Bệnh Gút Ăn Đậu Phụ Lợi Hay Hại? Thực Phẩm Tốt Cho Bệnh Gút

Đậu phụ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Người bị bệnh gút ăn đậu phụ không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng với liều lượng phù hợp và chọn loại đậu phụ tự nhiên, không qua các khâu chế biến phức tạp.

Đậu phụ là thực phẩm quen thuộc trong các chế độ ăn chay và ăn chay dựa trên thực vật. Tuy nhiên hiện tại có một số nhầm lẫn về việc người bệnh gút ăn đậu phụ là tốt hay xấu và nên ăn bao nhiêu là đủ? Người bệnh có thể tham khảo thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

bệnh gút ăn đậu phụ
Đậu phụ là thực phẩm chế biến từ đậu nành, chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể

Giá trị dinh dưỡng của đậu phụ

Đậu phụ là sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, được sản xuất bằng cách ép sữa đậu nành tươi, đóng thành khối và làm lạnh, tương tự như cách làm phô mai. Đậu phụ là loại thực phẩm truyền thống, quen thuộc ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và một số nước khác.

Hiện tại do phổ biến của các chế độ ăn chay và ăn chay từ thực vật, đậu phụ xuất hiện ngày càng nhiều trong các chế độ dinh dưỡng và thực đơn ăn uống tốt cho sức khỏe.

Đậu phụ chứa một nguồn protein phong phú, gồm các axit amin cần thiết cho cơ thể người. Bên cạnh đó, đậu phụ có nguồn gốc từ thực vật có giá trị sắt, canxi, các khoáng chất như mangan, photpho, đồng, kèm, magie và vitamin B1. Theo các nghiên cứu, giá trị dinh dưỡng cụ thể của đậu phụ bao gồm:

  • Đậu phụ có chứa phytoestrogen có thể giảm mức cholesterol xấu, tăng cường nội tiết tố nữ estrogen và hạn chế nguy cơ ung thư vú.
  • Phytoestrogen trong đậu cũng cũng hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh, cân bằng nồng độ estrogen trong cơ thể và cải thiện một số chức năng tình dục ở phụ nữ trung niên.
  • Cân bằng hệ thống vi sinh vật đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.

Đậu phụ là một nguồn axit amin, sắt, canxi và các vi chất dinh dưỡng dồi dào. Do đó, đậu phụ được xem là một thành phần dinh dưỡng phù hợp, có ích cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, hiện tại có một số nhầm lẫn về việc đậu phụ là tốt hay xấu đối với bệnh nhân gút. Người bệnh có thể tìm hiểu thông tin bệnh gút ăn đậu phụ được không và ăn bao nhiêu để xây dựng thực đơn phù hợp.

Bệnh gút ăn đậu phụ lợi hay hại?

Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây, các bác sĩ cho biết đậu phụ có chiết xuất từ đậu nành, là một nhóm thực phẩm có hàm lượng purin trung bình. Do đó, sử dụng nhiều đậu phụ có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng.

Bệnh gút có ăn được đậu phụ không
Người bệnh gút ăn đậu phụ với số lượng vừa phải có thể cải thiện các triệu chứng

Một số khảo sát của các chuyên gia dinh dưỡng, có khoảng 48% các bác sĩ cho rằng người bệnh gút ăn đậu phụ có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, ý kiến của các chuyên gia có sự thay đổi, một số chuyên gia cho rằng đậu phụ tốt cho bệnh nhân gút và thậm chí có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

Theo các nghiên cứu mới nhất, sữa đậu nành, đậu phụ và các loại protein thực vật khác có kết cấu hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân gút. Bên cạnh đó, đậu phụ được cho là không làm tăng nồng độ axit uric trong máu ở phụ nữ trung niên và phụ nữ đã mãn kinh. Trên thực tế, tiêu thụ sữa đậu nành, đậu phụ và các nguồn protein không phải thịt khác như các loại hạt, đậu phụ và các loại sữa có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng bệnh gout. Theo các chuyên gia, đậu phụ giàu protein lành mạnh và ít purin, do đó người bệnh gút ăn đậu phụ hoặc các sản phẩm từ đậu nành khác hoàn toàn không gây hại.

Theo các phân tích, người bệnh gút có thể thêm đậu phụ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn về số lượng, phương pháp chế biến phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cần cân bằng chế độ dinh dưỡng, phong phú các loại thực phẩm để tránh tình trạng mất cân đối và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Một số lưu ý khi sử dụng đậu phụ cho người bệnh gút

Mặc dù sử dụng đậu phụ được cho là an toàn cho người bệnh gút, tuy nhiên để tránh các rủi ro, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

Bệnh gút có ăn được lạc không
Người bệnh gút nên sử dụng đậu phụ trắng hoặc đậu phụ không thêm chất phụ gia
  • Sử dụng đậu phụ với số lượng phù hợp: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gút nên tiêu thụ không quá 200 gam đậu phụ mỗi ngày. Đậu phụ là một nguồn protein phong phú, lành mạnh, tuy nhiên sử dụng quá nhiều đậu phụ có thể gây tích lũy axit uric trong cơ thể và khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Sử dụng loại đậu phụ phù hợp: Theo các chuyên gia, đậu phụ có nguồn gốc từ đậu nành thiên nhiên không qua khâu chế biến phức tạp là loại tốt nhất dành cho người bệnh gút. Các loại đậu phụ chiên, ngâm hoặc tẩm ướp thường chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như các triệu chứng gút. Do đó, người bệnh gút nên sử dụng các loại đậu phụ non, đậu phụ trắng hoặc các loại đậu phụ chiên giòn vừa phải.
  • Kết hợp đậu phụ với nhiều công thức khác nhau: Để tăng khẩu vị, người bệnh nên kết hợp đậu phụ với nhiều công thức nấu ăn khác nhau như thêm vào các món rau xào với dầu ô liu, hạt mè hoặc kết hợp với mì và salad để tạo thành món mì salad đậu phụ giàu dinh dưỡng.

Các thực phẩm đậu phụ không phù hợp với bệnh nhân gút

Không phải tất cả các sản phẩm từ đậu nành và đậu phụ đều có hàm lượng purin thấp. Một số nghiên cứu cho biết hàm hàm lượng purin ở các sản phẩm đậu phụ ngâm hoặc đậu nành lên men có chứa nồng độ purin trung bình và cao. Do đó, người bệnh gút cần hạn chế tiêu thụ các sản phẩm này để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Một số món ăn tráng miệng có nguồn gốc từ đậu phụ kết hợp với khoai mì, đường nâu và siro có thể không phù hợp với bệnh nhân gút. Các loại thực phẩm này chứa nhiều đường và làm tăng hàm lượng purin, do đó người bệnh gút nên tránh hoặc sử dụng với liều lượng vừa phải.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu, nước tương đậu nành, đặc biệt là nước tương miso và nước dùng umami của Nhật Bản có hàm lượng purin tương đối cao. Các chuyên gia tìm thấy một loại purin cụ thể, gọi là hypoxanthine, chiếm hơn 50% tổng lượng purin trong các sản phẩm này. Điều này chứng tỏ lượng purin bất thường trong nước tương đậu nành tương đối cao và có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh gút.

Mặc dù hầu hết các trường hợp, sử dụng nước tương đậu nành không khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng, nhưng người bệnh nên tiêu thụ với số lượng vừa phải.

Một số thực phẩm phù hợp với bệnh gút

Các chế độ ăn uống và thực đơn dành cho người bệnh gút thường bao gồm trái cây, rau và các nguồn protein không phải thịt, như đậu phụ. Ngoài ra, có một số loại thực phẩm cụ thể có thể mang lại lợi ích cao đối với bệnh nhân gút bao gồm:

Thực đơn cho người bệnh gout
Người bệnh gút cần tuân thủ một chế độ ăn uống ít purin để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng
  • Anh đào chứa sắc tố anthocyanin với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, có thể ngăn ngừa các triệu chứng bệnh gout và các bệnh viêm khớp khác. Sắc tố anthocyanin được tìm thấy trong tất cả các loại quả quả màu đỏ và tím, những quả anh đào, đặc biệt là quả các vị chua thường chứa hàm lượng anthocyanin đặc biệt cao.
  • Vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể và cải thiện các triệu chứng bệnh gút. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể bổ sung 500 miligam mỗi ngày, tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
  • Sữa và các sản phẩm sữa chứa nhiều protein, có thể sử dụng cho người bệnh gút để thay thế protein từ các loại thịt. Theo các nghiên cứu hầu hết các loại sữa đều tốt cho người bệnh gút, tuy nhiên sữa ít béo và sữa tách béo thường mang lại nhiều lợi ích hơn.
  • Nước có thể hỗ trợ thanh lọc cơ thể và giúp thận đào thải axit uric tốt hơn. Theo khuyến cáo, người bệnh viêm khớp nên uống 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, nếu bùng phát các cơn đau gút cấp tính, người bệnh có thể tiêu thụ 16 ly nước mỗi ngày để loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.
  • Cà phê có thể cải thiện một số vấn đề y tế bao gồm bệnh gút. Các bác sĩ cho biết sử dụng cà phê thường xuyên với liều lượng điều độ có thể ngăn ngừa các cơn gút cấp tính và hạn chế các rủi ro không mong muốn.

Đậu phụ là thực phẩm giàu dinh dưỡng và chứa các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Người bị bệnh gút ăn đậu phụ không khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng với liều lượng phù hợp và chọn loại đậu phụ tự nhiên, không qua các khâu chế biến phức tạp. Ngoài ra trước khi thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android