Bệnh Lao Xương Chữa Được Không? Các Biến Chứng Để Lại
Lao xương thuộc nhóm bệnh lý nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Việc phát hiện và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm sẽ hạn chế được những tổn thương tại cột sống, đẩy nhanh tốc độ hồi phục và tiết kiệm chi phí điều trị. Vậy bệnh lao xương có chữa khỏi hoàn toàn được không và bệnh có thể gây ra những biến chứng gì? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Bệnh lao xương có chữa được không?
Lao xương là bệnh lý nhiễm khuẩn do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Sau khi chủng vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ tấn công vào phổi và gây ra bệnh lao phổi. Nếu không điều trị, chúng sẽ theo đường máu và hạch bạch huyết để đi đến xương. Khi chúng tập trung trú ngụ ở xương và tấn công phá hủy xương sẽ được gọi là bệnh lao xương. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng viêm tại khớp bị tổn thương, xuất hiện ổ áp xe, cứng khớp, đau nhức xương khớp,… Bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là bệnh lý rất nguy hiểm, cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh phát sinh biến chứng.
Với sự phát triển của nền y học hiện nay thì bệnh lao xương đã có thể chữa khỏi hoàn toàn, điều này đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do bệnh lý này. Tuy nhiên, bệnh lao xương có tiến triển khá phức tạp nên việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những trường hợp vi khuẩn đã phá hủy xương khiến chúng mất đi chức năng vốn có.
Để điều trị dứt điểm bệnh lý này, người bệnh phải sử dụng thuốc kháng lao có tác dụng toàn thân trong thời gian khá dài, từ khoảng 9 – 12 tháng. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra, tránh tình trạng vi khuẩn bị kháng thuốc. Trong thời gian đầu điều trị, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi trên giường cứng trong 4 – 5 tuần để khớp xương được nghỉ ngơi. Sau đó, tiến hành vận động khớp nhẹ nhàng để tránh tính trạng bị cứng khớp.
Ở những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Mục đích của việc phẫu thuật là dẫn lưu ổ áp xe, loại bỏ hết mảnh xương chết bên trong, loại bỏ phần cột sống bị tổn thương,…
Các biến chứng của bệnh lao xương
Chuyên gia cho biết, lao xương là bệnh lý có mức độ nguy hiểm tương tự như ung thư xương. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là bại liệt và thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, đây lại là bệnh lý có tiến triển âm thầm, khiến bạn gặp khó khăn trong việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Điều này đã tạo cơ hội cho bệnh chuyển biến nặng, tấn công gây phá hủy khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động. Lúc này, việc điều trị chỉ có khả năng ngăn cản bệnh tiếp tục tiến triển nặng chứ không thể phục hồi chức năng khớp.
Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và can thiệp chậm trễ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đây:
- Lao lan rộng: Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ không trú ngụ tại một chỗ. Chúng sẽ theo đường máu hoặc hạch bạch huyết để đi đến nhiều cơ quan khác gây nhiễm trùng lan rộng như não, nội tạng, tim,…
- Biến dạng xương: Vi khuẩn lao sau khi xâm nhập vào cột sống, chúng sẽ bắt đầu sinh sôi phát triển và tấn công phá hủy xương. Điều này đã khiến cho đốt sống bị xẹp và gây biến dạng xương.
- Liệt dây thần kinh: Trực khuẩn lao còn có thể tấn công vào dây thần kinh khiến chúng bị tổn thương và hư hại. Lúc này, bạn phải đối mặt với tình trạng liệt chi dưới hoặc liệt tứ chi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
- Cụt chi: Với những trường hợp lao xương đã tiến triển nặng và gây ra những tổn thương không thể khắc phục tại chi, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Bệnh lao xương có chữa khỏi không và gây ra những biến chứng gì?” bạn có thể tham khảo. Lao xương là bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị đúng cách, nếu để bệnh tiến triển nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế, bạn không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị ngay khi có các dấu hiệu của bệnh.
Video liên quan
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!