Ba Kích: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Chi Tiết

Ba kích từ lâu đã được biết đến là vị thuốc quý, có khả năng điều trị các bệnh như suy thận, tráng dương cường gân cốt, tốt cho người suy nhược cơ thể, yếu sinh lý, và đặc biệt là giúp phái mạnh lấy lại “phong độ”. Hiểu rõ về đặc điểm, công dụng và cách dùng ba kích sẽ giúp bạn sớm hồi phục được sức khỏe như ý muốn.

Ba kích từ lâu đã được biết đến là vị thuốc quý, có khả năng điều trị các bệnh như suy thận, tráng dương cường gân cốt, tốt cho người suy nhược cơ thể, yếu sinh lý, và đặc biệt là giúp phái mạnh lấy lại “phong độ”. Vậy cây ba kích là gì, có đặc điểm công dụng và cách dùng như thế nào, để hiểu rõ hơn về loại dược liệu này, mời các bạn cùng theo dõi qua bài viết sau đây.

Cây ba kích là gì và những đặc điểm nổi bật nhất

Chắc hẳn cánh mày râu đã từng nghe qua thảo dược vàng trong việc điều trị yếu sinh lý, liệt dương hay suy thận, giúp nam giới nhanh chóng lấy lại bản lĩnh đàn ông, hay thậm chí là “đêm 7 ngày 3, vào ra không kể”.

Cây ba kích là gì?

Cây ba kích hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, đan điền âm vũ, dây ruột gà, diệp liễu thảo, mã kích, nhàu thuốc… Loại cây này thuộc chi nhàu, họ cà phê, có tên khoa học là Morinda officinalis stow. Ba kích là cây dây leo, dạng thân thảo, thân cây khá mảnh, tủa ra nhiều lông mịn. Chúng thường sinh trưởng thành từng bụi, mọc ở ven rừng, tại những nơi có độ cao dưới 500m.

Ba kích là cây dây leo, dạng thân thảo
Ba kích là cây dây leo, dạng thân thảo

Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc, nhưng bộ phận được dùng phổ biến nhất là củ của cây (tím hoặc trắng) và được chế biến dạng tươi hoặc phơi khô. Dùng bằng cách ngâm rượu uống hay kết hợp cùng một số loại dược liệu khác.

Những đặc điểm nổi bật

Cây ba kích rất dễ dàng để nhận biết bởi những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Đặc điểm thực vật

Ba kích có dạng thân leo, mọc thành bụi, lá đơn nguyên, mọc đối nhau, thường có hình mác hoặc hình bầu dục, dáng thuôn nhọn và khá cứng. Phần đầu lá là ngọn gấp, phía đuôi có hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá non có màu xanh tươi, khi già nó chuyển dần sang màu trắng mốc và khi khô sẽ có màu nâu tím. Phía dưới phiến lá có khoảng 8 cặp gân thứ cấp và những vân phụ mờ, nhạt.

Tháng 5, tháng 6 hàng năm là mùa hoa ba kích nở, và từ tháng 7 cho đến tháng 10 sẽ là mùa kết quả. Hoa ba kích có kích thước nhỏ, cánh hoa màu trắng hoặc vàng nhạt, thường mọc tập trung thành tán ở đầu cành, đầu hoa hình ống, bao gồm một số lá đài nhỏ phát triển không đồng đều. Quả ba kích có hình cầu, quả kép bên ngoài phủ lông, khi chín thì chuyển qua màu đỏ.

Tháng 5, tháng 6 hàng năm là mùa hoa ba kích nở
Tháng 5, tháng 6 hàng năm là mùa hoa ba kích nở

Rễ cây có kích thước lớn, phát triển thành củ hình trụ tròn, độ dài khác nhau, không cố định, đường kính khoảng 1 – 2cm. Củ ba kích chất cứng, cùi dày, dễ bóc tách lớp vỏ ra. Mặt ngoài của nó có màu vàng xám và hơi nhám, các vân chạy dọc thân. Phần lõi bên trong có màu tím hoặc hồng nhạt, tâm có màu nâu vàng vị ngọt, hơi chát và không có mùi.

  • Khu vực phân bố

Tại Việt Nam, ba kích tự nhiên thường mọc hoang ở các đồi, núi thấp hoặc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Quảng Ninh… Trong đó Quảng Ninh là địa phương nổi tiếng nhất với đặc sản củ ba kích hay rượu ba kích. Ở một số huyện miền núi tại đây, trồng ba kích để ngâm rượu đã trở thành một nghề truyền thống.

  • Quy trình thu hoạch

Cây sau khoảng 3 năm sinh trưởng và phát triển là có thể thu hoạch vào khoảng thời gian giữa tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Người ta sẽ dùng cuốc để đào rộng xung quanh gốc cây, lấy toàn bộ phần rễ rửa sạch. Loại rễ càng to, mập, cùi dày, có màu tía là loại tốt nhất, nó cũng có giá bán tương đối cao trên thị trường.

Ba kích có mấy loại?

Có rất nhiều cách để phân loại ba kích, tuy nhiên dựa trên đặc điểm bên ngoài cũng như trạng thái dược liệu mà nó được chia thành các loại như sau:

Ba kích tím

Tên gọi của ba kích tím xuất phát từ màu sắc, hình thái bên ngoài của cây và củ. Loại này có lá dài hình mác thuôn và cuống ngắn, các lá mọc đối xứng với nhau, trên phiến lá thường khá cứng và có nhiều lông ở mép và gân. Lá non có mầm màu xanh lục, lá kèn khá mỏng, ôm sát lấy thân. Khi già, lá cây sẽ chuyển qua màu trắng mốc và lông giảm bớt.

Hoa của cây lúc đầu nở có màu trắng, sau đó thì chuyển dần sang vàng nhạt, thường mọc thành cụm tại đầu tán lá. Khi đậu quả, quả có hình cầu và chuyển màu đỏ cam khi chín.

Tên gọi của ba kích tím xuất phát từ màu sắc, hình thái bên ngoài
Tên gọi của ba kích tím xuất phát từ màu sắc, hình thái bên ngoài

Củ ba kích tím bên ngoài có màu trắng xám, nhưng bên trong lại có màu tím, củ càng già thì màu tím càng đậm. Khi mang đi ngâm rượu củ sẽ chuyển sang màu tím than hoặc tím đậm. Nếu lấy hết phần thịt, thì phần lõi của củ già sẽ có gai. Bẻ đôi củ ba kích tím ra thì vẫn thấy phần thịt màu trắng, nhưng đem đi phơi nắng trong khoảng 30 phút thì nó sẽ chuyển dần sang màu tím.

Ba kích trắng

Cây ba kích trắng có thân leo hình trụ, màu xanh, tủa ra nhiều nhánh nhỏ. Các nhánh khi còn non sẽ có nhiều lông, nhiều cạnh, tới khi già thì nhẵn lông. Lá cây dài còn cuống lại ngắn, các lá mọc đối nhau trên phiến có lông màu tím và thon dài. Hoa khá bé, nhỏ li ti màu trắng ngà, khi kết quả và chín sẽ có màu hồng.

Củ ba kích trắng có màu trắng nhạt, phần thịt bên trong có màu trắng hoặc hơi ngả vàng, nhưng khi ngâm rượu lại chuyển sang màu tím nhạt. Nếu lấy hết phần thịt thì lõi của nó thường không có gai như ở ba kích tím.

Cả ba kích tím và trắng đều có công dụng tốt, thế nhưng người ta lại ưa chuộng loại tím hơn, bởi hiệu quả mà nó mang lại tốt hơn.

Ngoài ra, dựa trên đặc điểm bảo quản mà người ta cũng chia ba kích thành hai loại là khô và tươi. Cụ thể:

Ba kích khô

Loại này sau khi thu hoạch đã được sơ chế rồi phơi hoặc sấy cho khô, nó cũng được sử dụng rất phổ biến nhờ vào sự tiện lợi trong việc vận chuyển và có thể bảo quản lâu dài. Mặt khác, ba kích khô đã được rút lõi nên khi sử dụng sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều.

Loại này sau khi thu hoạch đã được sơ chế rồi phơi hoặc sấy cho khô
Loại này sau khi thu hoạch đã được sơ chế rồi phơi hoặc sấy cho khô

Tuy nhiên, thị trường dược liệu hiện nay khá phức tạp, một số loại ba kích khô bị làm nhái, làm giả hoặc bị tẩm hóa chất bảo quản dẫn đến chất lượng kém. Do đó, khi sử dụng dược liệu khô người dùng phải đặc biệt cẩn thận, chỉ chọn những địa chỉ bán uy tín, và sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Ba kích tươi

Ba kích tươi đa phần đều có chất lượng tốt và không sử dụng chất bảo quản. Ngoài ra, nó còn có mùi vị hấp dẫn, hầu như các đặc tính đều được giữ nguyên vẹn và khá đa dạng, linh hoạt trong cách chế biến.

Nhưng thay vào đó thì nó lại gây khó khăn trong khâu vận chuyển, bảo quản, khó gửi đi xa, cần phải có tủ lạnh mới có thể bảo quản được tươi trong một khoảng thời gian. Đặc biệt là loại này chưa được rút lõi, do đó mà người dùng sẽ phải tự rút lõi khi sử dụng.

Dựa vào xuất xứ, khu vực phân bố của dược liệu mà ba kích được chia thành 2 dạng là:

Ba kích rừng

Loại này có đặc tính rất cứng, bị sâu hà đục, vỏ ngoài thường trầy xước nhiều do trong quá trình phát triển thường bám vào các khe đá và bị đào bới mà thành. Hình dáng củ cũng không đồng đều, khi thẳng, khi xoắn lại như ruột gà, lúc trồi to, lúc thắt lại.

Do sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, không được chăm sóc cẩn thận nên ba kích rừng thường khá nhỏ và cứng. Thêm vào đó, do điều kiện thời tiết và quá trình khai thác mà nó đã dần cạn kiệt, rất khó tìm được trên thị trường. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại đã có thể trồng ba kích rừng theo dạng nhân giống gen, cho ra chất lượng tương đương với loại tự nhiên.

Ba kích trồng

Củ ba kích trồng được chăm sóc kỹ lưỡng, trồng ở vùng đồi, đồng bằng phì nhiêu nên có kích thước khá đồng đều, phần củ to, mọng, ít bị sâu hà, lớp vỏ mỏng và không bị sần sùi theo thời gian. Do đó nó có hình thức khá đẹp, không bị xoắn vặn như loại trong tự nhiên.

Công dụng của ba kích

Bên cạnh là vị thần dược “phòng the” cho cánh mày râu thì ba kích còn mang tới rất nhiều công dụng tuyệt vời khác như:

Trong Y học hiện đại

Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu trong Y học hiện đại đã chỉ ra một số thành phần như: Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether, Gentianine, Choline, Quercetin, Tigogenin, Trigonelline, Carpaine, Luteolin, Gitogenin, Vitamin B1, C, các acid hữu cơ… Ngoài ra, trong rễ của nó còn chứa một số thành phần khác như: Đường, Antraglycozid, nhựa và một lượng nhỏ tinh dầu, chúng đều là những hoạt chất thiết yếu và rất tốt đối với sức khỏe của con người.

Ba kích chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe
Ba kích chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe

Nhờ đó mà ba kích mang tới những công dụng tuyệt vời như:

  • Hàm lượng dưỡng chất dồi dào giúp hỗ trợ trị một số bệnh lý cơ thể.
  • Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, tạo sự dẻo dai, bền bỉ.
  • Chống viêm nhiễm, giúp tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Giúp cân bằng nội tiết tố, tốt cho chức năng sinh lý, đặc biệt là ở phái mạnh.
  • Điều hòa huyết áp, tránh tình trạng huyết áp cao, tăng cường quá trình tuần hoàn máu lên não.
  • Mang tới hiệu quả tích cực với bệnh trầm cảm, nhờ vào thành phần Serotonin – chất được biết đến là hormone hạnh phúc trong não.

Trong Đông y

Theo Y học cổ truyền, ba kích có vị ngọt hơi cay, tính ấm, mang lại rất nhiều công dụng như:

  • Tăng cường sinh lý, bổ thận, tráng dương, đặc biệt là đối với nam giới, giúp những người yếu sinh lý, thận hư hoặc hoạt động tình dục không bình thường tăng cường sự dẻo dai, cải thiện khả năng tình dục.
  • Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, viêm khớp, giúp gân cốt khỏe mạnh.
  • Giảm huyết áp và làm ổn định huyết áp hiệu quả.
  • Tăng cường, nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch được khỏe mạnh.
  • Giúp nam giới kéo dài thời gian quan hệ, hỗ trợ điều trị cương dương, bệnh xuất tinh sớm.
  • Hỗ trợ điều trị chứng mộng tinh, di tinh ở nam giới hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị chứng ho suyễn tiêu chảy, chóng mặt, kém ăn, ăn không ngon miệng.
  • Hỗ trợ điều trị chứng thận hư, liệt dương, thủy nhũng, lưng gối tê mỏi, suy nhược thần kinh, mất ngủ, khó ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị chứng ù tai, khô miệng, da sạm đen.

Nên dùng ba kích như thế nào cho hiệu quả?

Như đã tìm hiểu ở trên, ba kích mang tới rất nhiều công dụng tuyệt vời, nhưng để dược liệu này phát huy hết tác dụng và mang lại hiệu quả cao thì chúng ta phải biết dùng đúng cách. Trong đó, cách dùng cho từng chứng bệnh cụ thể như sau:

Trị thận hư, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm

Đây được xem là một trong những công dụng tuyệt vời nhất của 3 kích. Theo nghiên cứu thì nó có chứa lượng lớn chất anthraglycosid cùng với sắt, kẽm, đồng và rất nhiều hoạt chất khác. Chúng đều có khả năng giúp phái mạnh bổ sung tinh lực, điều trị rối loạn cương dương, chứng xuất tinh sớm, làm tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ và cải thiện chuyện “phòng the”.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Ba kích tím, phụ tử, phúc bồn tử, nhân sâm, thạch hộc, tục đoạn, bạch linh, nhục thung dung, chỉ xác, hoàng kỳ, thục địa, lộc nhung, thự dự, mẫu đơn, mộc hương, ngưu tất, trạch tả, quế tâm, sơn thù, tân lang, tiên linh tỳ, viễn chí, xà sàng tử mỗi loại 20g, cùng 100ml mật ong.
  • Đem toàn bộ dược liệu kể trên tán thành bột mịn. trộn thêm một chút mật ong rồi vo thành các viên hoàn vừa uống.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 20g thuốc uống cùng với rượu nóng, nên uống khi bụng đang còn đói.

Trị chứng đau xương khớp, gân cốt yếu

Nhờ vào hàm lượng choline dồi dào có trong ba kích mà nó đã trở thành phương thuốc hiệu quả đối với các bệnh lý liên quan tới hệ xương khớp. Nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề như đau lưng, mỏi gối, tê bì chân tay, thoái hóa các khớp thì không nên bỏ qua bài thuốc hữu hiệu này.

Trị chứng đau xương khớp, gân cốt yếu
Trị chứng đau xương khớp, gân cốt yếu

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Ba kích, quế tâm, đỗ trọng, cây xấu hổ, khương hoạt, ngũ gia bì, can khương mỗi loại 60g, 120g ngưu tất cùng 100ml mật ong.
  • Đem toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên đem đi tán thành bột mịn, rồi trộn đều cùng mật ong và vo thành các viên hoàn vừa uống.
  • Mỗi lần uống khoảng 10 – 15 viên và uống chung cùng với rượu nóng.

Trị chứng huyết áp cao

Huyết áp cao vẫn luôn là vấn đề nan giải không chỉ ở người lớn mà bệnh còn đang có dấu hiệu trẻ hóa, những người trẻ cũng hoàn toàn có nguy cơ mắc phải. Thật may khi ba kích có thể làm giảm các triệu chứng và giúp chấm dứt tình trạng này nếu được sử dụng đúng cách.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Ba kích tím, tiên mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, đương quy, hoàng bá mỗi loại 12g.
  • Cho tất cả dược liệu kể trên vào nồi sắc cùng với khoảng 500ml nước lọc, sắc nhỏ lửa cho tới khi trong nồi còn lại khoảng 200ml thì dừng lại, bỏ bã, lọc lấy phần nước thuốc.
  • Nước thuốc thu được chia làm 22 lần uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm và kiên trì thực hiện đều đặn trong vòng 2 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

Trị chứng suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, thể trạng yếu

Hàm lượng dinh dưỡng trong ba kích khá dồi dào, nếu được sử dụng thường xuyên, đúng liều lượng sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, chống căng thẳng, mệt mỏi, stress. Mặt khác còn giúp làm tăng khẩu vị, ăn ngon, ngủ sâu giấc hơn, tăng cường thể lực cho cơ thể, đặc biệt là ở những người thể trạng yếu, mới ốm dậy.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Ba kích thiên, ngưu tất mỗi loại 3kg.
  • Đem toàn bộ dược liệu rửa thật sạch để loại bỏ tạp chất, bụi bẩn rồi để ráo nước.
  • Cho dược liệu vào bình lớn và ngâm cùng với khoảng 3 lít rượu trong khoảng 4 tháng.
  • Sau 4 tháng có thể lấy ra dùng, mỗi ngày uống từ 1 – 2 chén nhỏ để bổ sung sức khỏe cho cơ thể.

Trị chứng kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ

Không chỉ riêng gì cánh mày râu, ba kích cũng là loại dược liệu tốt cho phụ nữ. Nó giúp chị em điều hoà kinh nguyệt, là giảm mức độ các triệu chứng, biểu hiện khi bị rối loạn nội tiết tố và cân bằng nội tiết tố khá hiệu quả.

Trị chứng kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ
Trị chứng kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 120g ba kích, 640g tử kim đằng, 80g thanh diêm, 160g ngô thù dung, 160g nhục quế, 20g lương khương, cùng một ít rượu trắng.
  • Nhục quế đem bỏ vỏ rồi cho cùng vào với các dược liệu còn lại tán thành bột mịn, trộn cùng một ít rượu trắng và vo thành các viên hoàn vừa uống.
  • Mỗi ngày uống khoảng 20 viên hoàn cùng rượu pha thêm một chút muối.

Trị chứng mạch yếu, da nhợt nhạt, căng thẳng, lo âu

Các thành phần hoạt chất có trong ba kích có khả năng cải thiện sinh lực cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe khoắn, linh hoạt, đầu óc được thư giãn, căng thẳng được giải tỏa một cách hiệu quả. Chính vì vậy mà nó được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc trị chứng mạch yếu, mặt nhợt nhạt, kém sắc, thần kinh căng thẳng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: Ba kích, nhục thung dung, bạch long cốt, hồi hương, ích trí nhân, bạch truật, phúc bồn tử, thỏ ty tử, nhân sâm, mẫu lệ, cốt toái bổ mỗi loại 40g cùng một ít mật ong.
  • Ba kích bỏ lõi, hồi hương đem sao vàng, cốt toái bổ loại bỏ lông còn nhục thung dung thì đem tẩm rượu.
  • Sau đó cho toàn bộ dược liệu vào tán thành bột mịn rồi cho vào lọ kín bảo quản để dùng dần.
  • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần lấy khoảng 10 – 12g bột hoà cùng nước ấm để uống.
Trị chứng mạch yếu, da nhợt nhạt, căng thẳng, lo âu
Trị chứng mạch yếu, da nhợt nhạt, căng thẳng, lo âu

Trị chứng đi tiểu nhiều lần

Tiểu rắt, tiểu tiện nhiều lần hay tiểu về đêm không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn hơn. Để chấm dứt tình trạng này, bạn có thể sử dụng phương pháp với ba kích sau đây.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 12g ba kích, sơn thù du, tang phiêu tiêu, thọ tử tự mỗi loại 12g.
  • Cho tất cả vào nồi, thêm khoảng 500ml nước rồi sắc nhỏ lửa tới khi còn lại khoảng 150 -200ml nước thuốc thì tắt bếp.
  • Lọc bỏ bã, giữ lại phần nước thuốc rồi chia đều làm 2 phần uống trong ngày, tốt nhất nên uống khi thuốc còn ấm.

Ai nên dùng và tránh dùng ba kích?

Không cần bàn cãi về hàm lượng dược tính có trong cây ba kích, cũng không còn nghi ngờ gì về công dụng trị bệnh của nó. Thế nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại dược liệu này, đặc biệt nếu không biết dùng đúng cách còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Đối tượng có thể sử dụng

Ba kích mang đến hiệu quả cao đối với một số đối tượng sau đây:

  • Nam và nữ muốn tăng khả năng sinh lý, tăng cường ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ.
  • Nam giới mắc chứng liệt dương, xuất tinh sớm, yếu sinh lý, bị di tinh, mộng tinh.
  • Người mới ốm dậy, người thể trạng ốm yếu hoặc người bình thường muốn tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh không đều, hay bị đau bụng kinh.
  • Người cao tuổi hoặc người mắc các vấn đề về xương khớp, gân cốt, tăng cường sự dẻo dai, chắc khỏe cho hệ xương khớp.
  • Người suy nhược cơ thể, ăn không ngon, chán ăn, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Đối tượng không nên dùng

Trong một số trường hợp sau đây, chúng ta không nên dùng ba kích bởi nó không những không có tác dụng mà ngược lại còn lại hao tổn cho sức khỏe người bệnh. Đó là:

  • Người có tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng (tức hay bị sốt nhẹ về chiều), miệng đắng, khô miệng hay bị táo bón hoặc một số vấn đề liên quan tới đường ruột, đau dạ dày.
  • Người huyết áp thấp, bởi có thể gây tụt huyết áp, khiến tình trạng thêm trầm trọng hơn.
  • Người âm hư và bị bệnh tim, bệnh về mắt.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật.
  • Trẻ nhỏ và phụ nữ trong thời gian thai kỳ hoặc giai đoạn cho con bú.
Không phải ai cũng có thể sử dụng được ba kích
Không phải ai cũng có thể sử dụng được ba kích

Ngoài ra người bệnh cũng không nên lạm dụng quá nhiều rượu ba kích ngâm, mỗi ngày không nên dùng quá 4 – 5 ly nhỏ. Mặt khác, nó có thể tạo nên sự hưng phấn về tình dục, do vậy cần cẩn trọng trong những sự kiện, buổi gặp gỡ thân mật.

Cách phân biệt ba kích khô của Việt Nam và Trung Quốc

“Tiếng lành đồn xa”, nhờ vào công dụng tuyệt vời của mình mà ba kích ngày càng được ưa chuộng sử dụng. Khi nhu cầu người dùng lớn, thị trường dược liệu cũng vô cùng sôi động và phức tạp, kéo theo đó là các mặt hàng làm giả, hàng nhái xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này khiến không ít người lo lắng mua phải hàng kém chất lượng, đặc biệt là các loại ba kích Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng.

Để giúp bạn dễ dàng nhận biết, chọn mua được ba kích Việt Nam chất lượng, chúng tôi xin giới thiệu một số cách phân biệt sau đây.

Ba kích khô Trung Quốc:

  • Thường có hình thức khá bắt mắt, củ tròn, không bị vỡ hay nứt do được xử lý bằng công nghệ rút lõi tinh vi.
  • Trái ngược với hình thức bắt mắt, chất lượng lại rất kém bởi chúng hầu hết đã bị hấp nhũn làm mất hết dưỡng chất.
  • Thông thường người  Trung Quốc đã lấy gần hết các dược chất để điều chế cao lỏng, phần được bán sang Việt Nam là bã được phơi khô nên có giá rẻ hơn giá thị trường rất nhiều.

Ba kích khô Việt Nam:

  • Có hình thức, mẫu mã không được đẹp, bị vỡ, gãy nhiều vì thực hiện bóc tách lõi hoàn toàn bằng tay, thường có nhiều mảnh vụn và khe nứt.
  • Hình thức xấu nhưng có chất lượng tốt, giữ được nguyên vẹn dưỡng chất và tinh túy của củ.

Một số câu hỏi phổ biến về ba kích

Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng, có rất nhiều người còn băn khoăn về cách sơ chế và sử dụng của loại dược liệu này. Cụ thể đó là:

Cách sơ chế ba kích để làm thuốc như thế nào?

mặc dù củ ba kích có tính dược liệu rất cao, nhưng phần lõi của nó lại chứa khá nhiều độc tố, có thể gây ra nhiều kích thích và phản ứng khi sử dụng. Do vậy mà dược liệu này cần phải được sơ chế bằng cách loại bỏ phần lõi trước khi sử dụng. Trong đó có 2 cách rút lõi phổ biến nhất là:

  • Rút lõi bằng tay: Cách này được áp dụng phổ biến đối với ba kích trồng, bởi củ của nó khá mềm. Chúng ta có thể dùng tay, bỏ phần vỏ rồi rút ruột của nó ra, hoặc nhanh hơn là dùng dao chẻ dọc củ thành 2 phần rồi kéo phần lõi về hai phía.
  • Đập dập rút lõi: Đối với ba kích rừng thường khá cứng nên khó có thể thực hiện bằng tay, khi này chúng ta phải dùng các vật cứng để đập dập củ, khiến phần thịt và lõi tách rời nhau ra.
Các phương pháp sơ chế, rút lõi phổ biến
Các phương pháp sơ chế, rút lõi phổ biến

Ngoài hai cách trên, hiện nay còn có phương pháp rút lõi công nghiệp bằng cấp hấp hơi nóng củ ba kích để làm mềm và rút lõi dễ dàng hơn.

1kg ba kích ngâm với mấy lít rượu, nên ngâm trong bình gì?

Tỷ lên chuẩn để ngâm rượu ba kích đó là: 1kg ba kích rừng ngâm cùng với 2 – 3 lít rượu trắng, còn 1kg ba kích trồng thì ngâm cùng 4 – 5 lít rượu trắng sẽ cho ra rượu thuốc có vị thơm đậm đà và lên màu đẹp nhất. Nên sử dụng tỷ lệ này, tránh dùng quá nhiều rượu, bởi nó có thể làm loãng và giảm tác dụng của dược liệu.

Còn đối với bình ngâm, thì bạn nên chọn bình thủy tinh to, dung tích đủ lớn và có nắp đậy kín, nên chọn loại có vòi để lấy rượu thuận tiện hơn và không làm ảnh hưởng tới chất lượng của rượu. Mặt khác, tránh dùng các chai nhựa, bình sành sứ bởi ngâm quá lâu chúng sẽ bị oxy hóa, có thể tạo ra nhiều độc tố hòa tan cùng với rượu, như vậy khi uống rất có thể gặp những rủi ro không mong muốn.

Nên chọn rượu bao nhiêu độ để ngâm và ngâm trong bao lâu?

Độ của rượu sẽ tùy thuộc vào “tửu lượng” của người uống, dựa vào khả năng của mình mà bạn có thể chọn loại rượu có nồng độ phù hợp. Thông thường, chúng ta sẽ dùng rượu có nồng độ từ 30 – 45 độ để ngâm rượu.

Theo kinh nghiệm dân gian, thì rượu ba kích ngâm càng lâu thì mùi vị của nó lại càng đậm đà. Tuy nhiên sau khoảng 3 – 4 tháng ngâm là đã có thể sử dụng được, còn nếu muốn rượu “hảo hạng” hơn thì để càng lâu càng tốt.

Rượu ba kích ngâm rất tốt cho sức khỏe nam giới
Rượu ba kích ngâm rất tốt cho sức khỏe nam giới

Một số lưu ý cần nhớ khi dùng ba kích

Trong quá trình sử dụng ba kích để trị bệnh, cải thiện sức khỏe, người bệnh cần đặc biệt lưu ý tới một số vấn đề sau đây:

  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng liều lượng vừa phải, không quá 15g/ngày, nếu lạm dụng nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe.
  • Sắc thuốc uống thì nên sử dụng nồi sứ hoặc nồi đất thay vì nồi kim loại để đảm bảo hàm lượng các hoạt chất trong ba kích được nguyên vẹn.
  • Không dùng chung với các dược phẩm trị bệnh khác.
  • Chỉ nên sử dụng ba kích khi có sự chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ, dược sĩ.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện có bất cứ triệu chứng bất thường nào nên ngừng sử dụng và tới gặp bác sĩ để được tư vấn.
  • Khi mua ba kích, chỉ nên chọn các sản phẩm có nhãn mác, thông tin cụ thể về nguồn gốc, xuất xứ, nhà cung cấp uy tín, có chứng nhận vệ sinh ATTP, tem chống hàng giả của Bộ Công An.
  • Nên mua ba kích đã được tách lõi từ trước, bởi những dược liệu còn nguyên phần lõi rất dễ bị làm giả.

Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm, công dụng, cách sử dụng và rất nhiều yếu tố khác liên quan tới ba kích. Hy vọng rằng những thông tin kể trên thực sự hữu ích và có thể giúp bạn biết được địa chỉ mua dược liệu uy tín cũng như cách dùng để điều trị các vấn đề về sức khỏe đang gặp phải.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android