Paget Xương

Triệu chứng và nguyên nhân

Paget xương gây ra một số bất thường trong quá trình chuyển hóa xương, khiến xương bị biến đổi về hình dạng. Sau một thời gian paget xương tiến triển, vùng xương bị ảnh hưởng sẽ dần trở nên suy yếu và dễ gãy, điều này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Paget xương là một dạng rối loạn xương mãn tính. Khi mắc phải bệnh lý này, quá trình tái tạo xương sẽ diễn ra một cách và hình thành nên tổ chức xương mới có cấu trúc không bình thường. Theo thời gian, vùng xương bị ảnh hưởng sẽ trở nên suy yếu, dễ gãy và bị biến dạng.

Tái tạo xương mới là quá trình loại bỏ tế bào cũ và thay thế bằng tế bào mới. Hai tế bào đảm nhiệm nhiệm vụ này là tế bào hủy xương (hủy cốt bào) và tế bào tạo xương (tạo cốt bào). Với người bình thường, tuổi tác càng cao thì quá trình tái tạo xương mới diễn ra ngày càng chậm do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa.

Nhưng với những người bị paget xương, quá trình xây dựng xương sau độ tuổi 50 sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn bình thường rất nhiều. Đồng thời, các tế bào hủy xương bên trong cơ thể sẽ gặp phải một số bất thường khiến cho quá trình hấp thụ xương diễn ra với tốc độ rất nhanh. Lúc này, tế bào xương mới tái tạo sẽ có cấu trúc bất thường như mềm, suy yếu và bị uốn cong.

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, paget xương là bệnh lý không phổ biến. Các vị trí dễ bị paget xương trên cơ thể là vùng xương chậu, cột sống, hộp sọ và chân. Nếu bệnh lý này không được xử lý đúng cách sẽ gây ra các biến chứng như gãy xương, suy giảm thính giác, chèn ép dây thần kinh cột sống.

Hiện tại, y khoa vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh paget xương. Tuy nhiên, bệnh có thể khởi phát do ảnh hưởng từ yếu tố di truyền hoặc được kích hoạt khi tiếp xúc với một chủng virus nào đó. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là:

  • Người ngoài độ tuổi 40
  • Nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn nữ giới
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
  • Bệnh thường xảy ra ở người dân Châu Âu và ít gặp ở Châu Á

Hình ảnh

Triệu chứng

Paget xương có thể gây ảnh hưởng đến một hoặc nhiều xương trên cơ thể cùng lúc. Lúc này, quá trình tái tạo xương ở vùng xương bị ảnh hưởng sẽ diễn ra một cách bất thường. Theo thời gian, xương sẽ dần suy yếu và khởi phát triệu chứng lâm sàng. Một số triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi bệnh lý này khởi phát là:

  • Đau nhức âm ỉ và liên tục tại vùng xương bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng thường gặp nhất là về đêm.
  • Khớp xương lân cận khu vực bị ảnh hưởng cũng sẽ bị tổn thương với các triệu chứng như sưng tấy, đau nhức và cứng khớp.
  • Xuất hiện cơn đau truyền dọc khắp cơ thể kèm theo cảm giác tê bì và ngứa ran, mất cử động ở một số phần trên cơ thể.
  • Có thể bị gãy xương chỉ với một chấn thương nhẹ.

Dựa vào ví trí bị paget xương mà người bệnh sẽ có thêm các triệu chứng sau đây:

  • Paget xương chậu: Cơn đau nhức khởi phát ở vùng hông
  • Paget cột sống: Bệnh gây chèn ép lên rễ thần kinh. Kích thích khởi phát triệu chứng đau nhức, tê bì và ngứa ran ở chi.
  • Paget hộp sọ: Bị đau nhức ở vùng đầu hoặc mất thính giác
  • Paget xương đùi: Đau nhức ở vùng đùi gây khó khăn khi đi lại hoặc vận động. Có thể gây viêm khớp gối ở một số trường hợp.
  • Paget xương chày hoặc xương ống chân: Sức mạnh của chân bị suy yếu do biến dạng. Quan sát sẽ thấy chân bị cong và có hình dạng chân vòng kiềng.

Biến chứng

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, paget xương là bệnh lý có tiến triển chậm. Hầu hết các trường hợp bệnh đều được kiểm soát tốt nếu tiến hành điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu bạn chủ quan trong việc điều trị, cấu trúc xương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra các biến chứng sau đây:

  • Xương dễ gãy và hình thành nên một số dị dạng xương. Điển hình là chân có hình dạng cong vòng kiềng gây ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
  • Khi xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây áp lực lên khớp xương xung quanh. Điều này đã làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm xương khớp.
  • Nếu paget xương xảy ra ở hộp sọ hoặc cột sống sẽ gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh. Lúc này, rễ thần kinh sẽ bị tổn thương do chèn ép quá mức. Kích thích khởi phát triệu chứng đau nhức, yếu chi hoặc mất thính giác.
  • Khi bệnh paget xương phát triển lan rộng thì tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường để bơm máu về các vùng bị ảnh hưởng. Nếu tim phải hoạt động quá sức trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng suy tim.
  • Paget xương cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư xương nhưng khá hiếm gặp. Có khoảng 1% người bị paget xương tiến triển sang ung thư xương.

Phòng ngừa

Paget xương khiến cấu trúc xương bị suy yếu và rất dễ chấn thương chỉ với va chạm nhẹ. Vì thế, ngoài việc điều trị chuyên khoa theo chỉ định của bác sĩ bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây để hạn chế gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương, giúp khiến quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả:

  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể. Đây là hai thành phần khoáng chất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ xương khớp, giúp xương luôn khỏe mạnh. Nhóm dưỡng chất này có rất nhiều trong sữa và chế phẩm từ sữa, đậu nành, rau xanh lá,…
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp duy trì sức khỏe hệ xương khớp và cải thiện độ linh hoạt của khớp xương. Cách này giúp làm chậm tốc độ thoái hóa xương và ngăn ngừa phát sinh vấn đề bất thường.
  • Tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát và tiến hành giảm cân khi cần thiết. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ hạn chế gây áp lực lên khớp xương và giúp cải thiện khả năng vận động của khớp.
  • Paget xương khiến xương dần suy yếu và dễ gãy. Vì thế, người bệnh cần phải cẩn thận hơn khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày. Bất kỳ chấn thương nào cũng sẽ khiến bệnh trở nặng và phải tiến hành phẫu thuật để xử lý.
  • Nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ. Cách này giúp bạn sớm phát hiện bất thường trong xương để có biện pháp xử lý đúng cách ngay từ giai đoạn sớm.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh như đau xương khớp kéo dài dai dẳng, dị dạng ở bất kỳ vùng xương nào trên cơ thể, xuất hiện các triệu chứng có liên quan đến thần kinh,… Bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để làm kiểm tra chuyên khoa và chẩn đoán bệnh.

Khi thăm khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm kiểm tra xương và tìm ra các rối loạn có liên quan. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng sau đây:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ chất alkaline phosphatase (ALP) trong máu. Bệnh nhân bị paget xương sẽ có nồng độ ALP cao hơn bình thường.
  • Chụp x-quang: Kiểm tra xem xương có bị to ra do paget xương hay không.
  • Xạ hình xương: Giúp kiểm tra mức độ ảnh hưởng của bệnh lý này đối với toàn cơ thể.

Với trường hợp nặng nghi ngờ ung thư xương, bác sĩ sẽ yêu cầu làm sinh thiết xương, chụp CT xương hoặc MRI xương. Sau khi đã có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị cho phù hợp.

Biện pháp điều trị

Hiện tại, y khoa vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh paget xương. Mục đích điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng của bệnh. Vì thế, với những trường hợp không có triệu chứng sẽ trì hoãn việc điều trị cho đến khi xuất hiện vấn đề bất thường, thay vào đó bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Dưới đây là một số phương pháp điều trị paget xương mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Hầu hết các trường hợp bệnh đều được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây. Tác dụng chính của thuốc là kiểm soát triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng và làm chậm quá trình tái tạo xương bất thường. Các loại thuốc thường được kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau: Thường dùng là paracetamol và ibuprofen. Thuốc có tác dụng kiểm soát cơn đau giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Thuốc Bisphosphonate: Được kê đơn điều trị với hầu hết các trường hợp nhằm kiểm soát quá trình tái tạo xương đang diễn ra bên trong cơ thể và cải thiện sức mạnh của xương. Thường dùng là Alendronate natri, Acid zoledronic, Neridronate,…
  • Viên uống bổ sung: Canxi và vitamin D sẽ được bác sĩ kê đơn điều trị dưới dạng viên uống bổ sung ở một số trường hợp.

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số liệu pháp hỗ trợ giúp quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả. Các liệu pháp đó là vật lý trị liệu, liệu pháp vận động, sử dụng thiết bị hỗ trợ,…

Còn với những trường hợp bệnh tiến triển nặng phát sinh ra các biến chứng như gãy xương, biến dạng xương, tổn thương xương khớp,… Bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Dựa vào mức độ tổn thương mà mục đích phẫu thuật sẽ có sự khác nhau. Ví dụ như định hình xương, thay thế khớp bị thoái hóa, cắt xương và sắp xếp lại xương biến dạng,… Trước khi làm phẫu thuật, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc chống mất máu để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android