Bệnh Á Sừng Ở Chân

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh á sừng ở chân là căn bệnh thường hay xuất hiện vào mùa đông khi thời tiết hanh khô và da thiếu độ ẩm. Hiện tượng bong tróc với lớp sừng dày khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và tinh thần. Vậy đâu là phương pháp điều trị tận gốc căn bệnh này? Bài viết sau Vietmec sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để quý độc giả cùng tìm hiểu.

Định nghĩa

Bệnh á sừng ở chân xảy ra khi lớp sừng trên da tổn thương, khô, nứt nẻ và bong tróc. Gót chân và bàn chân là những vị trí dễ dàng bị nhiễm bệnh hơn cả. Bác sĩ chuyên khoa cho rằng đây là bệnh mãn tính, tỷ lệ tái phát cao nếu như không được điều trị sớm và triệt để.

Ở nước ta, bệnh lý á sừng bàn chân gặp nhiều ở các khu vực có điều kiện vệ sinh, y tế kém. Lý do đơn giản do đây là bộ phận dễ dàng tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Bên cạnh đó bệnh lý có lây hay không cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Bác sĩ chuyên khoa cho biết căn bệnh này không xảy ra do sự tấn công của vi khuẩn hay virus. Vì thế bệnh lý vảy nến á sừng chân không có nguy cơ lây lan từ người này sang người khác.

Do đó người bệnh không nên quá lo lắng, đồng thời cũng không nhất thiết phải áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm. Ngoài ra không nên có thái độ kỳ thị hay xa lánh những người không may mắc á sừng gót chân.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bác sĩ chuyên khoa cho biết bệnh á sừng ở chân có các biểu hiểm dễ gây nhầm lẫn với một số loại bệnh lý khác. Tuy vậy vẫn có thể phân biệt thông qua các dấu hiệu sau:

  • Tình trạng da khô ráp: Đây là một trong số những biểu hiện đầu tiên và dễ nhận biết nhất của căn bệnh á sừng ở chân. Bạn có thể kiểm tra bằng cách sờ vào vùng da gót chân, ngón chân và lòng bàn chân để xem có thô ráp hay xù xì hơn các vùng da khác hay không. Nếu có nghĩa là bạn đang mắc bệnh á sừng.
  • Da bong tróc từng mảng: Tình trạng khô ráp kéo dài sẽ gây xảy ra việc bong tróc thành từng mảng. Bác sĩ chuyên khoa gọi đây là hiện tượng sừng hóa. Bề mặt da người bệnh sẽ bong thành nhiều mảng màu trắng và hơi sần sùi.
  • Ngứa ngáy: Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa dai dẳng ở vùng da chân. Việc cào gãi có thể gây ra viêm loét, chảy máu hoặc nhiễm trùng.
  • Nứt nẻ, nhiễm trùng: Đây là biểu hiện của bệnh á sừng ở chân vào thời điểm chuyển mùa hoặc không khí lạnh.
  • Mụn nước: Dấu hiệu nhận biết khi căn bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Các mụn nước có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc mọc theo từng mảng, Khi mụn bị vỡ sẽ chảy dịch kèm ngứa ngáy khó chịu.

Nguyên Nhân

Điều đáng lưu tâm là hiện nay chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh á sừng ở chân. Tuy vậy thông qua việc chẩn đoán và thăm khám bác sĩ chuyên khoa cho biết các nguyên nhân khởi phát bệnh phổ biến nhất là:

  • Yếu tố di truyền: Bố mẹ bị á sừng gót chân thì các con khi sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. Đây được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này.
  • Thường xuyên đi lại, chà xát mạnh: Vùng da gót chân hoặc bàn chân là khu vực thường xuyên phải tiếp xúc, di chuyển khiến mất đi lớp dầu tự nhiên, da nhanh chóng bị khô, thiếu độ ẩm.
  • Thường xuyên ngâm chân bằng nước quá nóng: Ít ai biết rằng nhiệt độ cao của nước có thể làm lớp da mỏng dần, tăng nguy cơ gây nhiễm trùng cho da.
  • Việc vệ sinh không được đảm bảo: Vi khuẩn và virus có thể dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua bụi bẩn hoặc việc tiếp xúc với một số hóa chất gây hại.
  • Thiếu độ ẩm cho da: Da khô, thiếu độ ẩm khiến gia tăng hiện tượng bong tróc, nứt nẻ và tạo điều kiện để các lớp sừng phát triển.
  • Thiếu vitamin: Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi để lớp sừng ổn định, ít xảy ra tình trạng bong tróc.
  • Yếu tố nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố là một trong số nguyên nhân khiến lớp sừng gia tăng độ dày. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ của người mắc. Vì thế phụ nữ mang thai, tuổi tiền mãn kinh hoặc dậy thì là những đối tượng có khả năng cao bị bệnh á sừng ở chân.
  • Yếu tố hóa chất: Những người phải làm việc trong điều kiện thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, hóa chất có nguy cơ cao mắc chứng á sừng gót chân.
  • Môi trường ô nhiễm: Theo các số liệu thống kê được công bố, người sống trong môi trường bị ô nhiễm dễ mắc bệnh á sừng chân hơn so với những người bình thường.

Phòng ngừa

Bệnh á sừng ở chân gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của người mắc. Vì thế bạn nên lưu ý các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, ngăn nguy cơ tái phát.

  • Thực hiện việc vệ sinh bàn chân thường xuyên, tránh việc tiếp xúc trực tiếp với bụi bẩn.
  • Bạn cần hạn chế việc tiếp xúc với một số yếu tố gây bệnh liên quan khác như hóa chất, xà phòng,...
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để có thể làm da mềm hơn, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ nhất là khi trời khô hanh.
  • Bạn không nên ngâm chân trong nước nóng, nước muối thời gian dài và thường xuyên.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo hộ như ủng, giày khi thường xuyên phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất.
  • Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả, đồng thời khi bị á sừng cần kiêng ăn đồ cay nóng, uống nước có cồn, rượu, bia và cà phê.
  • Người bệnh cần luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để việc điều trị diễn ra nhanh hơn.
  • Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn điều trị của bác sĩ. Khi có bất kỳ biểu hiện nào bất thường hãy liên hệ với đơn vị y tế để có phương án xử lý kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Đa phần người bệnh khi mắc á sừng bàn chân hay á sừng gót chân đều lựa chọn biện pháp Tây y để cải thiện các triệu chứng. Nguyên tắc điều trị của phương pháp này là cung cấp nước, dưỡng ẩm da. Từ đó cải thiện tình trạng khô, nứt nẻ, bong tróc đồng thời hạn chế nguyên nhân gây bệnh.

Căn cứ vào triệu chứng và tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Thuốc bôi chữa bệnh á sừng ở chân

Thuốc bôi được chỉ định với hầu hết các trường hợp để có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh. Liều lượng thuốc sẽ thay đổi tùy theo tình trạng bệnh lý.

Ưu điểm của loại thuốc này là giúp nhanh chóng phát huy hiệu quả, sử dụng tiện lợi, dễ dàng. Các loại thuốc bôi á sừng phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Thuốc acid salicylic: Tác dụng giúp da nhanh hồi phục, hạn chế bong tróc và giảm tốc độ sừng hóa, viêm nhiễm.
  • Thuốc dạng mỡ: Tác dụng chống nấm và đặc trị á sừng, nhiễm nấm ở ngoài da.
  • Thuốc chống viêm có corticosteroid: Tác dụng giảm viêm và hạn chế sưng tấy, hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng liên quan của bệnh.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Sử dụng nhằm giảm tình trạng dị ứng da và hiện tượng quá mẫn cảm khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Thuốc uống chữa á sừng ở chân 

Với những trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc dạng uống. Loại thuốc uống được chỉ định sẽ giúp giảm viêm nhiễm và cải thiện triệu chứng bệnh lý á sừng nặng. Trong đó các loại thuốc trị á sừng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Thuốc chống viêm có corticoid: Thường được chỉ định sử dụng trong khoảng thời gian từ 5 tới 10 ngày nhằm ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm và dị ứng ngoài da.
  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng nhằm ngăn chặn tình trạng á sừng đã nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm.
  • Thuốc kháng sinh histamin: Tác dụng làm giảm nhanh các cơn ngứa ngáy khó chịu ở vùng da nhạy cảm. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn,...

Bên cạnh việc sử dụng thuốc uống, bệnh nhân nên sử dụng thêm một số loại kem dưỡng ẩm để có thể xoa dịu cơn ngứa, giảm tình trạng bong tróc đồng thời tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông y, mẹo dân gian cũng là phương pháp chữa bệnh á sừng ở chân được nhiều người lựa chọn. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này ngay tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể mang lại hiệu quả điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh á sừng ở chân bằng lá lốt

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh trong thành phần của lá lốt có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, rất hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn. Vì thế bài thuốc từ lá lốt có tác dụng ngăn chặn tình trạng tróc vảy, ngứa ngáy ở da bị á sừng

Thực hiện bài thuốc này bằng các bước đơn giản sau đây:

  • Người thực hiện cần chuẩn bị khoảng 30g lá lốt tươi, đem ngâm cho sạch đất cát và bụi bẩn.
  • Cho toàn bộ phần lá trầu không đã rửa sạch vào nồi nấu chung với khoảng 1 lít nước.
  • Sau khi nước nguội sử dụng để ngâm chân mỗi ngày 1 lần, thực hiện đều đặn để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Bài thuốc từ lá trà xanh chữa á sừng gót chân hiệu quả

Thành phần của trà xanh có chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Vì thế dược liệu này rất hiệu quả trong việc làm lành các tổn thương và cải thiện tình trạng tróc da chân.

Các bước thực hiện bài thuốc dân gian này như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trà xanh đem rửa kỹ, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng thời gian từ 15 tới 20 phút.
  • Lá trà sau khi ngâm và rửa sạch cần vò nát, cho vào nồi nấu chung với khoảng 2 lít nước.
  • Khi nước nguội bớt, sử dụng để ngâm chân, mỗi lần ngâm khoảng nửa giờ đồng hồ.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android