Bị Bệnh Gút Có Ăn Được Tôm, Cua, Mực Được Không?

  • Người bệnh gout có thể ăn được tôm, cua, mực
  • Tuy nhiên, nên hạn chế hàm lượng, đảm bảo tiêu thụ không quá 100mg purin trong ngày, không quá 2 lần mỗi tuần
  • Nên chế biến hải sản bằng cách luộc, hấp, nướng. Tránh chiên, xào, rán vì sẽ làm tăng lượng purin trong thức ăn.

Bệnh gút có ăn được tôm, cua và mực không?

Tôm, cua, mực chứa nhiều purin, là chất có thể chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, làm tăng nguy cơ lên cơn gút. Do đó, người bệnh gút chỉ nên ăn một lượng nhỏ tôm, cua, mực (khoảng 80-100g/lần) và không nên ăn quá 2 lần/tuần.

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong một số loại hải sản:

  • Tôm: Hàm lượng purin trong 100gr tôm và tôm hùm lần lượt là 147mg và 102mg
  • Cua: Hàm lượng trong 100gr cua biển là khoảng 152mg purin
  • Mực: Theo USDA National Nutrient Database, 100gr mực chứa khoảng 150 mg purin.

Hải sản là nguồn cung cấp hàm lượng purin cao, bởi vậy người bệnh gout thường được khuyến cáo không nên ăn hải sản. Tuy nhiên, trong hải sản lại chứa nhiều dưỡng chất dồi dào tốt cho sức khỏe. Do đó, thay vì “cấm cửa” hoàn toàn, bạn có thể ăn một mức hợp lý để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến tình trạng làm tăng nguy cơ tái phát các cơn gout cấp tính. 

Tôm là loại hải sản chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và không có nhiều nhân purin
Tôm là loại hải sản chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và không có nhiều nhân purin

Cách ăn hải sản dành cho người bị gút

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh tác động xấu đến quá trình điều trị thì người bệnh cần lưu ý những điều sau đây khi ăn hải sản:

  • Nên chế biến hải sản bằng cách luộc, hấp, nướng. Tránh chiên, xào, rán vì sẽ làm tăng lượng purin trong thức ăn.
  • Hàm lượng purin trong từng loại hải sản là khác nhau. Nhân purin tìm thấy trong tôm, cua và mực được xếp ở mức trung bình nên người bị gút vẫn có thể sử dụng. Còn với các loại hải sản có hàm lượng nhân purin cao như sò, cá ngừ, cá trích, cá cơm… thì người bệnh cần phải tránh xa.
  • Không nên ăn hải sản cùng lúc với nhóm thực phẩm nhiều canxi để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ protein. Một số loại thực phẩm giàu canxi có thể kể đến là khoai lang, bông cải xanh, sữa và chế phẩm từ sữa, cam…
  • Khi ăn hải sản bạn cũng cần tránh uống bia hoặc uống trà. Uống bia sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải acid uric ra bên ngoài và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Còn hàm lượng tanin trong trà khi kết hợp với canxi có trong hải sản sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên sỏi thận.
  • Ngoài việc ăn hải sản thì bạn cũng có thể bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm ít nhân purin khác như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc, thịt nạc,… Đồng thời hạn chế tối đa việc tiêu thụ thịt đỏ, nội tạng động vật, trái cây chua, đồ ăn lên men,…

Với những người bị gút thì các loại hải sản như tôm, cua, mực vẫn có thể bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày do lượng nhân purin trong chúng chỉ ở mức trung bình. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tiêu thụ với liều lượng vừa đủ, nếu ăn quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android