Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Quanh Mắt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị DỨT ĐIỂM

Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Để bảo vệ đôi mắt cho bé và làn da cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân bệnh, tìm ra cách điều trị an toàn, hiệu quả. 

Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt nguyên nhân do đâu?

Khi gặp tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở quanh mắt, người làm cha mẹ sẽ không khỏi lo lắng. Trên cơ thể, đôi mắt là bộ phận đặc biệt nhạy cảm nên bất cứ di chứng nào cũng có thể ảnh hưởng đến thị lực của trẻ sau này. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt có thể kể đến như việc chăm sóc không đúng cách hoặc do bệnh lý.

Bé nổi mẩn đỏ quanh mắt do chăm sóc không đúng cách

Theo VietmecGroup, trong một số trường hợp, việc chăm sóc không đúng cách có thể khiến con bị nổi mẩn đỏ quanh mắt. Cụ thể, cha mẹ không nên chà xát quá mạnh khiến làn da mong manh của con bị tổn thương và đảm bảo vệ sinh cho bé:

  • Vệ sinh không đảm bảo: Da của trẻ nhỏ đặc biệt mỏng manh, vùng da quanh mắt lại càng nhạy cảm. Do đó nếu cha mẹ vô tình dùng nước hoặc khăn không đảm bảo vệ sinh để lau mặt cho bé, vùng da quanh mắt rất dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ.
  • Do chà xát mạnh: Việc khói bụi hay lông động vật bay vào mắt có thể khiến trẻ khó chịu và dụi mắt. Vì trẻ chưa đủ nhận thức để kiểm soát lực nên việc dụi mắt trong thời gian dài có thể khiến vùng mắt bị tổn thương, từ đó khiến vùng da xung quanh mắt bị nổi mẩn đỏ. Trong trường hợp này, bên cạnh mẩn đỏ mắt bé còn bị đỏ, có gỉ mắt và đau mắt.
Trong một số trường hợp, việc chăm sóc không đúng cách có thể khiến con bị nổi mẩn đỏ quanh mắt.
Trong một số trường hợp, việc chăm sóc không đúng cách có thể khiến con bị nổi mẩn đỏ quanh mắt.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do bệnh lý

Bên cạnh yếu tố vệ sinh, nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt cũng có thể do bệnh lý. Một số căn bệnh phổ biến có thể kể đến như dị ứng nổi mề đay, mụn sữa, do rôm sảy, phát ban do nhiệt hoặc chàm sữa.

  • Dị ứng nổi mề đay

Nổi mề đay là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do bé chưa kịp thích ứng với sự thay đổi môi trường từ trong bụng mẹ ra bên ngoài.  Điều này khiến hệ miễn dịch phản ứng, gây nổi mề đay.

Khi bị nổi mề đay, trên da trẻ sẽ xuất hiện từng nốt hoặc mảng mẩn nhỏ sưng nhẹ hoặc gây ngứa. Chúng có thể có màu trắng, hồng hoặc màu đỏ, có đường biên với vùng da xung quanh. Những nốt mẩn này có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể như cánh tay, quanh mắt, ngực, lưng hoặc đùi,… thậm chí là nổi khắp cơ thể. Do đó nếu trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ quanh mắt thì có thể nguyên nhân là bị nổi mề đay.

Cha mẹ không cần quá lo lắng khi con gặp tình trạng này, bởi thông thường nổi mề đay sẽ tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên nếu sau vài ngày, tình trạng nổi mề đay vẫn không thuyên giảm, thậm chí là lan rộng khiến bé quấy khóc, bỏ bú, mất ngủ,… thì cha mẹ cần đưa con đến cơ quan y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

  • Do mụn sữa

Trong thời gian 3 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải tình trạng mụn sữa. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể bé đang học cách thích ứng với môi trường, cụ thể là tuyến bã nhờn trên da đang học cách bài tiết.

Mụn sữa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ ngứa quanh mắt
Mụn sữa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ ngứa quanh mắt

Giống như tình trạng nổi mề đay, mụn sữa cũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ và sẽ biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị. Tuy vậy khi con bị mụn sữa, cha mẹ cần lưu ý:

Không nên ủ bé quá nóng khiến mồ hôi tiết ra nhiều

Cho bé mặc quần áo thoáng mát, thường xuyên thay quần áo sạch cho trẻ

Lau người bé bằng nước muối ấm giúp cơ thể sạch sẽ hơn

Nếu sau 3 tháng mà các mụn sữa vẫn không mất đi hoặc mụn mọc to hơn kèm theo có mủ thì cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám.

  • Bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do rôm sảy

Khi các ống dẫn mồ hôi bị tắc, các mẩn đỏ sẽ hình thành gây nên cảm giác gai, ngứa gọi là rôm sảy. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ sơ sinh. Khi bị rôm sảy, bé có thể bị mẩn đỏ quanh mắt và nhiều vùng da khác.

Cách khắc phục rôm sảy đơn giản nhất là cha mẹ không nên mặc quần áo quá chật hoặc quá dày cho bé để giảm lượng mồ hôi tiết ra, giữ cho da bé thông thoáng. Đồng thời thường xuyên lau người cho con để tránh tình trạng mồ hôi tích tụ trên da. Ngoài ra cha mẹ cũng cần giữ cho phòng của bé thông thoáng, nhiệt độ vừa phải. 

Nếu trẻ vẫn còn bú sữa mẹ, mẹ nên hạn chế các món ăn có tính nóng như đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, các loại trái cây như vải, mít, sầu riêng,… Thay vào đó, mẹ cẩn ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước để cho con nguồn sữa mát lành, đủ dinh dưỡng.

  • Phát ban do nhiệt gây mẩn đỏ ở mắt trẻ

Nếu trẻ bị sốt phát ban do nhiệt thì có thể gây nên tình trạng kích ứng, khiến cơ thể nổi các vết đỏ kèm theo đầu mủ li ti màu trắng hoặc vàng. Những vết mẩn này xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể, trong đó có vùng da quanh mắt.

Nếu được hạ nhiệt và chăm sóc đúng cách, những nốt đỏ do phát ban sẽ tự biến mất sau vài ngày. Mẹ cũng nên đeo bao tay cho trẻ để tránh con cào gãi gây trầy xước và vỡ các mụn.

  • Chàm sữa

Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng thì rất dễ mắc phải bệnh lý chàm sữa. Bệnh có thể gây nổi mẩn đỏ ở khu vực xung quanh mắt, nhất là đối với các bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. 

Trong thời gian đầu, bệnh sẽ gây ra các nốt mẩn đỏ, có bọng nước, sau đó chuyển sang mủ rồi vỡ ra, tạo nên vảy tiết. Đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị tận gốc bệnh chàm.

XEM NGAY: Trẻ bị NỔI MẨN ĐỎ, MỀ ĐAY và cách khắc phục an toàn, trẻ 1-2 tuổi cũng có thể áp dụng 

Chàm sữa có thể gây nổi mẩn đỏ ở khu vực xung quanh mắt, nhất là đối với các bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. 
Chàm sữa có thể gây nổi mẩn đỏ ở khu vực xung quanh mắt, nhất là đối với các bé từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.

Khi chăm sóc bé đã từng hoặc đang bị chàm sữa, mẹ cần hạn chế cho con ăn những thực phẩm dễ gây kích ứng như đậu phộng, hải sản,… Đồng thời đưa con đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để hạn chế tổn thương do bệnh gây ra, hạn chế bệnh tái phát

Cách xử lý khi bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt

Khi thấy bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt, cha mẹ cần tìm hướng xử lý kịp thời, tránh các biến chứng nặng xảy ra. Bên cạnh cho trẻ dùng thuốc tân dược thì việc chăm sóc bé tại nhà đúng cách cũng vô cùng quan trọng.

Chăm sóc trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh mắt tại nhà

Nếu bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh mắt do thói quen vệ sinh không đúng hoặc trình trạng bệnh không nghiêm trọng thì cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà như sau:

  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi vệ sinh cho bé
  • Vệ sinh cơ thể và thay quần áo cho con thường xuyên để con luôn sạch sẽ, loại bỏ mồ hôi trên da
  • Không cho con mang quần áo quá chật hoặc quá nhiều quần áo gây bí bách
  • Đeo bao tay cho con để bé không gãy, chà xát gây tổn thương da
  • Giữ môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ

Nếu tình trạng mẩn đỏ không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ quan chuyên môn để thăm khám và điều trị kịp thời.

Điều trị mẩn đỏ quanh mắt cho trẻ bằng thuốc

Để xác định nguyên nhân khiến mắt bé bị nổi mẩn đỏ, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được thăm khám. Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp cho trẻ.

Một số loại thuốc mà bác sĩ đưa ra có thể là thuốc chống dị ứng, thuốc kháng sinh hoặc nước muối để vệ sinh mắt. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không thông qua ý kiến bác sĩ, nếu không có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con để hạn chế nguy cơ mắc bệnh
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con để hạn chế nguy cơ bị nổi mẩn đỏ ngứa quanh mắt

Bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ cũng nên lưu ý cách phòng tránh bệnh cho trẻ nhỏ như: Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, vệ sinh cho trẻ bằng khăn sạch, nước sạch, không dùng chung đồ cho bé, bảo vệ mắt cho bé bằng cách đeo kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, tránh gió, bụi bẩn,…

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt, thay vào đó cần đưa con đến bác sĩ để thăm khám và tìm hướng điều trị thích hợp. Nếu được xử lý đúng hướng, con sẽ nhanh chóng hồi phục và tránh được các biến chứng đáng tiếc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android