Đây là hiện tượng khó đi ngoài do phân khô cứng và tần suất đi đại tiện dưới 3 lần/tuần. Các nguyên nhân gây táo bón thường gặp trong giai đoạn thai kỳ là ít vận động, do sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, nội tiết tố thay đổi,…. Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ táo bón ở mẹ bầu. Thường gặp ở những trường hợp ăn nhiều đạm nhưng ít chất xơ, thường xuyên dùng đồ ăn cay nóng hoặc đồ ăn chiên xào,…

Vì thế, điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày cũng là một trong những phương pháp giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón thai kỳ rất tốt. Một số nguyên tắc ăn uống dành cho mẹ bầu bị táo bón là:

  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng kích thích nhu động ruột như đồ ăn giàu chất xơ, đồ ăn nhiều magie, đồ ăn chứa probiotic,… giúp quá trình tiêu hóa thức ăn có thể diễn ra tốt nhất. Tránh tình trạng phân bị tích tụ trong đường ruột, trở nên khô cứng và gây khó khăn khi đi đại tiện.
  • Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn dễ gây kích thích đến đường ruột và làm chậm quá trình nhu động ruột như thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích,…
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc ruột và phân dễ di chuyển hơn. Mẹ bầu có thể uống nước lọc, nước ép hoa quả, nước cạnh,… Nếu có thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng, mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy giúp việc đi tiêu diễn ra thuận lợi hơn.
  • Chú ý ăn đúng giờ và đủ bữa, chia nhỏ bữa ăn để sử dụng để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa, ưu tiên chế biến món ăn dưới dạng dễ tiêu và tránh các món chiên xào nhiều dầu,…

Nên ăn gì khi bị táo bón trong thời gian thai kỳ?

Táo bón khiến mẹ bầu gặp nhiều khó khăn trong việc đào thải phân ra bên ngoài và gây ra nhiều khó chịu. Để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng do táo bón gây ra, mẹ hãy tăng cường sử dụng rau xanh, trái cây tươi, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt,… vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Mẹ cũng nên dùng đa dạng các loại thực phẩm giúp cân bằng dưỡng chất nạp vào cơ thể để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất. Việc quá thừa hoặc quá thiếu một loại dưỡng chất nào đó đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu. Tốt nhất, mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp. Dưới đây là thông tin về một số loại thực phẩm nên sử dụng khi bị táo bón thai kỳ mẹ bầu có thể tham khảo:

Táo bón thai kỳ nên ăn rau xanh

Rau xanh đậm là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu bị táo bón
Rau xanh đậm là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu bị táo bón

Rau xanh là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe của mẹ bầu. Nếu đang bị táo bón, ăn nhiều rau xanh sẽ hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Rau xanh rất dễ tiêu hóa, nếu mẹ sử dụng nhiều sẽ không gây áp lực lên hệ tiêu hóa mà còn giúp hoạt động của các cơ quan này diễn ra trơn tru hơn. Hàm lượng chất xơ trong rau xanh còn có khả năng làm tăng khối lượng phân, giúp phân mềm và tơi hơn, từ đó quá trình đi tiêu của mẹ bầu sẽ diễn ra dễ dàng hơn rất nhiều. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các loại rau có màu xanh đậm sau đây:

  • Cải Brussels: Cải brussels cũng là một trong những loại thực phẩm nên bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ bầu bị táo bón. Hàm lượng chất xơ trong loại rau này khi sử dụng vào cơ thể sẽ kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa và chống táo bón. Đồng thời, cải Brussels còn cung cấp năng lượng cho cơ thể giúp mẹ bầu tránh được tình trạng mệt mỏi khi mang thai.
  • Bông cải xanh: Hàm lượng chất xơ tìm thấy trong bông cải xanh cũng rất cao, khi đi vào cơ thể sẽ giúp cải thiện triệu chứng táo bón ở bà bầu một cách an toàn và hiệu quả. Chất xơ trong bông cải có khả năng giữ nước trong phân, tăng nhu động ruột và giúp việc tiêu hóa thức ăn có thể diễn ra một cách tốt nhất. Ngoài giảm táo bón, ăn bông cải xanh thường xuyên còn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của bà bầu như cải thiện sức khỏe xương khớp, ngừa thiếu máu, tăng cường hệ miễn dịch,…
  • Rau bina: Hàm lượng dưỡng chất tìm thấy trong rau bina rất dồi dào như chất xơ, vitamin C, vitamin K, sắt, folate,… Việc bổ sung rau bina vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày cũng là một trong những cách hỗ trợ cải thiện triệu chứng táo bón thai kỳ khá tốt. Đồng thời, ăn rau bina còn hỗ trợ cải thiện sức đề kháng cơ thể và kích thích phát triển trí não ở thai nhi. Mẹ bầu có thể sử dụng rau bina bằng nhiều cách khác nhau như luộc, nấu canh, nấu súp hoặc trộn salad,…
  • Rau diếp xoăn: Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong rau diếp xoăn có chứa hàm lượng lớn inulin. Đây là một dạng prebiotic, khi đi vào đường ruột sẽ kích thích sự phát triển của lợi khuẩn và cải thiện chức năng của đường tiêu hóa. Từ đó, tình trạng táo bón sẽ bị thuyên giảm đáng kể. Vì vậy, mẹ bầu nên duy trì bổ sung 12 gram inulin trong rau diếp xoăn cho cơ thể mỗi ngày giúp làm tăng tần suất đi cầu, giảm độ đặc của phân và rút ngắn thời gian đi tiêu.
  • Rau mồng tơi: Mồng tơi là loại rau có đặc tính nhuận tràng tự nhiên, nếu mẹ bầu tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp giảm nhẹ triệu chứng táo bón khá tốt. Hàm lượng chất xơ và chất nhớt trong rau mồng tơi khi đi vào cơ thể sẽ kích thích nhu động ruột và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn.

Bà bầu nên ăn trái cây tươi khi bị táo bón

Tương tự như rau xanh, trong trái cây chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đồng thời, trái cây cũng là nhóm thực phẩm rất dễ tiêu hóa, nếu mẹ bầu sử dụng sẽ giúp quá trình hấp thụ dưỡng chất tại ruột diễn ra dễ dàng hơn. Khi bị táo bón, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng các loại trái cây chín, trái cây có màu đỏ vàng và trái cây nhiều nước để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Nên tránh sử dụng trái cây còn xanh, trái cây có vị chát và chua. Đây là nhóm trái cây này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và khiến tình trạng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, một số loại trái cây mà mẹ bầu nên tăng cường bổ sung khi bị táo bón là:

Bà bầu nên ăn trái cây tươi để hỗ trợ đầy lùi các triệu chứng của bệnh táo bón
Bà bầu nên ăn trái cây tươi để hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh táo bón
  • Mận khô: Đang trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu có thể sử dụng mận sấy khô để làm món ăn vặt hàng ngày giúp chống đói và giảm táo bón. Trong quả mật sấy khô chứa hàm lượng lớn chất xơ có khả năng làm tăng khối lượng phân và giúp thức ăn di chuyển trơn tru hơn. Đồng thời, hàm lượng đường fructose và sorbitol trong mận khô còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giảm nhanh triệu chứng táo bón.
  • Táo: Táo là loại trái cây có chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nếu mẹ bầu ăn táo, hàm lượng chất xơ hòa tan pectin trong táo khi trải qua quá trình lên men sẽ chuyển hóa thành các acid béo chuỗi ngắn giúp hút nước vào đại tràng và làm mềm phân. Đồng thời, chất xơ trong táo bón có khả năng làm tăng trọng lượng phân và nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, từ đó quá trình hấp thu dưỡng chất ở bà bầu sẽ diễn ra tốt hơn và giảm nhẹ triệu chứng táo bón. Khi bị táo bón thai kỳ, mẹ bầu nên duy trì thói quen ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Ngoài ăn trực tiếp, mẹ cũng có thể chế biến táo thành sinh tố hoặc salad rồi sử dụng. Vỏ táo cũng chứa rất nhiều dưỡng chất, mẹ bầu nên sử dụng cả phần vỏ táo.
  • Kiwi: Đây cũng là một trong những loại trái cây được chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Hàm lượng chất xơ tìm thấy trong quả kiwi cũng khá dồi dào nhưng lại chứa hàm lượng đường rất thấp. Nếu mẹ bầu sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng táo bón nhưng không sợ bị tăng cân. Ngoài ra, trong kiwi còn chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất khác như vitamin C, vitamin E, sắt, canxi, kẽm,… Đầy đều là những yếu tố vi lượng thiết yếu với mẹ bầu, giúp tăng cường sức khỏe của mẹ và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.
  • Quả lê: Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng đường fructose và sorbitol trong quả lê cao hơn rất nhiều so với các loại trái cây khác. Đường fructose khi đi vào cơ thể sẽ kéo nước vào trong ruột kết giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột. Còn sorbitol sẽ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng giúp đưa nước vào trong ruột và đẩy lùi triệu chứng táo bón. Ngoài ra, lê cũng là loại trái cây có hàm lượng chất xơ rất cao, nếu mẹ bầu sử dụng còn làm tăng khối lượng phân, giúp phân trở nên mềm và tơi xốp hơn. Vì thế, quả lê cũng là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của mẹ bầu đang bị táo bón.
  • Trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,… có hàm lượng chất xơ pectin rất cao. Nếu bà bầu sử dụng sẽ giúp cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa, giảm táo bón và giúp việc đi vệ sinh luôn diễn ra đều đặn. Hoạt chất naringenin tìm thấy trong nhóm trái cây này còn có khả năng kéo nước vào trong ruột giúp làm nhuận tràng và chống lại tình trạng táo bón. Đồng thời, ăn trái cây có múi còn bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.

Cá nước ngọt – Thực phẩm tốt cho bà bầu bị táo bón

Khi mang thai, mẹ bầu nên sử dụng cá nước ngọt thay cho cá biển, thịt và hải sản. Chuyên gia cho biết, cá nước ngọt có hàm lượng đạm khá ít, nếu mẹ bầu sử dụng sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Sử dụng cá nước ngọt trong bữa ăn vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ các thành phần dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu như protein, chất béo,… nhưng không khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị quá tải. Điều này sẽ giúp quá trình loại bỏ chất thải bên trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn và hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, trong thời gian thai kỳ mẹ bầu thường rất kén ăn. Nếu không cảm thấy hứng thú với cá, mẹ có thể ăn thịt nhưng cần xé nhỏ và nấu chín nhừ trước khi sử dụng giúp dễ tiêu hơn.

Mẹ bầu nên ăn cá nước ngọt để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và giảm áp lực lên hệ tiêu hóa
Mẹ bầu nên ăn cá nước ngọt để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và giảm áp lực lên hệ tiêu hóa

Táo bón thai kỳ nên ăn các loại đậu và hạt

Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu xanh,… có chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên rất cao. Vì thế, đây cũng là nhóm thực phẩm nên sử dụng nếu đang bị táo bón trong thời gian thai kỳ. Hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan trong đậu khi đi vào cơ thể sẽ làm tăng khối lượng và trọng lượng phân, tránh tình trạng phân khô cứng khó đào thải ra ngoài.

Một số loại hạt cũng có tác dụng giảm táo bón khá tốt mà mẹ bầu không nên bỏ qua là hạt chia và hạt lanh. Các loại hạt này khi tiếp xúc với nước sẽ tạo thành lớp gel bôi trơn đường ruột giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải phân ra ngoài diễn ra thuận lợi hơn. Mẹ chỉ cần cho hạt chia hoặc hạt lanh vào trong thức uống hoặc đồ ăn hàng ngày rồi sử dụng. Chú ý, khi sử dụng các loại hạt này mẹ nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất,

Ngũ cốc nguyên cám tốt cho hệ tiêu hóa

Khi bị táo bón, mẹ bầu nên  sử dụng các loại ngũ cốc nguyên cám như bột yến mạch, bánh mì đen,… thay cho các loại ngũ cốc đã qua chế biến. Do các loại ngũ cốc này chưa trải qua quá trình chế biến nên vẫn giữ được lớp cám chứa vitamin và chất xơ cần thiết cho sức khỏe.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc nguyên cám khá cao. Khi mẹ sử dụng, chúng sẽ tham gia vào quá trình tạo khối phân và giúp thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn. Đồng thời, chất xơ hòa tan còn có khả năng tạo thành lớp gel bôi trơn đường ruột giúp bảo vệ niêm mạc ruột và dễ đẩy phân ra ngoài. Ăn ngũ cốc nguyên cám khi mang thai còn giúp đào thải độc tố ra ngoài cơ thể và kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng mẹ bầu bị tăng cân mất kiểm soát trong thời gian thai kỳ.

Bà bầu bị táo bón nên ăn khoai lang

Khoai lang thuộc nhóm thực phẩm có tác dụng nhuận tràng. Nếu đang bị táo bón thì đây là loại thực phẩm mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hàm lượng tinh bột trong khoai lang không cao nhưng lại chứa rất nhiều nước, nếu sử dụng thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa.

Khi bị táo bón, mẹ bầu nên sử dụng khoai lang thay thế cho bữa phụ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn có thể diễn ra tốt hơn. Để chống ngấy, mẹ bầu có thể chế biến khoai lang thành nhiều món ăn khác nhau để sử dụng như luộc, nấu chè, nấu canh,…

Bổ sung sữa chua và thực đơn ăn uống của mẹ bầu

Sữa chua là thực phẩm có chứa hàm lượng acid lactic rất lớn, nếu đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa thì đây là thực phẩm nên tăng cường bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Với mẹ bầu, duy trì thói quen ăn 2 – 3 hộp sữa chua mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tăng cường sức khỏe cũng như sức đề kháng của cơ thể. Chỉ sau vài ngày sử dụng, bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh táo bón thuyên giảm hoàn toàn. Một vài nghiên cứu khoa học tại Mỹ đã chỉ ra, sử dụng 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày sẽ làm tăng số lần đi tiêu lên 1.3 lần/tuần.

Ăn sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu và giúp cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa
Ăn sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ bầu và giúp cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa

Mẹ bầu nên tránh ăn gì để nhanh hết táo bón?

Khi bị táo bón thai kỳ, mẹ bầu nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm ở trên để hỗ trợ cải thiện triệu chứng táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm sau đây để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến triệu chứng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn:

+ Chuối xanh: Chuối xanh là thực phẩm mẹ bầu không được sử dụng nếu đang bị táo bón. Như ta đã biết, chuối chín là thực phẩm có tác động rất tốt đến hệ tiêu hóa và nên tăng cường sử dụng khi bị táo bón. Nhưng khi chuối còn xanh sẽ chứa rất nhiều tinh bột và có đến 80% là tinh bột kháng hấp thụ. Nếu mẹ bầu sử dụng sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng, táo bón,… Đồng thời, trong chuối xanh còn chứa hàm lượng lớn hoạt chất tanin, khi đi vào đường ruột sẽ làm se niêm mạc ruột và làm chậm nhu động ruột. Chính điều này đã khiến cho phân khó di chuyển bên trong đường ruột và khiến tình trạng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn.

+ Socola: Socola là thực phẩm yêu thích của rất nhiều người. Nhưng với bà bầu đang bị táo bón thì đây là nhóm thực phẩm cần tránh sử dụng. Hàm lượng chất béo tìm thấy trong socola rất cao, khi đi vào cơ thể sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm co thắt đường ruột. Điều này đã khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại và kích thích khởi phát triệu chứng táo bón

+ Thịt đỏ: Thịt đỏ là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng protein rất cao. Đây là một loại dưỡng chất khó tiêu hóa, nếu mẹ bầu sử dụng thường xuyên sẽ tạo cơ hội cho bệnh táo bón khởi phát. Để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không làm chậm hoạt động của hệ tiêu hóa, mẹ bầu chỉ nên ăn thịt đỏ từ 2 – 3 bữa/tuần.

+ Sữa và chế phẩm từ sữa: Khi đang bị táo bón, mẹ bầu cần hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như phomat, phomai,… Thành phần lactose trong sữa thường rất khó tiêu, khi mẹ bầu sử dụng sẽ gây ra tình trạng đầy hơi và khó tiêu. Đồng thời, sử dụng quá nhiều chế phẩm từ sữa còn khiến mẹ bầu bị tăng cân mất kiểm soát trong thời gian thai kỳ. Tốt nhất, mẹ bầu nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách bổ sung sữa phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.

+ Thực phẩm giàu Gluten: Gluten là một loại protein có trong các loại thực phẩm như lúa mạch, bột mì, đại mạch,… Trường hợp mẹ bầu bị mẫn cảm với gluten thì cần tránh sử dụng các loại thực phẩm này. Nếu cố tình dung nạp vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn và gây ra triệu chứng táo bón kéo dài.

+ Đồ ăn cay nóng: Những mẹ bầu có thói quen sử dụng đồ ăn cay nóng cũng có nguy cơ bị táo bón rất cao. Đây là nhóm thực phẩm dễ gây nóng trong, gây kích thích không tốt đến niêm mạc ruột và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, việc sử dụng đồ ăn cay nóng thường xuyên còn khiến mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa khác như viêm đại tràng, viêm loét dạ dày,…

Đồ ăn cay nóng là nhóm thực phẩm mẹ bầu không nên sử dụng nếu không muốn tình trạng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn
Đồ ăn cay nóng là nhóm thực phẩm mẹ bầu không nên sử dụng nếu không muốn tình trạng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn

+ Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các loại đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh như gà rán, hamburger, xúc xích,… có chứa hàm lượng chất béo rất cao nhưng lại ít chất xơ. Nếu mẹ bầu sử dụng nhóm thực phẩm này thường xuyên sẽ bị táo bón và gây tăng cân mất kiểm soát. Để có được thời gian thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên tự chế biến món ăn tại nhà để sử dụng giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và tránh gây áp lực không tốt lên hệ tiêu hóa.

+ Bánh kẹo ngọt nhiều đường: Bánh kẹo ngọt nhiều đường là nhóm thực phẩm yêu thích của nhiều mẹ bầu đang trong giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên, đây lại chính là thủ phạm hàng đầu gây ra chứng táo bón thai kỳ. Trong bánh kẹo ngọt chứa hàm lượng đường rất lớn nhưng lại ít chất xơ. Nếu mẹ bầu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể, gây mất cân bằng dinh dưỡng và làm chậm nhu động ruột. Điều này đã kích hoạt khởi phát các triệu chứng của bệnh táo bón ở mẹ bầu. Đồng thời, ăn bánh kẹo ngọt còn khiến mẹ bầu có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ rất cao.

+ Thực phẩm đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp thường rất tiện lợi và dễ sử dụng, nhưng đây lại là nhóm thực phẩm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ táo bón. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong đồ ăn đóng hộp chứa rất nhiều muối Natri, nếu mẹ bầu sử dụng sẽ khiến cơ thể bị mất nước và làm chậm việc đào thải phân ra bên ngoài. Đồng thời, hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm đóng hộp rất nghèo nàn.

Tốt nhất, bạn nên dùng thực phẩm tươi sống để chế biến món ăn cho mẹ bầu sử dụng giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp mẹ bầu tránh được tình trạng táo bón cũng như nhiều vấn đề về đường tiêu hóa khác.

+ Thức uống chứa cồn và cafein: Đồ uống có cồn chứa rất nhiều độc tố gây hại cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu đang trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng nhóm thực phẩm này. Nồng độ cồn khi đi vào đường ruột sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này và làm gia tăng nguy cơ táo bón. Đồng thời, cồn còn có khả năng bào mòn niêm mạc dạ dày và gây ra các bệnh lý như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày,…

Cafein là thức uống lợi tiểu, nếu mẹ bầu sử dụng nhiều sẽ kích thích đi tiểu nhiều lần. Điều này đã dẫn đến tình trạng mất nước và làm gia tăng nguy cơ táo bón. Đồng thời, thức uống chứa cafein còn gây kích thích đến hệ thần kinh và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai kỳ.

Món ăn hỗ trợ điều trị táo bón dành cho bà bầu

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên chế biến món ăn dưới dạng dễ tiêu hóa để sử dụng, tránh gây áp lực lên đường ruột và giúp quá trình hấp thụ dưỡng chất tại cơ quan này có thể diễn ra một cách tốt nhất. Dưới đây là một số món ăn hỗ trợ điều trị táo bón dành cho bà bầu và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Cháo cá chép

Cháo cá chép là món ăn giúp an thai và giảm nhẹ triệu chứng táo bón thai kỳ
Cháo cá chép là món ăn giúp an thai và giảm nhẹ triệu chứng táo bón thai kỳ

– Nguyên liệu:

  • 1 con cá chép tươi sống
  • 100 gram gạo tẻ
  • 30 gram hạt sen
  • 30 gram nhục thung dung
  • 10 gram sa nhân
  • Hành, ngò
  • Gia vị nêm nếm

– Cách chế biến:

  • Cá chép đem làm sạch vảy và bỏ nội tạng bên trong, rửa sạch qua nhiều lần nước rồi để cho ráo.
  • Gạo đem vo sạch sẽ, còn sa nhân thì đem giã dập. Hành ngò sơ chế sạch sẽ rồi để cho ráo.
  • Cho nhục thung dung và sa nhân vào nồi cùng với 500ml nước, bắc lên bếp đun trong khoảng 15 phút thì tắt. Lọc lấy lượng nước thu được và bỏ bã.
  • Cho cá đã sơ chế, gạo và hạt sen vào nồi nước trên. Đem bắc lên bếp nấu cho đến khi vừa chín tới thì nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Múc canh ra bát, thêm một ít hành ngò vào rồi sử dụng ngay khi còn nóng. Nên chia món ăn này thành 2 phần để dùng trong ngày.
  • Mẹ bầu nên sử dụng món ăn này thường xuyên giúp an thai và chống táo bón.

Canh khoai sọ nấu xương

– Nguyên liệu:

  • 200 gram xương sườn
  • 200 gram khoai sọ
  • Hành lá, mùi tàu
  • Gia vị nêm nếm

– Cách chế biến:

  • Khoai sọ đem gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt miếng nhỏ vừa ăn. Hành lá và mùi tàu nhặt sạch, rửa với nước rồi thái nhỏ.
  • Xương sườn đem rửa sạch, chặt thành khúc ngắn rồi đem đi ướp với gia trị khoảng 15 phút cho thấm.
  • Cho xương sườn và nồi áp suất ninh nhừ, khi xương bắt đầu mềm thì cho khoai sọ vào nấu chung.
  • Nấu cho đến khi khoai chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Múc canh ra bát, thêm hành lá và mùi tàu vào rồi sử dụng để ăn ngay khi còn nóng.
  • Mẹ bầu nên sử dụng món ăn này từ 1 – 3 lần/tuần sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng táo bón khá tốt.
Bổ sung dưỡng chất cho thai phụ bằng món canh khoai sọ nấu xương
Bổ sung dưỡng chất cho thai phụ bằng món canh khoai sọ nấu xương

Khoai lang mật ong

– Nguyên liệu:

  • 2 củ khoai lang
  • 200 ml mật ong nguyên chất

– Cách chế biến:

  • Khoai lang đem rửa kỹ để loại bỏ hoàn toàn đất cát bám xung quanh rồi cho vào nồi. Chế nước vào cho xâm xấp rồi bắc lên bếp luộc chín.
  • Khi khoai chín tới thì đổ hết nước đi, sau đó đổ mật ong vào rồi tiếp tục đun trên lửa nhỏ liu riu cho mật ong rút hết vào khoai lang là được.
  • Dọn khoai ra đĩa rồi do mẹ bầu ăn ngay khi còn nóng, sử dụng món ăn này liên tục trong 3 ngày sẽ thấy triệu chứng táo bón thuyên giảm hẳn.
  • Để phòng ngừa táo bón tái phát trở lại, mẹ bầu nên sử dụng món ăn này từ 1 – 2 lần/tuần trong suốt thời gian thai kỳ.

Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị táo bón thai kỳ mẹ có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong việc lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân, giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Tránh để táo bón diễn ra kéo dài khiến chất lượng cuộc sống hàng ngày bị suy giảm, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu nghi ngờ bị táo bón do bệnh lý, mẹ bầu cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Bơm Hậu Môn Trị Táo Bón Là Gì? Điều Cần Biết

Thuốc bơm hậu môn trị táo bón được sử dụng phổ biến hiện nay là Rectiofar, Clisma Lax,... Thuốc có...

5 Loại Sữa Dành Cho Trẻ Bị Táo Bón Tốt Nhất Hiện Nay

Các loại sữa dành cho trẻ bị táo bón được đánh giá là tốt nhất hiện nay có thể kể...

Đau Bụng Táo Bón: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả

Đau bụng táo bón khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc...

Táo Bón Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Chăm Sóc, Điều Trị

Táo bón ở trẻ em là tình trạng xảy ra khá phổ biến và khiến không ít phụ huynh lo...

7 Thuốc Trị Táo Bón Cho Trẻ An Toàn Và Hiệu Quả

Sorbitol, Duphalac, Lactulose, Natufib,... là những loại thuốc trị táo bón cho trẻ em có độ an toàn cao và...

Dùng Thuốc Xổ Trị Táo Bón Được Không? Điều Cần Biết

Dùng thuốc xổ trị táo bón là phương pháp được rất nhiều người áp dụng tại nhà do tiện lợi...

Táo Bón Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Táo bón là triệu chứng mà bất cứ ai cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời....

Top Các Loại Thuốc Trị Táo Bón Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol, Normacol,... là những loại thuốc điều trị táo bón tốt nhất trên thị trường hiện nay. Nếu...