Bảng Chiều Cao Cân Nặng Của Trẻ Từ 0-10 Tuổi

Chiều cao cân nặng của trẻ em là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển của trẻ. Bố mẹ cần thường xuyên theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ để phát hiện sớm các bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em được tính dựa trên một công thức chung. Dựa vào đó, bố mẹ có thể sớm phát hiện một số bất thường trong quá trình phát triển của con để đưa ra biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm.

Chỉ số chiều cao cân nặng đánh giá được sự phát triển của trẻ
Chỉ số chiều cao cân nặng đánh giá được sự phát triển của trẻ

Hướng dẫn cách đo chiều cao cân nặng cho trẻ

Dưới đây là hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ bạn có thể tham khảo:

Đo chiều cao cho bé dưới 2 tuổi

Với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, bố mẹ cần sử dụng thước đo chiều cao chuyên dụng. Mẹ có thể tiến hành theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Để trẻ nằm ngửa trên thước đo, phần đầu phải chạm sát vào đầu của thuốc đo.
  • Nhờ một người giữ thẳng đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng lên trên trần nhà, người còn lại sẽ giữ thẳng hai gối và áp sát vào thước đo.
  • Sau đó, bạn chỉ cần đọc và ghi lại kết quả đo chiều cao của con.
Hướng dẫn cách đo chiều cao ở trẻ sơ sinh
Hướng dẫn cách đo chiều cao ở trẻ sơ sinh

Đo chiều cao cho bé trên 2 tuổi

Với trẻ trên 2 tuổi đã đứng vững, bố mẹ có thể đo chiều cao cho bé bằng thước đo gắn cố định vào tường. Cách đo như sau:

  • Đặt thước đo đứng thẳng, cố định và vuông góc với sàn nhà. Để trẻ đi chân không và đứng sát vào vị trí thước đo.
  • Yêu cầu bé đứng thẳng người, để lưng áp sát vào tường và mắt hướng thẳng về phía trước, hai tay áp sát vào hai bên đùi.
  • Đặt bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu bé và vuông góc với thước đo, sau đó đọc và ghi kết quả.

Với trẻ trên 2 tuổi, sự phát triển chiều cao của bé còn phụ thuộc vào yếu tố giới tính. Vì thế, bố mẹ nên đem kết quả so sánh với bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành riêng cho bé trai và bé gái.

Đo cân nặng cho trẻ

Cách đo cân nặng cho trẻ sơ sinh
Cách đo cân nặng cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên sử dụng cân đo có độ nhạy tốt để đảm bảo tính chính xác. Thao tác đo cụ thể là:

  • Điều chỉnh cân trở về số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân.
  • Nên cân vào một thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng sau khi đi vệ sinh và chưa ăn gì. Loại bỏ bớt các vật dụng không cần thiết trên người của trẻ như dày dép, mũ nón, áo lạnh,…
  • Cho con đứng lên bàn cân và không cử động người. Với trường hợp trẻ sơ sinh không đứng được, mẹ có thể đặt bé nằm ngửa hoặc ngồi giữa máng cân.
  • Đọc và ghi lại số cân của con, sau đó so sánh với bảng cân nặng chuẩn.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi

Chiều cao, cân nặng và trí tuệ của trẻ thường phát triển tỷ lệ thuận với nhau. Vì vậy, những trẻ cao lớn khỏe mạnh sẽ thông minh hơn những trẻ thấp bé và nhẹ cân. Thông thường, chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ dưới 10 tuổi sẽ được tính dựa trên công thức sau đây:

Trẻ phát triển cân nặng và chiều cao tốt thường rất thông minh
Trẻ phát triển cân nặng và chiều cao tốt thường rất thông minh

+ Công thức tính chiều cao chuẩn: X = 75cm + 7(N-1)

Trong đó:

  • 75cm là chiều cao trung bình của trẻ lúc 1 tuổi.
  • 7 là chiều cao tăng lên trung bình mỗi năm
  • N là số năm

+ Công thức tính cân nặng chuẩn:

Đối với bé trai:  X = 9,5kg + 2(N-1)

Trong đó:

  • 9,5kg là cân nặng trung bình của trẻ lúc 1 tuổi
  • 2 là số cân nặng tăng trung bình mỗi năm
  • N là năm (số tuổi)

Đối với bé gái: X = 9kg + 2(N-1)

Trong đó:

  • 9 là cân nặng trung bình của bé gái khi 1 tuổi
  • 2 là cân nặng tăng trung bình mỗi năm
  • N là số năm

Dựa vào các công thức trên, ta sẽ có bảng chiều cao cân nặng ở trẻ từ 0 – 10 tuổi sau đây:

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 - 10 tuổi (Trai, gái)
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi (Trai, gái)

Chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ em còn chịu ảnh hưởng từ giới tính. Thông thường, các chỉ số này ở bé trai sẽ nhỉnh hơn so với bé gái. Vì vậy mà bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng ở trẻ em đã được chia thành 4 cột như trên.

Trường hợp chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ rơi vào cột TB nghĩa là đạt chuẩn trung bình, dưới -2SD nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi, trên +2SD là trẻ đang bị thừa cân béo phì hoặc rất cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ

Chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ em chịu tác động từ rất nhiều yếu tố. Bố mẹ cần nắm bắt rõ để có thể đưa ra biện pháp can thiệp cho phù hợp. Cụ thể là:

+ Gen di truyền

Bào thai sau khi hình thành đã được nhận mã gen di truyền từ bố và mẹ. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, các chỉ số từ bố mẹ như cân nặng, chiều cao, nhóm máu, lượng mỡ thừa,… có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của con sau khi sinh ra. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ ảnh hưởng đến khoảng 23% sự phát triển của trẻ.

Chỉ số chiều cao và cân nặng ở trẻ bị ảnh hưởng bởi gen di truyền
Chỉ số chiều cao và cân nặng ở trẻ bị ảnh hưởng bởi gen di truyền

+ Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc quyết định chiều cao và cân nặng ở trẻ. Nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống sẽ khiến quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại. Vì vậy, trẻ từ 0 – 18 tuổi cần được bổ sung đa dạng các nhóm dưỡng chất để tăng cường sức khỏe và phát triển toàn diện.

+ Môi trường sống

Môi trường sống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một môi trường sống tích cực phải đảm bảo các yếu tố như không khí trong lành, không bị ô nhiễm môi trường hay nguồn nước, ít tiếng ồn,… Nếu trẻ sống trong môi trường tích cực sẽ tác động rất tốt đến quá trình phát triển sau này.

+ Bệnh lý

Mắc một số bệnh lý như suy dinh dưỡng, còi xương,… sẽ khiến khả năng phát triển của trẻ bị trì hoãn. Vì vậy, bố mẹ cần kiểm tra chỉ số chiều cao và cân nặng của bé thường xuyên để sớm phát hiện ra các bệnh lý và đưa ra phương án chữa trị kịp thời.

Con bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao và cân nặng
Con bị suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao và cân nặng

Sự phát triển thể chất của trẻ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu trẻ mắc bệnh lý mãn tính, khuyết tật nghiêm trọng hoặc đã từng phẫu thuật điều trị bệnh. Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm sẽ có thân hình thấp bé và nhẹ cân hơn so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, trẻ còn bị trì hoãn việc phát triển sinh lý và sức khỏe sinh sản trong độ tuổi dậy thì.

+ Sức khỏe của mẹ khi mang thai

Thực tế, ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ trẻ đã bắt đầu phát triển về thể chất và các cơ quan khác. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này. Nếu mẹ bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, acid folic, acid béo,… trong giai đoạn mang thai và cho con bú sẽ giúp trẻ phát triển tốt hệ cơ xương cũng như sức đề kháng. Điều này đã giúp cho trẻ luôn khỏe mạnh vầ ít mắc bệnh hơn.

Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, nếu mẹ bầu bị căng thẳng thường xuyên cũng sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ và khả năng phát triển kỹ năng vận động ở trẻ.

+ Sự chăm sóc của bố mẹ

Sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ
Sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ

Sự chăm sóc của bố mẹ từ lúc trẻ sinh ra đến khi dậy thì cũng là yếu tố tác động lớn đến sự phát triển về cả thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ. Ngoài bố mẹ, sự chăm sóc của những người không cùng huyết thống như người giữ trẻ,… cũng có tác động đến điều này.

+ Vận động thể chất

Ở cuộc sống hiện đại, trẻ em thường rất lười vận động và có thói quen thức khuya. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hệ cơ xương khớp và hệ thần kinh trẻ. Thay vì để trẻ sử dụng thiết bị điện tử, bố mẹ nên khuyến khích trẻ chơi thể thao nhiều hơn để cải thiện chiều cao của bản thân.

Các bộ môn thể thao tăng chiều cao cho trẻ em là bơi lội, bóng rổ, đạp xe, nhảy dây,… Vận động còn giúp trẻ kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tránh tình trạng thừa cân béo phì gây áp lực không tốt lên hệ xương khớp.

Làm sao để con phát triển toàn diện về chiều cao và cân nặng?

Phát triển toàn diện về chiều cao và cân nặng sẽ giúp con luôn khỏe mạnh và có một vóc dáng lý tưởng trong tương lai. Để con có thể đạt được điều này thì bố mẹ cần phải lưu ý những điều sau đây:

Thực đơn ăn uống của con cần cân bằng các nhóm dưỡng chất cần thiết
Thực đơn ăn uống của con cần cân bằng các nhóm dưỡng chất cần thiết
  • Hình thành cho trẻ thói quen ăn uống khoa học giúp cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Không nên cho trẻ ăn kiêng khem quá mức hay ăn dư thừa calo quá nhiều.
  • Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn và tham gia các bộ môn thể thao phù hợp với độ tuổi. Cách này giúp trẻ thư giãn và phát triển toàn diện hơn. Tốt nhất, mẹ nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để cho bé chơi thể thao hoặc đi bộ cùng con
  • Chú ý đến giấc ngủ của con, không nên để trẻ thức quá khuya. Bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc mỗi ngày để phục hồi năng lượng tiêu hao khi tham gia các hoạt động vui chơi hàng ngày. Đồng thời, ngủ còn kích thích cơ thể sản sinh hormone tăng trưởng để phát triển về thể chất.

Dựa vào bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 10 tuổi, bố mẹ có thể phát hiện được con có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Để từ đó, bố mẹ có thể đưa ra phương án can thiệp kịp thời và hợp lý. Ngoài việc phát triển thể chất, bố mẹ cũng nên tạo cho con đời sống tinh thần thoải mái để con an tâm học tập, từ đó con có thể phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android