Bé 8 Tháng Chưa Mọc Răng Có Sao Không?

  • Việc bé 8 tháng tuổi chưa mọc răng là một hiện tượng khá phổ biến và không đáng ngại.
  • Mỗi trẻ có lịch trình phát triển răng mọc khác nhau.
  • Nếu cha mẹ có bất kỳ lo ngại nào về sự phát triển hoặc dấu hiệu bất thường khác, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo bé đang phát triển khoẻ mạnh.

Bé 8 tháng chưa mọc răng: Bình thường hay bất thường?

Thông thường, trẻ em bắt đầu mọc răng từ 4 đến 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ em đều mọc răng theo cùng một thời điểm. Một số trẻ có thể mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn so với mốc thời gian này. Do đó, việc bé 8 tháng chưa mọc răng không phải là điều quá đáng lo ngại.

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ em diễn ra theo một trật tự được mô tả như sau:

  • Tháng thứ 6 bé sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên.
  • Trong khoảng 1 năm đầu đời bé sẽ có khoảng 6 chiếc răng.
  • Khi trẻ được 13 – 19 tháng tuổi thường sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên (hàm trên).
  • Thời điểm từ 25 – 33 tháng tuổi thì trẻ sẽ mọc chiếc răng hàm sữa tiếp theo ở hàm trên.
  • Từ 14 – 18 tháng tuổi là thời điểm trẻ sẽ mọc chiếc răng hàm đầu tiên ở hàm dưới.
  • Bé sẽ mọc chiếc răng hàm thứ 2 ở hàm dưới vào thời điểm khoảng 23 – 31 tháng tuổi.
  • Khi được 2 tuổi trẻ sẽ có khoảng 20 chiếc răng sữa và được chia đều ở cả 2 hàm trên và dưới.
  • Bé sẽ bắt đầu rụng dần răng sữa khi 5 – 6 tuổi và được thay bằng răng vĩnh viễn.
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ theo tháng tuổi

Tuy nhiên, nếu bé chậm mọc răng đi kèm với các biểu hiện như:

  • Kém ăn
  • Nhẹ cân
  • Thấp bé
  • Còi cọc
  • Khó ngủ
  • Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm
  • Quấy khóc,…

Có thể nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt chưa phù hợp. Trường hợp này cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị thích hợp nhằm đảm bảo trẻ có sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh.

Vì sao bé 8 tháng chưa mọc răng?

  • Do yếu tố di truyền từ cha mẹ cho trẻ.
  • Trẻ gặp vấn đề suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển.
  • Nhiễm khuẩn khoang miệng.
  • Cha mẹ cho bé ăn dặm muộn nên phản xạ nhai nuốt không được thích ứng.
  • Cơ thể của trẻ chậm lớn, thiếu các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi,… Bên cạnh đó trẻ còn có thêm một số biểu hiện khác như thóp rộng, bẹp hộp sọ, ngủ không sâu giấc, tóc vành khăn, hay bị đổ mồ hôi trộm vào ban đêm,…

Mẹ cần làm gì khi bé 8 tháng tuổi chậm mọc răng?

  • Thay đổi lối sống: Bổ sung vitamin D, đặc biệt là D3, và canxi hàng ngày, tắm nắng 15-30 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.
  • Cải thiện dinh dưỡng: Đa dạng hóa thực đơn với thức ăn giàu chất béo, sữa và sản phẩm từ sữa, hoa quả tươi. Bé cần uống đủ 500-800 ml sữa mỗi ngày, tránh pha sữa với nước khác.
  • Duy trì giấc ngủ đủ và vận động: Đảm bảo bé ngủ đủ giấc và khuyến khích vận động giúp bé ăn ngon miệng và phòng tránh suy dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn cho mẹ bú: Mẹ nên ăn uống đầy đủ và đa dạng, tăng cường thực phẩm giàu canxi và vitamin để bé nhận được dinh dưỡng tốt nhất.
  • Thăm khám nha khoa: Nếu bé chậm mọc răng kèm theo chậm phát triển, cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, tìm nguyên nhân và giải pháp phù hợp.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android