Gút Ở Tay

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh gút ở tay là một thể của bệnh gút nhưng ít gặp hơn. Tuy nhiên, triệu chứng cũng như mức độ nguy hiểm của thể bệnh này cũng không khác gì so với bệnh gút thông thường. Bài viết dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở tay cũng như cách cải thiện hiệu quả bạn có thể tham khảo.

Hình ảnh

Triệu chứng

Khi có các dấu hiệu của bệnh gút nói chung và bệnh gút ở tay nói riêng, bạn cần thăm khám chuyên khoa để xác định mức độ bệnh trạng và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Việc phát hiện và điều trị bệnh ngay từ sớm sẽ hạn chế được tổn thương tại khớp cũng như nguy cơ phát sinh biến chứng.

Chuyên gia cho biết, triệu chứng của bệnh gút ở tay cũng tương tự như bệnh gút thông thường do có cùng một cơ chế gây bệnh. Tuy nhiên, bệnh gút thông thường sẽ gây tổn thương ở chân nhiều hơn. Đồng thời, các triệu chứng mà bệnh biểu hiện ra ngoài sẽ phụ thuộc vào mức độ tổn thương tại khớp nên sẽ có sự khác nhau giữa từng trường hợp. Bạn có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Khớp cổ tay bị sưng to và nóng đỏ không rõ nguyên nhân rồi nhanh chóng lan rộng ra xung quanh, dấu hiệu này khiến bạn dễ nhầm lẫn với tình trạng bong gân.
  • Các khớp ở tay bắt đầu cứng dần và không còn linh hoạt như lúc đầu, điều này đã khiến bạn không thể cầm nắm đồ vật một cách bình thường.
  • Xuất hiện cơn đau nhói hoặc đau nhức bất thường ở vùng cổ tay. Cơn đau sẽ diễn ra kéo dài trong khoảng vài giờ. Ban đêm là thời điểm khởi phát cơn đau thường gặp nhất.
  • Nếu không có biện pháp cải thiện đúng cách, tình trạng viêm sưng và đau nhức ở tay sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Với những trường hợp nặng, chỉ với một cái chạm nhẹ cũng khiến bạn không thể chịu đựng nổi.
  • Vào những ngày sau đó tay sẽ trở nên sưng to, đỏ và sáng bóng trông như quả bóng màu đỏ.

Các triệu chứng của bệnh gút bàn tay thương chỉ diễn ra kéo dài từ 7 – 14 ngày rồi thuyên giảm dần. Nhưng nếu bạn vẫn không có biện pháp chăm sóc đúng cách, cơn đau gút cấp tính sẽ tái phát trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn và thời gian đau cũng kéo dài hơn. Nếu để tình trạng này tái phát nhiều lần sẽ khiến khớp bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra các triệu chứng sau đây:

  • Vùng da xung quanh tay có một số triệu chứng bất thường như ngứa ngáy tại khớp, bong tróc da, hình thành vết tím đỏ trông như nhiễm trùng.
  • Về lâu dài sẽ hình thành nên các hạt tophi, đây là những cục u nổi lên tại khớp ngón tay. Khi các hạt tophi này phát triển lớn sẽ gây lở loét và nhiễm trùng.
  • Gặp khó khăn khi thực hiện một số cử động ở tay do đau nhức và khớp kém linh hoạt. Lâu dài cơ sẽ dần teo lại và gây biến dạng khớp.

Nguyên Nhân

Bệnh gút ở tay được xếp vào nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa với triệu chứng đặc trưng là tổn thương tại khớp gây đau nhức và sưng đỏ. Các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày như thịt đỏ, nội tạng động vật,… có chứa hàm lượng lớn nhân purin. Acid uric là hợp chất được cơ thể sản sinh ra khi phân hủy nhân purin . Sau khi acid uric được hình thành, chúng sẽ hòa tan vào máu và được đào thải ra ngoài thông qua thận.

Nếu chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể bị ảnh hưởng. Lúc này, nồng độ acid uric trong máu sẽ tăng cao, dần lắng đọng tại khớp dưới dạng tinh thể muối urat sắc nhọn và gây ra tình trạng đau gout cấp tính. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội kèm theo sưng đỏ khá khó chịu, điều này đã khiến cho khả năng vận động tại khớp bị suy giảm đáng kể. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ khởi phát bệnh gút ở tay bạn có thể tham khảo:

  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học, mất cân bằng thành phần dưỡng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Gút rất dễ khởi phát ở những người nạp quá nhiều đạm vào cơ thể, thường xuyên sử dụng rượu bia,…
  • Bị thừa cân béo phì sẽ khiến hoạt động của các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể suy giảm đáng kể. Điều này cũng đã khiến cho quá trình đào thải acid uric tại thận bị ảnh hưởng.
  • Tiền sử gia đình có người bị gút thì bạn sẽ có nguy cơ bị gút ở tay cao hơn bình thường. Khởi phát bệnh gút do di truyền là nguyên nhân thường gặp nhất.
  • Mắc các bệnh lý về thận khiến chức năng đào thải độc tố của thận bị suy giảm cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh gút ở tay khởi phát.
  • Nam giới và nữ giới đã qua độ tuổi mãn kinh là những đối tượng có nguy cơ bị bệnh gút cao nhất.

Biến chứng

Bệnh gút ở tay gây ra triệu chứng đau nhức kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Thông thường, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi về đêm khiến người bệnh bị mất ngủ. Lâu dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý khác khởi phát. Nếu bệnh gút ở tay không được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ sớm còn gây ra một số biến chứng sau đây:

  • Sự tích tụ tinh thể muối urat tại khớp sẽ khiến khớp xương bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây viêm khớp và lở loét ngoài da. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng liệt cổ tay.
  • Gút xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu quá cao. Điều này đã khiến chức năng thận bị suy giảm và tạo cơ hội cho các bệnh lý về thận khởi phát như suy thận, sỏi thận,…
  • Bệnh gút ở tay khi chuyển biến nặng còn có thể gây tổn thương van tim và tăng tích tụ máu tại não. Điều này đã tạo cơ hội cho các bệnh lý về tim mạch khởi phát như cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị bệnh gút trong y khoa là cải thiện triệu chứng của bệnh gout cấp, phòng ngừa lắng đọng urat tại khớp để hạn chế khởi phát bệnh trở lại. Với những trường hợp bệnh nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa, nhưng nếu bệnh đã chuyển biến nặng và có nguy cơ phát sinh biến chứng thì cần được điều trị ngoại khoa. Cụ thể là:

  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh và làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Thuốc kháng viêm sẽ được sử dụng để điều trị khi cơn đau cấp tính đang xảy ra. Thuốc giảm acid uric sẽ được chỉ định sử dụng khi bệnh đang diễn ra trong giai đoạn mãn tính giúp hạn chế khởi phát bệnh gút cấp tính. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị gút mà bác sĩ đã đưa ra để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.
  • Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật được tiến hành nhằm loại bỏ các nốt tophi hình thành tại khớp. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện với trường hợp bội nhiễm nốt tophi, biến chứng loét da, xuất hiện hạt tophi làm giảm khả năng vận động. Sau phẫu thuật, người bệnh cần sử dụng thêm thuốc colchicin và thuốc hạ acid uric trong máu để hạn chế khởi phát cơn đau gút cấp tính.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Ngoài việc thực hiện điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng nên chủ động có các biện pháp hỗ trợ điều trị gút tại nhà giúp tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt. Cụ thể:

  • Thực đơn ăn uống hỗ trợ điều trị bệnh gút nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và lợi tiểu. Ví dụ như rau cần, rau cải xanh, quả việt quất,quả anh đào, dưa hấu, dứa,…
  • Hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… Các nhóm thực phẩm chứa nhiều nhân purin và oxalat cũng cần tránh sử dụng.
  • Uống nhiều nước giúp cải thiện chức năng thận và tăng đào thải acid uric ra bên ngoài. Bạn có thể uống nước lọc hoặc các loại trà thảo dược như trà quả nhàu, trà tía tô, trà lá lốt, trà trạch tả,… Nói không với đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Nên duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, tiến hành giảm cân khoa học nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì. Tránh để trọng lượng cơ thể tạo áp lực lớn lên khớp và khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến nặng.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe cũng như độ linh hoạt của xương khớp. Đồng thời, tập luyện còn là cách hỗ trợ đào thải acid uric trong máu khá tốt. Các bộ môn thể thao mà người bệnh nên tập luyện là chạy bộ, bơi lội, đi bộ nhanh,...
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android