Bé 3 Tuổi Đột Quỵ: Nguyên Nhân Gây Bệnh? Phòng Ngừa Thế Nào?

Mới đây hàng nghìn người bàng hoàng và sửng sốt trước thông tin bé 3 tuổi đột quỵ. Sự việc này xảy ra khiến nhiều phụ huynh lo lắng không biết tại sao trẻ em lại có thể bị đột quỵ, một căn bệnh thường xảy ra ở người lớn. Vậy thực hư câu chuyện này như thế nào? Làm sao để nhận biết và phòng tránh đột quỵ ở trẻ nhỏ?

Thực hư chuyện bé 3 tuổi đột quỵ

Vào tối ngày 5/1/2021, bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM) đã có thông tin chính thức về trường hợp bé 3 tuổi đột quỵ xuất huyết huyết não và được cứu sống sau 1 tháng nhập viện.

Cụ thể vào đầu tháng 1 vừa qua, bé trai 3 tuổi ở Vĩnh Long đang chơi cùng bạn thì đột ngột té ngã xuống sàn, lên cơn co giật sau đó bất tỉnh. Ngay sau đó gia đình đã cho bé nhập viện Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Tại đây bé được các bác sĩ khoa cấp cứu chỉ định làm xét nghiệm, chụp CT- Scan sọ não, kết quả ghi nhận bé có dấu hiệu xuất huyết dưới nhện rất nhiều.

Bé trai 3 tuổi đột quỵ do túi phình mạch máu não
Bé trai 3 tuổi đột quỵ do túi phình mạch máu não

Sau khi được hồi sức cấp cứu ổn định, bé trai chụp DSA mạch máu não để tìm ra nguyên nhân gây bệnh đột quỵ. Và không ngoài dự đoán của các bác sĩ, kết quả nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não là bé có túi phình mạch máu não. Vốn dĩ, túi phình mạch máu não là bệnh lý thường gặp và gây tử vong ở người già, người lớn tuổi. Thế nhưng hiện nay bệnh lý này ngày càng xuất hiện ở người trẻ tuổi. 3 tuổi chính là độ tuổi trẻ nhất mắc bệnh lý túi phình mạch máu não đã được ghi nhận.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định đặt stent chuyển dòng cho bé nhằm mục đích làm tắc hoàn toàn túi phình. Đây là phương pháp điều trị kỹ thuật cao mà không cần phẫu thuật. Kết quả bé trai đã được cứu sống sau 1 tháng nhập viện điều trị.

Như vậy có thể thấy đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đối tượng. Vụ việc bé 3 tuổi đột quỵ như tiếng chuông cảnh báo phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề sức khỏe của con nhỏ.

Nội dung dưới đây Vietmec sẽ trình bày chi tiết các vấn đề liên quan để phụ huynh có cái nhìn rộng hơn, từ đó phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Phân loại bệnh lý đột quỵ ở trẻ em

Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, bệnh lý đột quỵ ở trẻ nhỏ được phân loại thành 2 nhóm chính như sau:

  • Đột quỵ xảy ra từ 28 tuần thai đến 28 ngày sau khi sinh: Trường hợp này được gọi là bệnh lý đột quỵ chu sinh. Nguyên nhân gây bệnh thường là do nhiễm trùng, chấn thương, ngạt khi sinh hoặc vì bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông máu. Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra nếu mẹ bị tiền căn vô sinh hoặc trong quá trình mang thai bị nhiễm trùng ối, thiếu ối, vỡ ối sớm, hút khi sinh, mổ cấp cứu,… Thậm chí nếu mẹ bị tiền sản giật hay rối loạn đông máu cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị bệnh lý đột quỵ.
  • Đột quỵ xảy ra từ 28 ngày sau khi sinh đến 18 tuổi (còn gọi là đột quỵ trẻ em): Đột quỵ ở trẻ nhỏ thường được chia thành 3 nhóm nguyên nhân phổ biến là bệnh tim bẩm sinh, bóc tách động mạch và bệnh lý tắc hẹp về mạch máu não bẩm sinh. Bệnh thường có triệu chứng tương tự đột quỵ ở người lớn như méo miệng, tay chân yếu, thị lực rối loạn, rối loạn ngôn ngữ,…
Bệnh lý đột quỵ ở trẻ nhỏ chia thành 2 loại với những đặc điểm riêng
Bệnh lý đột quỵ ở trẻ nhỏ chia thành 2 loại với những đặc điểm riêng

Các chuyên gia lý giải vì sao bé 3 tuổi đột quỵ

Đối với trường hợp bé 3 tuổi đột quỵ, nguyên nhân gây bệnh là xuất huyết não do vỡ túi phình. Còn về nguyên nhân gây bệnh đột quỵ ở trẻ nhỏ nói chung thường có 2 dạng phổ biến là: Đột quỵ xuất huyết và đột quỵ nhồi máu. Ở trẻ nhỏ đột quỵ xuất huyết khá hiếm gặp nhưng lại xảy ra nhiều hơn so với đột quỵ nhồi máu.

Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết ở trẻ nhỏ thường là do vỡ dị dạng mạch máu não hoặc do vỡ túi phình mạch máu não. Ngoài ra bệnh còn có thể xảy ra do các bệnh lý về rối loạn đông máu.

Trong đó bệnh lý về rối loạn đông máu thường là do thiếu hụt vitamin K. Theo kết quả nghiên cứu, vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp một số yếu tố đông máu ở gan. Khi thiếu các yếu tố này cơ thể sẽ dễ bị chảy máu hơn. Có đến 90% trẻ em bị xuất huyết não do thiếu vitamin K. 

Theo Nguyễn Huy Thắng – Chủ tịch Hội Đột quỵ TP. HCM kiêm Trưởng khoa bệnh lý Mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115): Bé 3 tuổi đột quỵ nói riêng hay bệnh lý đột quỵ ở trẻ em nói chung xảy ra là một thách thức không nhỏ trong việc chẩn đoán cũng như điều trị. Đây là bệnh lý hiếm gặp và có dấu hiệu khá mờ nhạt, dễ bị nhầm lẫn với viêm màng não, co giật hay yếu liệt tay chân,… Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng, cụ thể nó khiến bác sĩ bỏ sót ca bệnh, chậm trễ giờ vàng để cứu sống bệnh nhân.

Em bé 3 tuổi bị đột quỵ khác gì so với người lớn? Mức độ nguy hiểm thế nào?

Bệnh lý đột quỵ nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ nhồi máu hay xuất huyết. Tuy nhiên, một khi đã ghi nhận có dấu hiệu đột quỵ đều nhận định là bệnh lý nặng cho dù xảy ra ở trẻ nhỏ hay người lớn.

Đối với những trường hợp bị đột quỵ xuất huyết não, nếu không được điều trị kịp thời, máu chèn ép vào nhu mô não gây tổn thương các trung khu thần kinh ở thân não, nguy cơ dẫn đến tụt não, tử vong là rất cao.

[pr_middle_post]

Đột quỵ ở trẻ nhỏ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm
Đột quỵ ở trẻ nhỏ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm

Phương pháp điều trị đối với những trường hợp 3 tuổi đột quỵ nói riêng và trẻ em nói chung không quá khác biệt so với người lớn. Chỉ là đột quỵ ở trẻ nhỏ thường khó nhận biết hơn so với người lớn. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Một số di chứng thường gặp ở trẻ nhỏ bị đột quỵ xuất huyết não là:

  • Liệt vận động.
  • Chậm phát triển tinh thần.
  • Động kinh.
  • Ứ nước não thất khiến trẻ nhỏ đối diện nguy cơ tàn tật suốt đời.

Nhận biết đột quỵ ở trẻ em bằng dấu hiệu nào?

Vụ việc bé 3 tuổi đột quỵ khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng, không biết làm sao để nhận biết bệnh lý. Giải đáp về vấn đề này chuyên gia cho biết, biểu hiện của đột quỵ ở từng ca bệnh sẽ khác nhau. Có những trường hợp biểu hiện rõ ràng như liệt nửa người, méo miệng, nói đỡ,… Với những dấu hiệu này, việc chẩn đoán, điều trị không hề khó khăn.

Tuy nhiên có một số trường hợp bệnh không có biểu hiện rõ ràng gây khó khăn trong việc điều trị. Biểu hiện mơ hồ ở những trường hợp này như bé bỏ bú, đau đầu, nôn ói, đầu óc lơ mơ,…

Nhìn chung dấu hiệu nhận biết đứa bé 3 tuổi bị đột quỵ tai biến nói riêng và trẻ nhỏ đột quỵ nói chung khá giống với người lớn. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến những thay đổi của bé để có phương pháp xử lý kịp thời. Cụ thể khi thấy bé có những dấu hiệu bất thường phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị sớm.

Đau đầu là một trong những dấu hiệu của đột quỵ
Đau đầu là một trong những dấu hiệu của đột quỵ

Lời khuyên cho phụ huynh phòng chống đột quỵ ở trẻ nhỏ

Bé 3 tuổi đột quỵ là hiện tượng cảnh báo những nguy hiểm đe dọa sức khỏe. Đối với trẻ nhỏ, phòng ngừa đột quỵ hiện được xem như một thách thức lớn, là khó khăn chung của cả thế giới.

Vì không giống với người lớn, các bệnh nhân đột quỵ thường có yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, béo phì, xơ vữa động mạch,… Thế nhưng ở trẻ em lại không có những yếu tố nguy cơ này.

Như đã nói, nguyên nhân khiến em bé 3 tuổi bị đột quỵ thường do bẩm sinh, dị dạng động mạch não hoặc túi phình mạch máu não với những biểu hiện không rõ ràng. Vì thế rất khó để phòng ngừa căn bệnh đột quỵ ở trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, người lớn có thể thực hiện phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi lối sống, kiểm soát huyết áp, tiểu đường, tập thể dục. Thế nhưng ở trẻ nhỏ, theo các y văn cũng không ghi nhận những biện pháp phòng ngừa ngay từ trong bụng mẹ.

Vì vậy để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực do đột quỵ gây ra với trẻ nhỏ, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến các thay đổi bất thường ở con trẻ. Ngay khi thấy bé có hiểu hiện co giật, lơ mơ, liệt người, nôn trớ,… cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Bé 3 tuổi đột quỵ là trường hợp mới xảy ra trong thời gần đây, bệnh gây nên những nguy hiểm đe dọa sức khỏe. Vì vậy phụ huynh tuyệt đối không chủ quan với căn bệnh này, nó có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào. Hãy xây dựng thói quen sống lành mạnh cho bản thân và trẻ nhỏ ngay từ bây giờ để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Acid Acetylsalicylic hay còn được gọi là Aspirin

Acid Acetylsalicylic Là Thuốc Gì? Thành Phần, Công Dụng Và Lưu Ý

Acid Acetylsalicylic là loại thuốc giảm đau, hạ sốt đang phổ biến trên thị trường hiện nay. Acid Acetylsalicylic có...

Thuốc chống đột quỵ Hàn Quốc

TOP 7 Thuốc Chống Đột Quỵ Hàn Quốc An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Hiện nay có nhiều cách ngăn chặn những ca đột quỵ bằng việc sử dụng các thực phẩm chức năng...

thuốc chống đột quỵ của nhật

Review 6 Thuốc Chống Đột Quỵ Của Nhật Bản Phổ Biến Ở Việt Nam

Thuốc chống đột quỵ của Nhật Bản là một trong những sản phẩm được ưa chuộng sử dụng nhất hiện...

đột quỵ mùa đông

Bệnh Đột Quỵ Mùa Đông Tuyệt Đối Không Được Xem Thường

Đột quỵ mùa đông là một dạng bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng...

đột quỵ khi tắm

Đột Quỵ Khi Tắm Đêm Nguy Hiểm Không Được Chủ Quan

Đột quỵ khi tắm là hiện tượng vô cùng nguy hiểm gây tỉ lệ tử vong cao hiện nay. Vậy...

Đột quỵ khi ngủ có tỷ lệ tử vong cao

[Cảnh Báo] Đột Quỵ Khi Ngủ Nguy Hiểm Không Nên Xem Thường

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ...