Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Mì Tôm Không? Cần Lưu Ý Gì?

Mì tôm thuộc nhóm thức ăn nhanh với hàm lượng dưỡng chất rất thấp nhưng lại được nhiều người yêu thích và bổ sung vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy với những người bị gút thì mì tôm là thực phẩm có nên sử dụng khi đang điều trị bệnh không? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

Mì tôm có cách dùng tiện lợi và có hương vị đậm đà nên được rất nhiều người bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày
Mì tôm có cách dùng tiện lợi và có hương vị đậm đà nên được rất nhiều người bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày

Gút là bệnh lý mãn tính với đặc trưng là tích tụ tinh thể muối urat tại khớp, kích thích phản ứng viêm sưng xảy ra. Khi bệnh gút cấp tính khởi phát, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội tại khớp kèm theo viêm và sưng đỏ. Lúc này, khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu không điều trị đúng cách, khớp sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và hình thành nên biến chứng của bệnh gút.

Khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ lên phác đồ điều trị gút cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa học giúp quá trình điều trị bệnh nhanh mang lại hiệu quả.

Tác hại của mì tôm đối với người bị gút

Mì tôm là thực phẩm tiện lợi được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vai trò của mì tôm là cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách nhanh chóng để có thể thực hiện các hoạt động sống hàng ngày, trung bình một gói mì tôm chứa khoảng 350kcal. Tuy nhiên, mì tôm lại là thực phẩm nghèo nàn dinh dưỡng, nếu sử dụng thường xuyên sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt dưỡng chất một cách nghiêm trọng.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, ăn mì tôm thường xuyên và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khởi phát như cao huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì, loãng xương, suy thận,… Với những người bị gút, chế độ ăn uống hàng ngày cần phải kiêng khem kỹ càng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh. Việc duy trì thói quen ăn mì tôm hàng ngày khi bị gút sẽ gây ra các tác hại sau đây:

Các thành phần trong mì tôm nếu nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe
Các thành phần trong mì tôm nếu nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây hại đến sức khỏe
  • Mì tôm chứa hàm lượng muối rất lớn, nếu bạn tiêu thụ sẽ gây tích nước bên trong cơ thể. Điều này đã gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric qua thận và khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
  • Muối cùng các chất bảo quản có trong mì tôm sẽ kích thích phản ứng viêm tại khớp, lúc này bạn sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn.
  • Ăn nhiều mì tôm cũng là nguyên nhân gây tăng cân do hàm lượng tinh bột và chất béo trong mì rất cao. Việc tăng cân mất kiểm soát khi bị gút sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
  • Thói quen ăn mì tôm khi bị gút còn làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương và thiếu hụt dưỡng chất nạp vào cơ thể.

Bị bệnh gút có ăn mì tôm được không?

Người bị gút nên sử dụng các loại mì lành mạnh thay cho mì tôm
Người bị gút nên sử dụng các loại mì lành mạnh thay cho mì tôm

Với người bình thường, mì tôm được xem là thực phẩm không lành mạnh nên cần hạn chế sử dụng. Còn với những người bị gút thì đây là thực phẩm cần phải tránh xa nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Thay vì ăn mì tôm bạn có thể sử dụng các loại mì khác lành mạnh hơn như mì gạo lứt, mì gạo, mì rau củ,… Thành phần dưỡng chất trong các loại mì này khá đa dạng như chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Tuy nhiên, bạn không thể ăn trực tiếp như mì ăn liền mà phải nấu cùng nhiều nguyên liệu khác nhau.

Nhưng với những người nghiện mì tôm thì việc loại bỏ mì ra khỏi thực đơn ăn uống một cách hoàn toàn trong thời gian ngắn là điều không thể. Ở trường hợp này, bạn vẫn có thể ăn mì tôm nhưng chỉ nên sử dụng với liều lượng ít để giảm cảm giác thèm cho đến khi cai được hoàn toàn. Đồng thời, bạn cũng nên thay đổi thói quen ăn mì tôm sao cho phù hợp giúp làm giảm tác hại của mì tôm lên sức khỏe. Cụ thể là:

Chần mì qua nước sôi giúp loại bỏ bớt chất béo có hại cho sức khỏe
Chần mì qua nước sôi giúp loại bỏ bớt chất béo có hại cho sức khỏe
  • Thay vì ăn hết 1 vắt mì tôm thì bạn chỉ nên ăn khoảng 1 nửa. Tần suất ăn mì tôm an toàn cho người bị gút là 2 lần/tháng.
  • Không nên sử dụng gói gia vị và gói mỡ trong mì giúp hạn chế lượng mỡ cũng như lượng muối nạp vào cơ thể.
  • Trước khi nấu mì để sử dụng, bạn nên trụng mì qua nước sôi một đến hai lần để loại bỏ bớt chất béo trong mì.
  • Khi ăn mì tôm bạn nên ăn kèm với các loại thực phẩm dinh dưỡng khác như  rau xanh, thịt lợn nạc, ức gà,… giúp cung cấp thêm vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể
  • Uống nhiều nước hoặc sử dụng thêm các loại thực phẩm có tính mát khi ăn mì để tránh tình trạng nóng trong, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình đào thải acid uric dư thừa.
Ăn kèm các loại thực phẩm dinh dưỡng cùng với mì tôm để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể
Ăn kèm các loại thực phẩm dinh dưỡng cùng với mì tôm để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể

Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Bị gút có ăn mì tôm được không?” bạn có thể tham khảo. Để quá trình điều trị bệnh gút nhanh mang lại hiệu quả, bạn cần tránh sử dụng mì tôm. Thay vào đó, hãy tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tăng đào thải acid uric vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống hỗ trợ điều trị gút cho phù hợp.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xét Nghiệm Acid Uric Để Làm Gì? Phương Pháp Thực Hiện

Xét nghiệm acid uric được chỉ định thực hiện để theo dõi nồng độ acid uric trong máu, giúp hỗ...

Thuốc navigout mua ở đâu

Thuốc Navigout Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Bán Ở Đâu?

TPCN Navigout là một trong số các dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị gout phổ biến được nhiều người...

Bonigut

Bonigut Có Tốt Không? Giá Bán, Cách Sử Dụng và Lưu Ý

Viên uống Bonigut đang là sản phẩm được rất nhiều người mắc bệnh gout sử dụng hằng ngày để loại...

Cách chăm sóc người bệnh gout

Cách Chăm Sóc Người Bệnh Gout Giúp Nhanh Khỏi

Cách chăm sóc người bệnh gout giúp bệnh nhanh khỏi, hạn chế được nguy cơ tái phát chính là cần...

Các Loại Rau Tốt Cho Người Bệnh Gút Nên Bổ Sung

Rau củ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân bị gút. Chúng cung cấp...

Các Bài Tập Giảm Axit Uric, Hỗ Trợ Điều Trị Gout Hiệu Quả

Các bài tập hỗ trợ đào thải acid uric mà người bị gout nên tăng cường tập luyện là đi...

Uống nước chanh hạ axit uric

Uống Nước Chanh Hạ Axit Uric Thật Không? Cách Sử Dụng

Uống nước chanh hạ axit uric là một thông tin được rất nhiều truyền tai nhau nên những người đang...