Bệnh Trĩ Có Lây Hay Di Truyền Không? Điều Cần Biết
Bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm do các tác nhân gây bệnh không liên quan đến vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ và lối sống không phù hợp, chẳng hạn như thường xuyên nhịn đi đại tiện, thói quen sống ít vận động hoặc thừa cân béo phì.
Bệnh trĩ có lây không?
Bệnh trĩ hay còn được gọi là lòi dom, xảy ra khi các tĩnh mạch ở trục tràng dưới và hậu môn sưng lên. Tùy thuộc vào vị trí, bệnh trĩ được chia thành trĩ nội (búi trĩ ở bên trong trực tràng) và trĩ ngoại (búi trĩ ở bên ngoài hậu môn và vùng da xung quanh).
Áp lực tích tụ trong trực tràng có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu, khiến các tĩnh mạch sưng lên và dẫn đến bệnh trĩ. Các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Rặn khi đi đại tiện;
- Căng thẳng thể chất, chẳng hạn như nâng các vật nặng;
- Thừa cân, béo phì;
- Chế độ ăn uống ít chất xơ;
- Mang thai hoặc quan hệ và đường hậu môn.
Theo đó, các chuyên gia cho biết bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm. Bởi vì bệnh phát sinh không có sự tác động của virus, vi khuẩn hoặc nấm.
Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng bệnh trĩ thường nhẹ và không gây ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên người bệnh cần có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp để tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Bệnh trĩ có di truyền không?
Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ xảy ra do thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, tuy nhiên di truyền có thể đóng một vai trò nhất định trong có thể phất triển của bệnh trĩ.
Một số ví dụ về cơ chế di truyền có thể dẫn đến bệnh trĩ là Hội chứng Ehlers-Danlos (EDS). Đây là một tình trạng thiếu hụt collagen có thể dẫn đến sự suy yếu của các mô ở cơ sàn chậu. Bệnh trĩ là một dấu hiệu phổ biến của Hội chứng Ehlers-Danlos (EDS). Đôi khi tình trạng này có thể là biểu hiện của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sa trực tràng. Sa trực tràng là tình trạng ruột sa một phần hoặc toàn bộ ra khỏi hậu môn.
Bên cạnh đó, một khiếm khuyết di truyền khác có thể làm tăng nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là không có van trong các mạch trĩ. Điều này dẫn đến áp lực quá mức lên các mạch máu, khiến các mạch máu sưng tấy và dẫn đến hình thành các búi trĩ.
Tóm lại một số yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh trĩ có thể di truyền. Tuy nhiên tình trạng này thường không phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ xảy ra liên quan đến các yếu tố sinh hoạt, lối sống, chế độ ăn uống và các điều kiện sức khỏe khác.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường liên quan đến các vấn đề nhu động ruột, chẳng hạn như:
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính;
- Căng thẳng khi đi đại tiện;
- Ngồi lâu trong toilet.
Các tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu ở tấm đệm hậu môn (đệm trĩ). Đệm hậu môn là cấu trúc bên trong ống hậu môn bao gồm các mô liên kết, cơ trơn và mạch máu. Các căng thẳng có thể dẫn đến tăng lưu lượng máu đến vùng đệm trĩ một cách đột ngột. Điều này khiến các mạch máu bị trượt khỏi các cơ, dây chằng có nhiệm vụ giữ vùng đệm trĩ.
Tiêu chảy và táo bón mãn tính có thể dẫn đến tình trạng viêm dai dẳng ở mô hậu môn – trực tràng và khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ngồi lâu trên bồn cầu cũng có thể kéo căng các thành mạch máu, khiến các mạch máu phình và giãn ra. Điều này cũng có thể dẫn đến hình thành bệnh trĩ.
Các vấn đề liên quan đến chuyển động ruột là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến bệnh trĩ, chẳng hạn như:
1. Thiếu nước
Nước cần thiết cho nhu động ruột và các hoạt động bình thường của hệ thống tiêu hóa. Mất nước hoặc uống ít hơn 8 cốc nước mỗi ngày có thể góp phần dẫn đến táo bón và phát triển các triệu chứng bệnh trĩ.
2. Chế độ ăn ít chất xơ
Chất xơ cần thiết cho hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ. Chế độ ăn ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ táo bón và dẫn đến bệnh trĩ.
Theo các chuyên gia, nguy cơ táo bón và bệnh trĩ thường cao hơn nếu người bệnh có thể độ ăn uống nhiều các loại thực phẩm như:
- Phô mai;
- Khoai tây chiên;
- Thức ăn nhanh;
- Kem;
- Thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm thức ăn đông lạnh và thức ăn nhanh;
- Các loại thịt đỏ.
Ngược lại, việc tăng lượng chất xơ không hòa tan trong chế độ ăn uống có thể giúp khôi phục chức năng bình thường của ruột.
3. Thiếu hoạt động thế chất
Ít vận động và không tập thể dục thường xuyên có thể gây mất trương lực cơ, bao gồm cơ hậu môn trực tràng. Ngoài ra, thiếu vận động cũng có thể gây ảnh hưởng đến nhu động đường tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón và dẫn đến các triệu chứng bệnh trĩ.
4. Mang thai
Bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai tương đối phổ biến, đặc biệt là trong các tháng cuối của thai kỳ. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm thay đổi nội tiết tố hoặc áp lực từ trọng lượng của em bé. Điều này khiến các tĩnh mạch ở hậu môn sưng lên qua mức và dẫn đến hình thành các búi trĩ.
Ngoài ra, việc sinh con cũng có thể gây căng thẳng lên các tĩnh mạch ở lớp đệm hậu môn. Các cơn co thắt khi chuyển dạ và rặn khi sinh con có thể dẫn đến phát triển bệnh trĩ sau sinh.
5. Các điều kiện y tế
Bệnh trĩ được xem là một đặc điểm phổ biến của nhiều bệnh lý và điều kiện sức khỏe, chẳng hạn như:
- Chấn thương hậu môn, chẳng hạn như do quan hệ tình dục đường hậu môn;
- Cổ trướng, là tình trạng tích tụ chất lỏng trong khoang bụng, thường phổ biến ở bệnh nhân bệnh gan;
- Các bệnh viêm ruột, chẳng hạn như bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn;
- Béo phì khiến kích thước vòng bụng và trọng lượng tăng lên, điều này có thể gây căng thẳng lên các cơ ở sàn chậu và vùng đệm trĩ;
- Chứng sa trực tràng.
Bên cạnh đó, đôi khi bệnh trĩ có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng. Cả hai tình trạng này đều cần điều trị y tế ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn.
Bệnh trĩ đôi khi có thể gây chảy máu ở hậu môn. Tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nếu chảy máu với số lượng lớn hoặc kèm theo đau bụng và sụt cân mà không rõ lý do.
Điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào?
Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ không nguy hiểm và đáp ứng tốt các biện pháp tự chăm sóc. Mục đích của các biện pháp điều trị thường bao gồm giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ búi trĩ.
Cụ thể, các biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ phổ biến bao gồm:
1. Chăm sóc bệnh trĩ tại nhà
Có nhiều biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà có thể hỗ trợ giúp giảm đau và làm teo búi trĩ. Cụ thể các phương pháp bao gồm:
- Chườm đá có thể làm giảm viêm và đau tại chỗ. Tuy nhiên người bệnh không được đặt đá lạnh trực tiếp lên da và không chườm đá lâu hơn 10 phút.
- Tắm nước ấm hoặc ngâm hậu môn trong bồn nước ấm từ 10 – 20 phút có thể hỗ trợ giảm ngứa và kích ứng. Người bệnh có thể cho thêm một ít muối sạch vào nước ngâm để hỗ trợ giảm viêm.
- Áp dụng các phương pháp tự nhiên, chẳng hạn như gel lô hội, dầu dừa hoặc vitamin E vào búi trĩ để làm dịu và thu nhỏ búi trĩ tự nhiên.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện để tránh gây tổn thương búi trĩ và nhiễm trùng. Người bệnh có thể sử dụng vòi xịt cầm tay hoặc khăn lau em bé lau hậu môn để tránh tổn thương các mô.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ hòa tan có thể hỗ trợ giảm táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ trở tái phát. Chất xơ có thể làm mềm phân tự nhiên, giúp người bệnh đi ngoài thuận lợi hơn, ít đau và hỗ trợ ngăn ngừa chảy máu.
Theo khuyến cáo người bệnh nên tiêu thụ khoảng 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày. Các nguồn chất xơ tự nhiên bao gồm:
- Đậu các loại;
- Rau xanh và các loại trái cây tươi;
- Mận và nước ép mận;
- Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì nguyên cám.
3. Sử dụng thuốc không kê đơn
Nếu bệnh trĩ gây đau đớn, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid chẳng hạn như naproxen hoặc ibuprofen để giảm đau, sưng và tấy đỏ.
Bên cạnh đó, có một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ, chẳng hạn như kem bôi hoặc thuốc đạn đến hỗ trợ cầm máu và giảm đau khi đi đại tiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được thảo luận với bác sĩ chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm phần để giúp phân mềm, giảm táo bón và giảm đau khi đi đại tiện. Các chất làm mềm phân hoạt động bằng cách giảm sự hấp thụ nước bên trong ruột kết, do đó làm tăng khối lượng của phân, giúp phân mềm hơn và dễ đi ra khỏi hậu môn.
4. Uống nhiều nước
Mất nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của táo bón và bệnh trĩ. Uống đủ nước có thể giúp làm mềm phân, chống táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Số lượng nước tiêu thụ mỗi ngày phụ thuộc vào từng cá nhân. Tuy nhiên, thông thường hầu hết mọi người nên uống khoảng 8 – 10 cốc nước mỗi ngày, những người tập thể dục, đang cho con bú hoặc sống ở khí hậu nóng, có thể cần tiêu thụ nhiều nước hơn.
Ngoài nước lọc, người bệnh có thể bổ sung một số loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như:
- Bông cải xanh;
- Bắp cải;
- Dưa lưới;
- Rau cần tây;
- Dưa chuột;
- Dưa hấu;
- Rau bina;
- Cà chua;
- Ớt ngọt.
5. Chăm sóc vùng da xung quanh hậu môn
Giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện là một trong những cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất. Nếu việc lau hậu môn gây đau, người bệnh có thể sử dụng chậu rửa hoặc vòi xịt cầm tay để làm sạch hậu môn nhẹ nhàng hơn.
Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh thô ráp. Thay vào đó người bệnh có thể sử dụng khăn ướt không có mùi thơm hoặc khăn lau cho trẻ em để lau hậu môn sau khi đi đại tiện. Các loại khăn lau này thường dịu nhẹ, không chứa chất kích ứng và có thể hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý ở hậu môn.
Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến, có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù bệnh trĩ không có khả năng lây nhiễm, tuy nhiên người bệnh nên có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân gây bệnh trĩ có tính chất di truyền, mặc dù tình trạng này thường không phổ biến. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh trĩ, chẳng hạn như chảy máu khi đi đại tiện, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý phù hợp.
Tham khảo thêm: Các tác hại, biến chứng của bệnh trĩ thường gặp
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!