Bệnh Chàm Có Lây Không? Khả Năng Chữa Khỏi Là Bao Nhiêu?

Bệnh chàm có lây không là nỗi lo của rất nhiều người bởi đây là bệnh da liễu dễ tái phát. Sự xuất hiện của các vùng da bệnh làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Theo các chuyên gia, thực chất cơ chế lây lan của tình trạng này như thế nào?

Bệnh chàm có lây không?
Bệnh chàm có lây không?

Bệnh chàm có lây không?

Chàm da còn gọi là bệnh lý Eczema, thuộc bệnh da liễu mãn tính hiếm khi ảnh hưởng đến tính mạng. Thế nhưng, bởi triệu chứng của nó thường xuyên xuất hiện, vị trí mắc cũng thay đổi, đặc biệt, những người thân chung sống với nhau có thể cùng bị căn bệnh này. Bởi vậy, không ít người lo lắng về khả năng lây nhiễm và chữa khỏi của nó. Vậy thực chất chàm có lây hay không theo các chuyên gia?

Là bệnh lý gây khó chịu khi khiến da thường xuyên nổi mụn nước, làm sần da và ngứa ngáy nhưng chúng ta có thể yên tâm vì tình trạng này không lây trực tiếp do tiếp xúc.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần tại Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam khẳng định chàm là bệnh không lây nhiễm chéo. Tức là căn bệnh này hoàn toàn không lây từ người sang người qua các con đường tiếp xúc. Tuy nhiên, bà cũng cho biết điều mà bạn không thể chủ quan, đó là: Các biểu hiện của Eczema có thể lây từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng cơ thể.

Cơ chế lây lan

Chàm da còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như là yếu tố môi trường, dị nguyên, thời tiết, và cả di truyền. Bởi vậy, những người bị các bệnh ở gan, thận có khả năng bị Eczema cao hơn người bình thường.

Sở dĩ bệnh dễ phát tán trên các vùng da của cơ thể cũng do đặc thù riêng của nó. Khi vùng da bị tấy đỏ rồi nổi mụn, người bệnh thường bị cảm giác ngứa chi phối. Lúc này, phản xạ gãi ngứa xuất hiện làm cho mụn nước vỡ ra, làm chảy dịch. Khi dịch lan đến vùng da khác, nó sẽ đem theo yếu tố gây bệnh và tạo nên vùng da viêm nhiễm mới.

Những người có nguy cơ lây lan bệnh trên nhiều vùng da của cơ thể nhất là trẻ nhỏ. Bởi lẽ các bé gần như không kiểm soát được hành động gãi ngứa của mình. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của chúng chưa thực sự hoàn chỉnh, khả năng tự ý thức chăm sóc da còn chưa rõ ràng. Cũng do đó, hiện tượng chàm sữa, chàm da ở trẻ em có nguy cơ gây lở loét và bội nhiễm cao, cha mẹ nên chú ý chăm sóc cho trẻ.

Bệnh chàm di truyền không?

Lý giải về vấn đề này, bác sĩ Nhuần chia sẻ: Nếu như Eczema hình thành do cơ thể nhiễm nấm hoặc chịu ảnh hưởng của yếu tố môi trường thì không có tính di truyền. Tuy nhiên, trường hợp nguyên nhân bị chàm là do vấn đề ở hệ miễn dịch hoặc nội tiết tố thì khả năng đó là do di truyền từ đời này qua đời sau. Như vậy, bệnh chàm có khả năng truyền nhiễm qua gen.

Chàm có tính di truyền nhưng khi chịu tác động của các yếu tố ngoại sinh mới dễ biểu hiện ra ngoài
Chàm có tính di truyền nhưng khi chịu tác động của các yếu tố ngoại sinh mới dễ biểu hiện ra ngoài

Trên thực tế, thống kê cho biết tỷ lệ bệnh nhân bị chàm do di truyền lên đến 60%. Có nghĩa là đa số người bị bệnh chàm đều có khả năng di truyền cho con cái. Thế nhưng không phải tất cả họ đều vậy, cũng có trường hợp cha mẹ bị nhưng con cái không bị ảnh hưởng. Nguyên nhân là do yếu tố bệnh không có điều kiện để phát tác. Theo đó, bác sĩ cho biết thêm, vấn đề di truyền của bệnh chàm là có thể nhưng điều kiện biểu hiện bệnh còn có sự tác động thêm bởi yếu tố bên ngoài. Chẳng hạn như môi trường sống, chế độ sinh hoạt…

Do đó, nếu muốn giảm thiểu nguy cơ di truyền bệnh cho con cái, cha mẹ và bản thân mỗi người cần hiểu rõ về cơ chế lây bệnh và cách phòng ngừa chàm da. Cần tích cực xây dựng lối sống khoa học, hạn chế dùng hóa chất, bảo vệ môi trường và không gian sống xanh sạch đẹp.

Chàm da chữa được không?

Bên cạnh vấn đề bệnh chàm có lây không thì khả năng chữa khỏi cũng làm nhiều người lo lắng. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho hay vì là bệnh mãn tính nên chàm da có khả năng tái đi tái lại nhiều lần. Khả năng chữa khỏi bệnh là không hoàn toàn, mọi cách chữa hiện nay chỉ đang nhằm vào triệu chứng.

Sở dĩ có các tình trạng như vậy là bởi:

  • Thứ nhất, như đã nói ở trên, chàm da chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố di truyền. Căn nguyên của bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với nguồn gen.
  • Thứ hai, các biểu hiện bệnh phát triển theo giai đoạn, chu kỳ. Đôi khi bệnh nhân lầm tưởng là bệnh đã khỏi nên chủ quan, không chăm sóc da kỹ.
  • Thứ ba, vì đây là bệnh ngoài da ít ảnh hưởng đến tính mạng nên nhiều người có tâm lý coi thường. Chỉ khi da bị tổn thương nặng và cảm giác ngứa ngáy chi phối mạnh, họ mới tìm cách chữa.

Lúc này, các triệu chứng bệnh đã ăn sâu vào da, khả năng bội nhiễm và tái phát là rất cao. Bệnh nhân bị chàm ở chân, tay không chỉ bị sẹo ở vùng da bệnh, bị tái phát nhiều lần mà còn có khả năng truyền nhiễm cho con cái.

Bệnh chàm có lây không, câu trả lời là không; nhưng bệnh chàm có chữa được không, theo các chuyên gia, có thể khắc phục được triệu chứng.

Tuy dễ bị mãn tính và không thể khỏi hẳn nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, loại trừ được nguyên nhân gây bệnh, đồng thời chăm sóc da và ăn uống, sinh hoạt điều độ thì chúng ta có khả năng kiểm soát được bệnh.

Các cách chữa chàm hiệu quả

Các phương pháp chữa chàm hiện nay đều nhằm kiểm soát triệu chứng, hạn chế tái phát nhất. Nó bao gồm cả các mẹo dân gian, cách dùng thuốc Tây và sử dụng Đông dược. Mỗi cách chữa đều có ưu và nhược điểm riêng, người bệnh nên tìm hiểu và cân nhắc sử dụng cho phù hợp.

Chữa mẹo dân gian

Tại nước ta có nhiều cây nam dược đem lại hiệu quả trị chàm đã được sử dụng. Rất nhiều người chọn cách chữa này bởi lẽ nó tiết kiệm chi phí, dễ làm và lành tính.

Muối hạt dùng trong chữa bệnh chàm tại nhà
Muối hạt dùng trong chữa bệnh chàm tại nhà
  • Chữa bằng trà xanh: Dùng 100g lá chè tươi đem rửa sạch, để ráo nước rồi vo nhẹ nhưng không quá nát. Đun nước sôi lên và thả lá vào, sau đó đun tiếp 10 phút rồi để nguội. Ngâm rửa vùng da bệnh với nước lá chè một cách nhẹ nhàng, tránh để vỡ mụn.
  • Sử dụng muối: Lấy muối hạt rang lên khoảng 10 phút sao cho hạt muối trắng ra và hơi ngả vàng. Sau đó đem giã nhỏ rồi đắp lên vùng bệnh. Sau vài tuần thực hiện như vậy mụn sẽ giảm và da bớt ngứa.
  • Chữa chàm bằng lá ổi: Sử dụng lá ổi tươi bánh tẻ đem rửa sạch bụi bẩn. Cũng đun sôi nước và vò nhẹ lá rồi thả vào nồi đun tiếp 5 – 10 phút. Sau đó tắt bếp, đợi nước nguội thì ngâm rửa vùng da bệnh một cách nhẹ nhàng.

Theo bác sĩ Nhuần, chữa chàm bằng mẹo tại nhà lành tính nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào từng người. Thông thường ta chỉ nên áp dụng khi chàm mới khởi phát. Cần chú ý làm sạch nguyên liệu, bề mặt da và theo dõi tiến triển của bệnh trong quá trình chữa trị.

THAM KHẢO:

Chữa bằng Tây y

Với những tổn thương da khá nặng và gây khó chịu nhiều, thuốc Tây sẽ cho hiệu quả nhanh chóng. Nó làm giảm viêm, ngừa khuẩn và hỗ trợ làm lành da nhanh chóng hơn.

Trong các thuốc tân dược, người ta chỉ ra những loại sau có tác dụng trị chàm mạnh:

Một số thuốc trị chàm dùng theo đường bôi trực tiếp
Một số thuốc trị chàm dùng theo đường bôi trực tiếp
  • Thuốc bôi ngoài da như Jarish, vioform cho hiệu quả cân bằng độ ẩm da, giảm nứt nẻ và bong vảy, cải thiện sức khỏe da sau tổn thương.
  • Các thuốc kháng histamin H1 và H2 giúp giảm ngứa, dùng cho trường hợp lên nhiều mụn nước.
  • Các thuốc chứa corticoid hoặc hidrocorticoid dùng bôi ngoài da hoặc uống có tác dụng chống viêm, ngừa dị ứng và tăng cường miễn dịch.

Nhìn chung, điểm ưu việt của những tân dược này là cho hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt. Thế nhưng hạn chế của nó chính là làm người bệnh bị lờn thuốc hoặc gặp phải tác dụng phụ. Để giảm thiểu nguy cơ này mà vẫn chữa bệnh hiệu quả, nhiều người đã lựa chọn dùng bài thuốc Đông y.

Thuốc Đông y trị chàm

Hiện nay có khá nhiều bài thuốc quý cổ truyền trị chứng chàm đỏ, chàm hoa hiệu quả vẫn còn được lưu truyền và đề cao. Dưới đây chính là một số được sử dụng nhiều nhất.

Một vài vị thảo dược dùng trong trị bệnh ngoài da
Một vài vị thảo dược dùng trong trị bệnh ngoài da

Bài thuốc số 1

Đây là thuốc kết hợp từ Trợ tang bì của Hải Thượng Lãn Ông và một công thức cổ của người Tày. Bài thuốc có tên Thanh bì dưỡng can, gồm 3 loại thuốc uống, ngâm và bôi.

Thuốc uống:

  • Chiết xuất từ kê huyết đằng, đan sâm, dạ dao đằng và nhiều vị thảo dược quý hiếm khác.
  • Có công dụng giải độc, làm ổn định cơ địa và trị viêm ở vùng da bị chàm.
  • Người bị bệnh chàm nên sử dụng thuốc uống Thanh bì dưỡng can vào mỗi sáng và tối sau ăn 30 phút.

Thuốc ngâm rửa:

  • Chiết xuất từ cây sài đất, xuyên tâm liên và một số cây lá khác.
  • Đem lại hiệu quả khoanh vùng tổn thương da và làm tiêu viêm ở ổ bệnh.
  • Bệnh nhân ngâm rửa với liều lượng tương ứng với mức độ bệnh, tiến hành mỗi ngày đều đặn để có hiệu quả cao.

Thuốc bôi:

  • Chiết xuất từ đương quy, hồng hoa và nhiều vị liên quan.
  • Cho công dụng làm tái tạo da từ sâu trong biểu bì, từ đó làm lành tổn thương và giảm triệu chứng bệnh.
  • Người bệnh bôi vài lần trong ngày sau khi đã vệ sinh sạch vùng da bệnh.

Bài thuốc số 2

Thuốc này do Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam nghiên cứu, phát triển, lấy tên là An Bì Thang. Công thức chữa bệnh đầy đủ của nó cũng bao gồm 3 bài thuốc:

  • Thuốc uống: Chiết xuất từ dây tơ hồng xanh, cây diếp dại và một số vị khác như vỏ gạo, ngân hoa.
  • Thuốc ngâm rửa: Chiết xuất từ hoàng liên, lá cây trầu và nhiều vị khác.
  • Thuốc bôi: Chứa tinh chất có trong cây vảy ngược, bí đao và một số thảo dược.
Bạn không chỉ cần biết bệnh chàm có lây không, việc chữa trị thế nào an toàn lành tính cũng quan trọng
Bạn không chỉ cần biết bệnh chàm có lây không, việc chữa trị thế nào an toàn lành tính cũng quan trọng

An Bì Thang có tác dụng trừ thấp, thanh nhiệt, hỗ trợ chức năng gan. Từ đó cải thiện sức khỏe làn da và bệnh chàm.

Thuốc trị viêm da từ viện Quân Dân 102

Cũng là một đơn vị chữa bệnh bằng thuốc y dược cổ truyền, bệnh viện Quân Dân 102 đã cho ra đời bài thuốc trị viêm da dùng cho nhiều trường hợp như vảy nến, viêm da cơ địa… và bệnh chàm. Trong đó có:

  • Thuốc uống: Chứa rau diếp dại và khổ sâm, hoàng càm cùng nhiều vị khác như hạ khô thảo, tang bạch bì.
  • Kem bôi: Bào chế từ tinh chất lá trầu, ô liên rô và một số vị.
  • Thuốc ngâm rửa: Sắc kỹ từ các vị như dâu tằm, ô liên rô, ngân hoa và vài vị khác.

Kết hợp các thuốc này sẽ co hiệu quả trị viêm, thanh lọc cơ thể, trừ thấp cho bệnh nhân chàm da.

Nhìn chung bệnh chàm có lây không là vấn đề quan trọng nhưng việc chữa trị thế nào cũng quan trọng không kém. Người bệnh cần biết cân nhắc cách chữa trị thực sự an toàn, lành tính và phù hợp để áp dụng lâu dài. Bởi lẽ đây là bệnh mãn tính chỉ có thể kiểm soát triệu chứng mà chưa có thuốc làm dứt hẳn nên cần hạn chế dùng thuốc có tác dụng phụ.

Bệnh chàm có lây không? Các lưu ý cần biết

Giải quyết vấn đề bệnh chàm có lây không, lây qua đường nào… cuối cùng vẫn phải nhằm đến mục đích chữa thế nào cho đúng. Như đã nói ở trên, việc điều trị chàm hiện nay có nhiều cách nhưng chỉ giúp kiểm soát bệnh. Để hạn chế tái phát và ngừa bội nhiễm, tốt nhất, người bệnh cần thực hiện các biện pháp để phòng ngừa biểu hiện, loại trừ nguyên nhân. Theo đó nên:

Vệ sinh không gian sống thường xuyên và chú ý đeo gang tay khi thực hiện
Vệ sinh không gian sống thường xuyên và chú ý đeo gang tay khi thực hiện
  • Dùng nhiều các loại rau và củ quả giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể các chất để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp da mềm mịn hơn, cải thiện được sức khỏe.
  • Dùng thêm cá biển, các loại ngũ cốc cung cấp chất béo lành mạnh, bổ sung nguồn thức ăn giàu đạm để tái tạo năng lượng cho cơ thể mỗi ngày.
  • Sử dụng đủ nhu cầu nước cho mỗi ngày và uống phân đều theo giờ để hỗ trợ cơ thể hoạt động và đào thải độc tố, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da.
  • Không uống các loại rượu bia và chất kích thích khác làm gia tăng kích ứng trong cơ thể.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay và chiên rán để tránh tăng hiện tượng viêm hay kích ứng da.
  • Vệ sinh làn da mỗi ngày đúng cách, có thể dùng thêm các thảo dược trong quá trình tắm gội. Hạn chế tối đa việc dùng các sản phẩm chứa hóa chất tẩy rửa không an toàn cho da.
  • Nên dùng các loại nước lá như lá chè, nha đam, ổi tươi, búp bàng non để làm sạch các vùng da bệnh.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như xà phòng, nước rửa bát, thuốc hóa học độc hại.
  • Không dùng thuốc Tây quá liều hoặc liên tục nhiều ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
  • Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng và có khả năng thấm hút mồ hôi. Không dùng đồ ẩm ướt dính nước quá lâu.
  • Luôn vệ sinh nhà cửa và giữ không gian làm việc, sinh hoạt thoáng mát và sạch sẽ.
  • Nếu dị ứng với mạt bụi, phấn hoa, lông chó mèo, cần hạn chế tiếp xúc với chúng. Hãy trang bị quần áo đầy đủ khi đi ra ngoài và trong lúc làm việc.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ban trưa làm da bị ảnh hưởng xấu.

Bệnh chàm có lây không và khả năng di truyền cùng các cách chữa trị đã được chuyên gia giải đáp khá nhiều. Người bệnh cần chú ý tìm hiểu, nắm bắt thông tin và phòng ngừa bệnh lây lan, tái phát. Cần đến cơ sở y tế ngay khi thấy dấu hiệu bệnh chàm xuất hiện hoặc chuyển nặng.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc trị bệnh chàm có các dạng nào, loại nào nên dùng?

TOP 12 Loại Thuốc Trị Bệnh Chàm Hiệu Quả Và An Toàn Nhất 2023

Hiện nay, tại các cửa hàng thuốc, chúng ta có thể tìm thấy nhiều loại thuốc trị bệnh chàm. Sự...

Chàm sữa

Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Chàm sữa ở trẻ em là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ em hiện nay. Khi bé mắc...

Chàm bội nhiễm là gì? Mức độ nguy hiểm của bệnh và cách điều trị

Chàm Bội Nhiễm Là Gì? Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Trị Dứt Điểm

Chàm bội nhiễm là mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh chàm do có sự tấn công của virus vào...

Bệnh chàm kiêng ăn gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi nhất?

Bệnh Chàm Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi Nhất?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị các...

Chàm cơ địa là tình trạng bệnh da liễu hay gặp ở trẻ

Tại Sao Bé Bị Chàm Cơ Địa? Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị An Toàn

Chàm cơ địa ở trẻ là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặc dù không...

Bệnh chàm bìu có tên tiếng Anh là Scrotal dermatitis

Bệnh Chàm Bìu Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa Từ Gốc

Chàm bìu là bệnh da liễu phổ biến và thường xảy ra ở nam giới với những triệu chứng điển...

Bài Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Bài Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Trong thời gian gần đây, không ít bệnh nhân truyền tai nhau về loại lá tắm thảo dược trị viêm...

Đánh giá của chuyên gia và người bệnh về bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa chàm da hiệu quả

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang được biết đến là giải pháp điều trị các vấn đề Da liễu...