Bà Bầu Bị Trĩ Có Nên Sinh Thường Không? Điều Cần Biết

Bà bầu bị trĩ có nên sinh thường không hay cần phải sinh mổ và các biện pháp chăm sóc như thế nào? Bà bầu có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch sinh sản phù hợp.

Bà bầu bị trĩ có nên sinh thường không
Tìm hiểu thông tin bà bầu bị trĩ có nên sinh thường không

Thông tin cần biết về bệnh trĩ trong thai kỳ

Trĩ là bệnh lý xảy ra khi các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc hậu môn bị sưng và viêm. Tình trạng này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu và đau đớn. Bệnh trĩ thường phổ biến ở phụ nữ mang thai do các thay đổi về nồng độ hormone cũng như áp lực tác động lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn.

Mang thai có thể gây ra táo bón trong và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Táo bón là tình trạng người bệnh gặp khó khăn khi đi đại tiện hoặc đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Bên cạnh đó, có một số yếu tố rủi ro khác có thể làm tăng nguy cơ bệnh trĩ trong thai kỳ, chẳng hạn như:

  • Nồng độ progesterone cao hơn khiến phân mất nhiều thời gian để di chuyển qua đường ruột;
  • Nồng độ motilin (một loại hormone làm tăng chuyển động ruột) thấp;
  • Ít hoạt động thể chất;
  • Thường xuyên sử dụng chất bổ sung sắt và vitamin trong thai kỳ, góp phần dẫn đến táo bón.

Táo bón và các áp lực lên hậu môn có thể khiến bà bầu dành nhiều thời gian hơn ngồi trên bồn cầu để cố gắng đi đại tiện. Điều này có thể tăng áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống ít chất xơ cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ. Các bệnh lý, chẳng hạn như táo bón, tiêu chảy hoặc bệnh trĩ trước khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến bà bầu bị trĩ.

Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai có thể gây khó chịu và đau đớn, tuy nhiên bệnh thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều quan trọng là bà bầu nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

THAM KHẢO THÊM: Ngứa Hậu Môn Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bà bầu bị trĩ có nên sinh thường không?

Bệnh trĩ ở bà bầu là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở ba tháng giữa và ba tháng cuối của thai kỳ. Điều này có thể gây một số ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh nở cũng như kế hoạch chăm sóc em bé sau khi ra đời.

Mẹ bầu bị trĩ có sinh thường được không
Bà bầu bị trĩ có nên sinh thường không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

Tuy nhiên về vấn đề, bà bầu bị trĩ có nên sinh thường không, các chuyên gia cho biết, bà bầu hoàn toàn có thể sinh thường mà không gây ra các rủi ro nghiêm trọng. Hiện tại cũng không có văn bản hướng dẫn cũng như chỉ định bà bầu cần sinh mổ khi mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể cũng như nhu cầu của người bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc đề nghị sinh mổ để giảm áp lực cho bà bầu.

Trong các trường hợp búi trĩ quá to, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng hoặc bệnh trĩ có biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ búi trĩ trước khi sinh để giảm áp lực cũng như đau đớn cho bà bầu. Sinh thường cần dùng sức để rặn, điều này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn và khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, khi búi trĩ phức tạp, việc sinh thường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng bệnh trĩ sau khi sinh.

Do đó, bệnh trĩ có nên sinh thường không hay cần phẫu thuật, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, điều quan trọng là bà bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Sau khi sinh con, bác có thể đề nghị bà bầu thực hiện các biện pháp điều trị bệnh trĩ, chẳng hạn như tự chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc bôi trĩ hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Nếu cân nhắc thực hiện phẫu thuật, bà bầu cần đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh để tiến hành cắt trĩ. Lúc này các mô ở hậu môn đã được phục hồi trở lại bình thường và việc cắt bỏ búi trĩ thường mang lại hiệu quả tốt hơn.

ĐỌC THÊM: Bà Bầu Bị Trĩ Có Nên Sinh Thường Không? Bác Sĩ Giải Đáp Chi Tiết

Biện pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ thường phổ biến trong ba tháng cuối của thai kỳ và một tháng sau khi sinh. Tình trạng này có thể dẫn đến đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy cũng chảy máu ở hậu môn. Để cải thiện các triệu chứng này và hỗ trợ quá trình sinh sản, bà bầu có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

1. Tự chăm sóc bệnh trĩ tại nhà

Thực hiện một số thay đổi trong lối sống có thể hỗ trợ điều trị táo bón và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Các biện pháp tại nhà có thể không mang lại hiệu quả cho tất cả người bệnh, tuy nhiên có thể giúp bà bầu cảm thấy thoải mái và giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn.

mẹ bầu bị trĩ nên ăn gì
Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Cụ thể các biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà bao gồm:

  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ: Bà bầu có thể làm mềm phân, chống táo bón và bệnh trĩ bằng cách bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại đậu, rau xanh như bông cải xanh, bắp cải, trái cây như táo, lê, quả mọng và các loại ngũ cốc, bánh mỳ nguyên hạt.
  • Uống nhiều nước: Bà bầu cần uống ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày để làm mềm phân và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
  • Sử dụng chất làm mềm phân: Nếu phân cứng, bà bầu có thể trao đổi với bác sĩ về các chất làm mềm phân để giảm đau đớn khi đi đại tiện. Thuốc làm mềm phân có thể giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn và thường được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Sử dụng đệm khi ngồi: Bà bầu nên sử dụng đệm mông hoặc gối mềm khi ngồi để giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Hạn chế ngồi lâu: Ngồi quá lâu có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Do đó, bà bầu nên dành thời gian nằm nghỉ hoặc di chuyển xung quanh nhà để hỗ trợ nhu động ruột.
  • Chườm đá vào hậu môn: Chườm đá hoặc đặt miếng gel lạnh lên hậu môn có thể hỗ trợ giảm đau và giúp bà bầu bị trĩ cảm thấy thoải mái hơn. Bà bầu có thể bọc một viên đá trong túi vải sau đó chườm lên hậu môn trong 20 – 30 phút mỗi lần.
  • Ngâm nước ấm: Ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc tắm nước ấm trong 15 phút mỗi lần và vài lần mỗi ngày có thể giúp búi trĩ co lại, giảm đau và giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn.
  • Thực hiện một số bài tập: Bà bầu bị trĩ nên cố gắng di chuyển xung quanh nhiều hơn, chẳng hạn như đi bộ ngắn xung quanh nhà. Tập thể dục có thể ngăn ngừa táo bón cũng như hạn chế các rủi ro liên quan đến bệnh trĩ. Tuy nhiên bà bầu gần sinh nên trao đổi với bác sĩ về các bài tập cụ thể cũng như thời gian luyện tập phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Hầu hết các triệu chứng bệnh trĩ thường được cải thiện trong vài ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

NHẤN VÀO ĐÂY: TOP 7 Loại Thuốc Nhét Trĩ Cực Tốt Chuyên Gia Khuyên Dùng

2. Trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm bổ sung

Một số loại thuốc và sản phẩm bổ sung trong thai kỳ có thể góp phần làm tăng nguy cơ bệnh trĩ, chẳng hạn như viên uống sắt hoặc viên bổ sung canxi. Do đó, bà bầu có thể trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi hoặc giảm chất bổ sung cũng như tăng cường canxi và sắt trong chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, có một số loại thuốc chữa bệnh trĩ có sẵn, được cho là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Điều quan trọng là bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

3. Loại bỏ búi trĩ sau khi sinh

Nếu bệnh trĩ nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật sau khi sinh để loại bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, bà bầu thường cần đợi ít nhất 6 tuần sau khi sinh để các cơ ở hậu môn có thời gian phục hồi hoàn toàn trước khi phẫu thuật.

cắt trĩ khi cho con bú
Sau khi sinh bà bầu có thể được đề nghị cắt trĩ để ngăn ngừa nguy cơ tái phát

Đôi khi việc cắt bỏ búi trĩ được đề nghị thực hiện trước khi sinh để tránh các rủi ro liên quan, tuy nhiên trường hợp này thường không phổ biến. Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ thường cân nhắc một số lợi ích và rủi ro, chẳng hạn như:

  • Đối với bệnh trĩ ngoại tắc mạch: Trĩ ngoại tắc mạch được xem là một tình trạng cấp cứu y tế, đặc biệt là đối với bà bầu. Bà bầu sẽ được gây tê tại chỗ trước khi thực hiện phẫu thuật để giảm đau và kích ứng khi cắt trĩ. Bà bầu không được gây tê tủy sống để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Đối với bệnh trĩ độ 4 và gây chảy máu: Trong trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định các biện pháp chăm sóc, cầm máu tạm thời, chẳng hạn như sử dụng thuốc làm co mạch hoặc tăng sức bền tĩnh mạch để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Sau khi sinh con, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện các biện pháp tự chăm sóc bệnh trĩ hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.

ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 5 Thuốc Chữa Bệnh Trĩ Cho Bà Bầu An Toàn Và Hiệu Quả

Lưu ý cho bà bầu bị trĩ

Bệnh trĩ xuất hiện trong thời kỳ mang thai có thể khiến việc mang thai gặp nhiều khó khăn cũng như gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bà bầu. Ngoài ra, bệnh trĩ có thể làm trầy xước, tổn thương các mô đã bị viêm và khiến các triệu chứng bệnh trĩ nghiêm trọng hơn. Do đó, bà bầu nên có kế hoạch làm dịu các triệu chứng cũng như ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Để tránh bệnh trĩ trong thai kỳ, bà bầu có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Tránh sử dụng thức ăn chiên, các sản phẩm chứa nhiều sữa béo, khoai tây chiên, bánh quy hoặc bánh ngọt;
  • Uống nhiều nước;
  • Ăn nhiều trái cây hoặc uống nhiều nước ép trái cây;
  • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, theo khuyến cáo bà bầu cần bổ sung ít nhất 25 – 30 gram chất xơ mỗi ngày;
  • Điều chỉnh các loại đồ uống có chứa caffeine, chẳng hạn như hạn chế sử dụng cà phê, trà hoặc nước ngọt có gas;
  • Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, nếu cần đứng hoặc ngồi lâu, bà bầu nên thư giãn và di chuyển xung quanh sau mỗi 30 phút;
  • Tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như di chuyển xung quanh nhà để tăng cường nhu động ruột và phòng tránh bệnh trĩ;
  • Sử dụng thuốc bôi trĩ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh trĩ thường có xu hướng giảm sau khi sinh, do đó bà bầu nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch sinh con và chăm sóc sau khi sinh. Trong trường hợp việc sinh thường khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ về phương pháp phẫu thuật loại bỏ búi trĩ.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Búi Trĩ Là Gì? Bị Sa Búi Trĩ Nguy Hiểm Không?

Búi trĩ thường được hình thành khi bệnh trĩ đã phát triển đến mức độ trung bình hoặc nặng. Đôi...

Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp Longo Và Thông Tin Cần Biết

Cắt trĩ bằng phương pháp longo là phương pháp phổ biến được thực hiện để cắt búi trĩ sa, trĩ...

15 Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Nhanh Nhất

Có một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, chườm đá...

Bệnh trĩ có nên tập thể dục (chạy bộ, vận động mạnh…)?

Người bệnh trĩ có nên tập thể dục không và nên thực hiện bài tập nào để tránh gây ảnh...

Bệnh Trĩ Nội Độ 3 Chữa Được Không? Có Cần Phẫu Thuật?

Bệnh trĩ nội độ 3 đặc trưng bởi búi trĩ sa ra khỏi trực tràng và không thể tự co...

Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi? Có Tiến Triển Nặng Nếu Không Trị?

Bệnh trĩ có tự khỏi không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm...