Bà Bầu Bị Tiêu Chảy 3 Tháng Cuối – Điều Cần Biết
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối kèm theo tình trạng đau bụng, mệt mỏi và đi ngoài nhiều có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất nghiêm trọng nếu không kiểm soát kịp thời. Đặc biệt ở một số người, tiêu chảy tháng cuối có thể là dấu hiệu cho thấy sắp đến ngày chuyển dạ, mẹ bầu cần phải chuẩn bị thật kỹ về cả sức khỏe và tinh thần để đón chào thiên thần mới của gia đình.
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?
Tiêu chảy là vấn đề cực kỳ phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân, bà bầu chắc chắn cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt phụ nữ có thai càng là đối tượng dễ bị tiêu chảy bởi cơ thể có nhiều sự thay đổi lớn nên trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối là một triệu chứng khá phổ biến, không quá bất thường và cũng không quá khó kiểm soát nếu hiểu được đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Các nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến thường gặp ở bà bầu bao gồm
Sự thay đổi hormone
Đây chính là nguyên nhân chính khiến bà bầu thường bị tiêu chảy, đặc biệt ở những tháng cuối ở thai kỳ. Khi mang bầu, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone prostaglandin giúp tử cung co giãn khi thai nhi phát triển kích thước và cũng là để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Càng về những tháng cuối lượng hormone prostaglandin lại càng được sản sinh nhiều hơn.
Tuy nhiên hormone prostaglandin lại đồng thời cũng khiến cho ruột mở ra, kích thích nhu động ruột tăng nhằm đào thải hết các bỏ hết các chất thải dư thừa bên trong, như thế bé mới có thể xoay đầu và chui ra dễ dàng. Do đó càng về những tháng cuối mẹ càng dễ bị tiêu chảy và hầu như không thể tránh khỏi.
Ngoài ra việc tiêu chảy xuất hiện còn là dấu hiệu cho thấy ngày chuyển dạ sắp tới, thường là dự báo 1- 2 tuần nếu đang ở trong những tuần cuối cùng. Do đó nếu phát hiện triệu chứng này mẹ không nên chủ quan mà cần chuẩn bị đồ đạc, tinh thần để sinh nở.
ĐỌC THÊM: Tiêu Chảy Kèm Sốt Là Hiện Tượng Gì? Có Chữa Được Không? Giải Đáp
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối do dị ứng lactose
Lactose là một hoạt chất có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Người bị dị ứng với chất này nếu sử dụng sữa hay bánh quy, bánh ngọt sẽ gặp tác dụng phụ là tiêu chảy cấp. Trong khi đó thường khi mang thai phụ nữ đều được khuyến khích nên uống sữa bầu để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con. Nếu trước đó mẹ bầu không biết mình không dung nạp lactose mà uống sữa hay dùng các thực phẩm có chứa chất này các thì sẽ gây ra tình trạng này.
Thường chứng bệnh thường xuất hiện từ sớm nhưng đôi khi một số phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ mới có dấu hiệu không hấp thụ được đường và làm bà bầu bị tiêu chảy.
Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm hoặc nhạy cảm với thức ăn
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ cực kỳ trở nên nhạy cảm, dấu hiệu điển hình thường thấy là dễ trở nên cáu gắt, dễ xúc động, các giác quan dường như cũng nhạy bén hơn. Ngoài ra các cơ quan trong cơ thể chẳng hạn như hệ tiêu hóa cũng trở nên “yếu đuối” hơn bằng chứng là mẹ bầu rất dễ bị táo bón hay tiêu chảy. Một số thực phẩm dù trước đó mẹ có thể ăn uống thoải mái khi mang thai bỗng trở nên nhạy cảm hơn, hễ ăn là đau bụng, đặc biệt là các nhóm thực phẩm tái sống, đồ ăn lòng lề đường.
Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối. Phụ nữ mang thai thường thèm ăn rất nhiều thứ, trong đó có thể có các món ăn lòng lề đường không đảm bảo vệ sinh hay các loại rau củ chưa được rửa sạch. Do hệ miễn dịch và hệ thống lợi khuẩn đường ruột đang yếu hơn bình thường nên những vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng có hại trong các thực phẩm này nhanh chóng tấn công lợi khuẩn và hậu quả là đi ngoài lỏng liên tục.
Ngoài ra ở những người nạp một số thức ăn lạ mà trước đó chưa bao giờ ăn, đặc biệt các thực phẩm nhiều đạm, nhiều chất béo cũng dễ bị tiêu chảy. Người sống và sử nguồn nguồn nước ô nhiễm, quy trình chế biến món ăn tại nhà không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân làm rất nhiều bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối.
Dùng vitamin sai cách
Bổ sung vitamin sắt, vitamin D hay một số loại vitamin khác cũng rất cần thiết cho thai kỳ để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện nhất. Tuy nhiên việc dùng vitamin sai cách, dùng không có kế hoạch hay dùng không đúng loại cũng khiến cơ thể phản ứng lại thông qua các triệu chứng tiêu chảy.
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối do bệnh lý
Một số bệnh lý cũng có thể là tác nhân gây ra các chứng tiêu chảy kéo dài mãi không dứt và đi kèm rất nhiều biến chứng nguy hiểm do không được điều trị đúng cách. Các bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng này như viêm đại tràng, tiểu đường thai kỳ, viêm dạ dày hay các bệnh đường ruột..
Ngoài ra ở những bà bầu dùng thuốc kháng sinh để trị cảm cúm hay đau bụng đôi khi lại khiến các triệu chứng tiêu chảy trầm trọng hơn. Do kháng sinh sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn có trong hệ vi sinh đường ruột và làm mất cân bằng tại đây dẫn tới tình trạng đi ngoài lỏng không cầm được.
TÌM HIỂU THÊM: Tiêu Chảy Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Dứt Điểm
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Tiêu chảy thường kèm theo các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, đau bụng âm ỉ thậm chí có thể kèm theo cả sốt cao. Bà bầu bị tiêu chảy cũng thường không muốn ăn uống gì, khả năng hấp thụ chất cũng kém nên có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt ở những người điều trị các triệu chứng sai cách có thể khiến cho tiêu chảy kéo dài không dứt và xuất hiện rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những nguy hiểm có thể xảy ra nếu bà bầu bị tiêu chảy ở tháng cuối như
- Tử cung co thắt liên tục làm tăng áp lực lên hậu môn sẽ làm tăng nguy cơ sinh non hay thậm chí là sảy thai
- Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước mất chất điện giải nghiêm trọng, trong khi đó nước là thành phần chính trong nước ối giúp nâng đỡ thai nhi khi còn trong tử cung. Thiếu nước ối cũng làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ kém phát triển, suy dinh dưỡng hay nguy hiểm hơn là gặp các vấn đề về phổi ngay khi vừa chào đời
- Tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, bé sinh ra chậm phát triển về trí não và thể chất
- Tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nếu không can thiệp kịp thời
- Suy giảm hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh lý khác
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nếu liên quan đến việc dùng kháng sinh
Ngoài ra nếu mẹ dùng các loại thuốc kháng sinh nếu liên quan đến các tác nhân vi khuẩn hay một số thuốc trị tiêu chảy khác cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Việc mẹ tự ý điều trị tại nhà bằng thuốc hay các dung dịch oresol nhưng không đúng cách cũng để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì thế bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuói tuyệt đối không nên chủ quan.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bị Tiêu Chảy Cấp Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Điều Trị
Bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối nên làm gì?
Mọi vấn đề có liên quan đến sức khỏe bà bầu đều cần phải cực kỳ thận trọng. Mặc dù việc bị tiêu chảy trong tam cá nguyệt thứ 3 khá phổ biến nhưng không nên vì thế mà chủ quan, trái lại nếu có điều trị hay gần các cơ sở y tế nên đến để được thăm khám và tìm chính xác nguyên nhân, đặc biệt nếu trước đó đã bị tiêu chảy. Tránh tuyệt đối việc tự chẩn đoán, tự dùng thuốc tại nhà có thể gây ra nhiều hệ lụy không đáng có.
Điều trị khẩn cấp tại nhà
Việc quan trọng nhất khi tiêu chảy chính là bù nước bù khoáng đầy đủ, đặc biệt với các đối tượng như bà bầu. Việc cầm được tiêu chảy, bổ sung đủ nước cũng giúp hạn chế được phần nào tình trạng cơ thể suy kiệt cũng như làm kết thúc tiêu chảy nhanh hơn nếu không liên quan đến các yếu tố quá nghiêm trọng.
Một số biện pháp giúp bù nước bù khoáng hiệu quả mà bà bầu có thể áp dụng bao gồm
- Dung dịch oresol: đây luôn là biện pháp bù nước bù khoáng hiệu quả nhất, có thể giúp hạ sốt đồng thời có thể áp dụng được cho tất cả mọi người dùng kể cả bà bầu. Tuy nhiên một lưu ý nhỏ nhỏ là bà bầu cần phải đảm bảo pha đúng dung lượng được ghi trên bao bì, chỉ nên pha với nước đun sôi để nguội để đảm bảo an toàn nhất, tuyệt đối không được pha với nước khoáng có thể làm mất cân bằng chất điện giải. Ngoài ra dung dịch oresol cũng chỉ nên dùng trong khoảng 1 tiếng, không nên lạm dụng quá mức có thể gây tác dụng phụ ngược lại.
- Nước gạo rang: trong các trường hợp khẩn cấp không có oresol bạn có thể dùng nước gạo rang để thay thế. Đây là biện pháp đã được dân gian sử dụng từ rất lâu nên hoàn toàn có thể an tâm. Bạn có thể dùng một nắm gạo tẻ hoặc có gạo lứt thì càng tốt rang vàng lên cho các hạt gạo bung ra, sau đó cho thêm nước vào đun sôi, dùng nước này để uống. Bạn có thể cho cả phần gạo và nước vào bình giữ nhiệt để giữ ấm được lâu hơn để uống trong ngày.
- Dung dịch muối đường: bạn có thể dùng dung dịch muối đường theo công thức 1 muỗng cà phê muối, 8 muỗng đường hòa đều với 1 lít nước đun sôi để nguội cũng có tác dụng cầm tiêu chảy và bù chất điện giải rất tốt.
- Nước cháo hay nước cơm: bạn có thể nấu cháo hay nấu cơm, chắt lấy lần nước khi cơm sôi gần chín rồi cho một chút muối trắng vào, dùng ngay khi còn ấm. Dung dịch này sẽ giúp hỗ trợ loại bỏ hết các độc tố trong dạ dày để kết thúc quá trình tiêu chảy sớm hơn.
Ngoài ra mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung thật nhiều nước, uống nước ngay sau mỗi lần bị tiêu chảy để miệng không bị khô, cơ thể cũng không quá mệt mỏi. Bà bầu cũng cần tranh thủ nghỉ ngơi, ngủ ngay khi có thể đồng thời đo nhiệt độ cơ thể liên tục để tránh nhiệt độ lên cao quá mức.
Trong trường hợp thân nhiệt mẹ lên trên 38.5 độ, người nóng ran, việc chườm mát hay lau người bằng khăn ấm không còn tác dụng có thể xem xét dùng ngay các loại hạ sốt để tránh các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện. Nếu qua. ngày thứ hai các triệu chứng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối vẫn không thuyên giảm thì nên đến bệnh viện để kiểm tra chính xác nhất.
THAM KHẢO THÊM: TOP 10 Cách Trị Tiêu Chảy Dân Gian Đơn Giản, Hiệu Quả Cao
Điều trị chuyên môn
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc trị tiêu chảy cho bà bầu như dùng ngọn ổi, dùng lá mơ tuy khá an toàn cho bà bầu nhưng lưu ý là cơ địa bà bầu đang rất nhạy cảm nên tốt nhất hạn chế việc sử dụng các nguyên liệu này. Bà bầu cũng không nên tự ý dùng các thuốc cầm tiêu chảy hay truyền nước mà nên đến bệnh viện để kiểm soát càng sớm càng tốt.
Như đã nói mặc dù bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối rất phổ biến tuy nhiên cũng không vì vậy mà chủ quan. Nếu cảm thấy người thiếu nước nghiêm trọng, da khô, mắt trũng xuống, són tiểu, nước tiểu sậm màu, da mặt xanh xao hay có dấu hiệu suy kiệt thì cần di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám sơ bộ và thực hiện các kiểm tra cần thiết và có hướng điều trị phù hợp cho từng người.
XEM THÊM: Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Do Đâu? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Hướng chăm sóc cho bà bầu tiêu chảy 3 tháng cuối
Song song với các phương pháp cầm tiêu chảy bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối cũng cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể hồi phục nhanh chóng, tránh tình trạng bị suy kiệt. Đồng thời do lúc này mẹ đang mang thai nên việc bổ sung dinh dưỡng còn nhằm đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con, hạn chế được các biến chứng liên quan đến bé.
Tuy nhiên lúc này chế độ ăn uống của mẹ cũng cần chú ý cẩn trọng hơn để tránh làm tình trạng đi ngoài thêm trầm trọng. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì cần chú ý những vấn đề sau
- Ưu tiên ăn các món lỏng như cháo, súp vì vừa dễ tiêu hóa, vừa giúp cấp nước cho cơ thể
- Cháo và cơm hay các món ăn giàu tinh bột như bánh mì sẽ giúp hút bớt phần nước trong ruột để cầm tiêu chảy nhanh chóng hơn
- Tăng cường nước lọc hoặc có thể dùng các loại nước khoáng, nước giúp bổ sung chất điện giải để bù đắp lại các thành phần đã mất
- Dù mẹ có bị dị ứng với lactose hay không nhưng vẫn nên tạm ngưng uống sữa trong thời gian bị tiêu chảy. Lượng đường trong sữa sẽ làm tình trạng tiêu chảy càng thêm trầm trọng
- Có thể dùng sữa chua để cân bằng lợi khuẩn, đặc biệt với những người đang dùng kháng sinh, tuy nhiên nếu nguyên nhân gây bệnh do không hấp thụ đường thì không nên dùng sữa chua
- Tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng như trứng, đậu nành, các loại hải sản.. riêng với người bị tiêu chảy còn cần tránh cả các thực phẩm có hàm lượng đạm và chất béo quá cao
- Táo, chuối có chứa các chất xơ pectin giúp làm rắn phân hơn đồng thời kiềm được tiêu chảy rất hiệu quả. Ngoài ra một số loại trái cây khác có chứa nhiều kali như dưa hấu, cam, dưa lưới cũng rất phù hợp với người bị đi ngoài
- Có thể dùng nước trái cây tuy nhiên không nên cho thêm đường nào nước trái cây, thay vào đó có thể thay thế bằng mật ong
- Mẹ bầu nên ăn các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt gà
- Chế biến các món ăn dưới dạng luộc, hầm hay hấp, hạn chế tối đa việc chiên, xào, nướng vì có rất nhiều dầu mỡ và sẽ làm hệ tiêu hóa nặng nề hơn
- Tuyệt đối không được sử dụng nước ngọt, trà sữa hay các sản phẩm dùng đường công nghiệp khi còn đang bị tiêu chảy
- Một số loại trà tốt cho bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối như trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc.. bà bầu sử dụng trà này sẽ giúp làm nhẹ bụng, dịu các cảm giác đau nhức đồng thời đào thải độc tố còn lại ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn
- Đảm bảo ăn chín uống sôi, tuyệt đối không dùng đồ tái sống, kể cả với các loại rau
- Trao đổi thêm với bác sĩ nếu có liên quan đến các bệnh lý để đảm bảo an toàn tuyệt đối
Để phòng tránh tình trạng tiêu chảy trong 3 tháng cuối, bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn, mẹ bầu cũng nên chú trọng việc lựa chọn nguồn thực phẩm hơn. Trong mỗi lần khám thai định kỳ mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ về các loại vitamin nên dùng hay các triệu chứng bất thường của bản thân để nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là các thông tin chia sẻ về tình trạng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Dù được đánh giá là các tình trạng phổ biến nhưng phụ nữ có thai tuyệt đối không nên chủ quan và nên đi khám sớm nếu thường xuyên bị tiêu chảy hay có những triệu chứng trầm trọng hơn.
BÀI VIẾT DÀNH CHO BẠN
- Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Nhanh Hồi Phục? Giải Đáp
- Mách Bạn Mẹo Dùng Cây Cỏ Sữa Điều Trị Tiêu Chảy Đơn Giản, Hiệu Quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!