Bệnh Loãng Xương Có Chữa Được Không? Mất Bao Lâu?

Bệnh loãng xương có chữa khỏi được không và thời gian điều trị mất bao lâu? Đây là thắc mắc mà rất nhiều người đặt ra khi chẳng may mắc phải bệnh lý này. Loãng xương là hiện tượng mất xương diễn ra bên trong cơ thể, điều này đã khiến cho xương khớp dần trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương. Bệnh lý này thường có tiến triển âm thầm, khó kiểm soát và dễ phát sinh biến chứng. Để tìm được câu trả lời cho thắc mắc trên thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Người già là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên
Người già là đối tượng có nguy cơ loãng xương cao do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên

Tổng quan về bệnh loãng xương

Loãng xương là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ tình trạng mất xương diễn ra với mức độ nặng. Lúc này, khối lượng và chất lượng xương bị suy giảm đáng kể khiến xương dần trở nên giòn, xốp và dễ gãy khi gặp tác động từ bên ngoài. Một số triệu chứng có thể gặp khi bị loãng xương là đau nhức cột sống, đau nhức đầu xương, cơ thể mệt mỏi, kém ăn, cong vẹo cột sống,…

Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi hoặc phụ nữ mãn kinh. Các nguyên nhân gây ra bệnh là do lão hóa, suy giảm hormone sinh dục, tác dụng phụ của thuốc Tây y điều trị bệnh,… Nếu bệnh loãng xương khởi phát ở người trẻ tuổi thì có thể là do thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học như ăn kiêng thiếu chất, lười vận động,… hoặc cũng có thể là do tác động của bệnh lý mãn tính.

Chuyên gia xương khớp cho biết, loãng xương là bệnh lý có tiến triển âm thầm và không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đến khi tình trạng mất xương diễn ra với mức độ nặng gây gãy xương, người bệnh mới thăm khám và phát hiện ra bệnh. Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều và khó phục hồi tổn thương tại xương khớp. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bị loãng xương là gãy xương, biến dạng cột sống, tàn phế,…

Bệnh loãng xương có chữa được không? Mất bao lâu?

Hiện tại, y học vẫn chưa có loại thuốc đặc trị cho bệnh lý này nên không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vào cuối độ tuổi thiếu niên, mật độ xương trong cơ thể sẽ đạt mức cao nhất, quá trình tái tạo xương sẽ giảm lại để cân bằng với quá trình phá hủy xương. Khi bệnh loãng xương khởi phát ở người đã qua độ tuổi này, việc điều trị chỉ có thể cải thiện triệu chứng và ngăn chặn phát sinh biến chứng chứ không phục hồi được nguyên trạng khối lượng xương ban đầu.

Loãng xương mật độ xương suy giảm, lỗ rộng trong xương ngày càng tăng
Loãng xương mật độ xương suy giảm, lỗ rộng trong xương ngày càng tăng

Đồng thời, quá trình điều trị bệnh loãng xương cũng diễn ra phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều, người bệnh cần phải điều trị theo đúng phác đồ trong khoảng thời gian khá dài thì bệnh mới dần có chuyển biến tốt. Thông thường, một liệu trình điều trị bệnh loãng xương ở trường hợp nhẹ sẽ kéo dài từ 3 – 5 năm. Còn đối với những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng thì quá trình điều trị sẽ kéo dài hơn, có thể là 10 năm. Cứ sau 2 năm điều trị, người bệnh sẽ được yêu cầu tái khám để đánh giá mức độ tiến triển của bệnh, từ đó có thể điều chỉnh lại phác đồ điều trị sao cho phù hợp.

Nếu có nguy cơ mắc bệnh, bạn cần sớm thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn cách cải thiện phù hợp. Lúc này, quá trình điều trị sẽ đơn giản và thời gian điều trị cũng rút ngắn hơn rất nhiều. Tốt hơn hết, bạn nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh. Đồng thời, chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh nếu nằm trong đối tượng có nguy cơ cao.

Các phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiện nay

Hiện nay, mục đích của việc điều trị bệnh loãng xương trong y khoa là cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng  mất xương tiếp tục diễn ra và hỗ trợ làm lành tổn thương tại xương khớp. Điều trị đúng cách và đúng liều trình sẽ giúp tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt, cải thiện khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là các phương pháp điều trị loãng xương được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

+ Dùng thuốc Tây y: Công dụng chính của các loại thuốc Tây y điều trị bệnh loãng xương là giảm đau nhức và cải thiện khả năng vận động. Đồng thời, một số loại thuốc còn có khả năng tăng chuyển hóa khoáng chất và ức chế quá trình phá hủy xương tiếp tục diễn ra. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc Calcitonine, nhóm thuốc Bisphosphonate,… Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc Corticosteroides để điều trị bệnh loãng xương nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị loãng xương đúng cách
Thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị loãng xương đúng cách

+ Ăn uống khoa học: Khi bị loãng xương, bạn cần bổ sung đầy đủ canxi và các thành phần khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cách này có tác dụng cung cấp dưỡng chất đi nuôi dưỡng xương, giúp xương trở nên chắc khỏe và dẻo dai hơn. Đồng thời, bổ sung canxi cho xương còn có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương khá hiệu quả. Các loại thực phẩm nên sử dụng khi bị loãng xương là sữa và chế phẩm từ sữa, hải sản có vỏ, cam, ngũ cốc, các loại hạt và đậu, rau xanh đậm,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh xa các loại thực phẩm gây hại đến sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ mất xương.

+ Sinh hoạt tích cực: Hình thành lối sống tích cực cũng là một trong những cách hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương khá hiệu quả. Một số điều cần lưu ý trong đời sống hàng ngày với bệnh nhân bị loãng xương là nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tắm nắng 20 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm, tập luyện thể dục thể thao đều đặn và đúng cách,…

Bài viết trên đây là giải đáp thắc mắc “Bệnh loãng xương có chữa khỏi hay không? Mất bao lâu?” bạn có thể tham khảo. Loãng xương là bệnh lý có tiến triển âm thầm và không thể điều trị dứt điểm, khi bệnh chuyển biến nặng còn có nguy cơ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị và nên chủ động có các biện pháp phòng ngừa bệnh ngay từ sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc chống loãng xương của Mỹ tốt nhất

Tổng Hợp 15 Loại Thuốc Chống Loãng Xương Của Mỹ Tốt Nhất

Loãng xương là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh nếu không được phát hiện sớm...

Loãng Xương Ở Người Trẻ Do Đâu? Thông Tin Cần Biết

Loãng xương ở người trẻ tuổi là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay khi mà số người trong...

thuốc điều trị loãng xương

Các Thuốc Điều Trị Loãng Xương và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc điều trị loãng xương sẽ giúp tăng cường mật độ xương ổn định, làm chậm quá trình lão hóa...

Đo loãng xương

Đo Loãng Xương (Mật Độ Xương) Là Gì? Điều Cần Biết

Đo loãng xương hay đo mật độ xương thường thường được khuyến khích nên thực hiện sớm cho phụ nữ...

Thuốc chống hủy xương

Thuốc Chống Hủy Xương Là Gì? Các thông Tin Cần Biết

Thuốc chống hủy xương là nhóm thuốc cực kỳ phổ biến được chỉ định cho bệnh nhân loãng xương nhằm...

Bao bì đóng gói thuốc điều trị loãng xương Fosamax plus

Thuốc Điều Trị Loãng Xương Fosamax: Thành Phần, Công Dụng, Giá Bán

Thuốc điều trị loãng xương Fosamax có tên gọi đầy đủ là Fosamax Plus hay Alendronate Sodium. Đây là dược...

Aclasta có thể gây ra một số phản ứng bất thường cho cơ thể

Thuốc Loãng Xương Aclasta Giá Bao Nhiêu Và Những Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc loãng xương Aclasta giá bao nhiêu là câu hỏi của không ít người gặp vấn đề ở xương khớp....