Bệnh Gút Có Dùng Cao Hổ Cốt Được Không? Các Lưu Ý
Dùng cao hổ cốt trị bệnh gút là mẹo được lưu truyền rộng rãi trong gian. Cao hổ cốt được đồn thổi là thần dược trong điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh gút. Vậy thực sự người bị bệnh gút có nên dùng cao hổ cốt không và lưu ý gì? Theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không?
Cao hổ cốt là một loại cao cô đặc được nấu từ xương hổ. Điểm đặc biệt của loại cao này là nấu hoàn toàn bằng xương hổ, không pha lẫn với da thịt như các loại cao động vật khác. Mỗi lần nấu cao hổ phải cần đến 5 bộ xương hổ và trải qua nhiều công đoạn chế biến để có thể cho ra loại cao chất lượng tốt nhất. Từ xa xưa, cao hổ được xem là thần dược phương Đông và được xếp vào nhóm hàng siêu phẩm.
Theo y học cổ truyền, cao hổ cốt có tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ tác động vào kinh can thận. Từ xa xưa, cao hổ cốt đã được tận dụng để điều trị phong hàn và bồi dưỡng gân cốt. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, cao hổ cốt chứa rất nhiều thành phần hoạt chất có lợi cho hệ xương khớp như calcium, magie, photpho, collagen,… Trong dân gian, cao hổ cốt được đồn đại như một loại thuốc có tác dụng thần kỳ trong việc điều trị bệnh xương khớp, trong đó có bệnh gút.
Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh được công dụng trị bệnh của cao hổ cốt đối với cơ thể. Người ta vẫn chưa tìm thấy bất kỳ thành phần nào trong xương hổ có thể ngăn ngừa sự xâm nhập của nhân purin đối với cơ thể, hỗ trợ đào thải nồng độ acid uric trong máu hay hòa tan muối urat tại khớp.
Lưu ý khi dùng cao hổ cốt chữa bệnh gút
Dùng cao hổ cốt chữa bệnh gút chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng. Để bệnh tình nhanh chóng chuyển biến tốt, bạn nên ưu tiên áp dụng các phương pháp trị bệnh khác khoa học hơn. Nếu chọn chữa bệnh gút bằng cao hổ cốt, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Hiện nay, hổ là động vật đã được đưa vào sách đỏ của nhiều quốc gia, có cả Việt Nam. Nhiều quốc gia đã đặt ra lệnh cấm săn bắt hổ. Chính vì vậy, việc mua cao hổ cốt chính hiệu thường rất khó khăn. Nếu có thì thường là cao hổ bán trái phép hoặc cao giả. Nếu chẳng may dùng phải cao giả để trị bệnh có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và gây ra tình trạng “tiền mất tật mang”.
- Cao hổ cốt thường được dùng để ngâm rượu trị bệnh để làm tăng hiệu quả mang lại và có thể bảo quản lâu dài. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thái thành miếng nhỏ rồi ngậm trong miệng cho đến khi tan hết. Bạn chỉ nên sử dụng từ 6 – 12 gram cao hổ/ngày và thời điểm sử dụng tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Việc sử dụng cao hổ cốt vô tội vạ có thể gây ra một số tác động xấu đến sức khỏe như ngộ độc, suy gan, suy thận,…
- Không dùng cao hổ cốt trị bệnh cho những người có cơ địa gầy yếu, bị nóng trong hoặc sốt về chịu, hay lên cơn bốc hỏa, nóng lòng bàn tay chân, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đổ mồ hôi trộm, táo bón, tăng huyết áp,…
- Trước khi dùng cao hổ cốt trị gút, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. Đồng thời, thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân. Sau khi dùng cao hổ, nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường bạn cần báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và nghỉ ngơi điều độ để tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt. Tránh vận động mạnh khi bị đau nhức khiến tổn thương tại khớp trở nên tồi tệ hơn.
Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Bệnh gút có dùng cao hổ cốt được không và lưu ý khi dùng?” bạn có thể tham khảo. Khi bị gút, bạn vẫn có thể điều trị theo y học cổ truyền nhưng hãy ưu tiên các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thay cho cao động vật. Các bài thuốc trị bệnh này có độ lành tính cao, an toàn đối với sức khỏe và có giá thành rẻ hơn rất nhiều.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!