Bệnh trĩ có nên tập thể dục (chạy bộ, vận động mạnh…)?

Người bệnh trĩ có nên tập thể dục không và nên thực hiện bài tập nào để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi? Người bệnh thắc mắc có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch tập luyện phù hợp.

Bệnh trĩ có nên tập thể dục
Bệnh trĩ có nên tập thể dục không?

Bệnh trĩ có nên tập thể dục không?

Nếu được chẩn đoán bệnh trĩ, người bệnh nên có kế hoạch điều trị, nghỉ ngơi cũng như phòng ngừa phù hợp. Người bệnh cũng nên tìm hiểu thông tin, bệnh trĩ có nên tập thể dục không và nên tập môn thể thao nào để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.

Duy trì hoạt động chất là điều cần thiết để tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tập thể dục, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể làm dịu căng thẳng và giúp người bệnh có suy nghĩ tích cực hơn.

Các bài tập thể thao nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường lưu thông máu ở hậu môn. Điều này có thể giảm thiểu sự lắng đọng, ứ máu trong các búi trĩ, làm hạn chế tình trạng mất máu và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.03

Bên cạnh đó, sau khi thực hiện cắt trĩ (khoảng 10 ngày) việc vận động nhẹ nhàng có thể tăng cường lưu thông máu tại vùng bị tổn thương, giúp vết thương lành nhanh chóng hơn, cơ thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi, đau nhức và cải thiện sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Do đó, theo các chuyên gia, người bệnh trĩ nên duy trì các hoạt động thế chất, cũng như thường xuyên vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, có một số môn thể thao có thể không phù hợp cho người bệnh trĩ và có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Điều quan trọng là người bệnh cần chọn lựa môn thể thao phù hợp để luyện tập.

Các môn thể thao phù hợp cho người bệnh trĩ

Việc duy trì các môn thể thao nhẹ nhàng với cường độ phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập, chẳng hạn như:

1. Đi bộ ngắn

Đi bộ thường xuyên có thể tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực lên hậu môn và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Người bệnh có thể đi bộ nhẹ nhàng xung quanh nhà, đi dạo trong công viên khoảng 30 phút mỗi ngày, tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể.

Bệnh trĩ có nên tập thể dục không
Đi bộ ngắn có thể tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Khi đi bộ, người bệnh nên thả lỏng người, giữ thẳng lưng, cổ và nhìn thẳng về phía trước. Bên cạnh đó, kết hợp thư giãn để giảm stress, căng thẳng.

2. Bơi lội

Bơi lội có thể giúp vận động toàn bộ cơ thể một cách nhẹ nhàng và hiệu quả. Khi ở dưới nước, cơ thể sẽ được nước nâng đỡ, điều này khiến các hoạt động không gây ảnh hưởng đến các tĩnh mạch ở hậu môn. Bên cạnh đó, bơi lội có thể tăng cường trương lực ở các tĩnh mạch hậu môn, giúp làm co búi trĩ và ngăn ngừa tình trạng sa búi trĩ.

Người bệnh có thể bơi lội 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. Tuy nhiên không luyện tập quá sức, tránh ăn no và sử dụng rượu bia khi bơi.

THAM KHẢO NGAYBài thuốc thảo dược ĐẶC TRỊ bệnh trĩ – Khỏi TẬN GỐC, không cần phẫu thuật

3. Yoga

Các tư thế yoga nhẹ nhàng có thể hỗ trợ tăng cường lưu thông máu ở hậu môn, vùng hạ bộ và hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ. Đối với người bệnh đã thực hiện cắt trĩ, các bài tập yoga có thể hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.

Có nhiều tư thế yoga phù hợp với người bệnh trĩ, chẳng hạn như:

Tư thế gập người:

Bệnh trĩ nên tập môn thể thao nào
Động tác gập người có thể hỗ trợ phục hồi các chức năng của hệ thống tiêu hóa

Tư thế này có thể kéo căng và co các mô ở khu vực bị ảnh hưởng. Điều này làm tăng lưu thông máu, giảm sưng tấy theo thời gian và phục hồi các chức năng của hệ thống tiêu hóa.

  • Người tập nằm trên thảm yoga với cánh tay ở hai bên cơ thể;
  • Gập đầu gối lại đưa lên phần bụng;
  • Dùng tay ôm đầu gối và đan các ngón tay vào nhau;
  • Nâng lưng cao nhất có thể;
  • Giữ nhịp thở đều đặn và mắt nhìn thẳng;
  • Giữ yên tư thế trong 3 – 4 phút;
  • Để phục hồi, người bệnh thư giãn, hạ lưng trên thảm và từ từ thả đầu gối xuống;
  • Đưa hai chân xuống sàn và duy trì tư thế hít thở đều đặn.

Tư thế khóa (Mulabandhasana):

yoga cho người bệnh trĩ
Tư thế khóa có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng sa búi trĩ

Động tác yoga này có thể kéo căng các cơ ở bụng và xung quanh hậu môn. Điều này có thể hỗ trợ lưu thông máu đến các khu vực khác của cơ thể, ngăn ngừa xung huyết ở búi trĩ và tránh tình trạng sa búi trĩ. Nếu được thực hiện thường xuyên và đúng cách, tư thế nào có thể chữa lành bệnh trĩ hoàn toàn và ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ.

  • Người bệnh ngồi trên thảm tập với đầu gối ở bên dưới cơ thể;
  • Từ từ dạng đầu gối sang hai bên cơ thể và kéo căng hoàn toàn, miễn là người bệnh không cảm thấy đau buốt;
  • Đặt hai tay lên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trên;
  • Tập trung vào các cơ ở vùng chậu, cố gắng co lại và thả lỏng ra đều đặn phối hợp với động tác hít vào và thở ra;
  • Giữ yên tư thế trong 3 – 4 phút.

Tư thế ngồi xổm (Malasana):

yoga trị bệnh trĩ
Tư thế ngồi xổm có thể hỗ trợ điều trị táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn

Tư thế ngồi xổm có tác dụng phục hồi hệ thống tiêu hóa, kéo căng tất cả các cơ liên quan đến hệ thống tiêu hóa và giúp các chất dinh dưỡng lưu thông tốt hơn. Điều này có thể hỗ trợ chống táo bón, bệnh trĩ và các vấn đề bệnh tiêu hóa khác. Thực hiện tư thế ngồi xổm mỗi ngày cũng hỗ trợ tăng cường tính bền thành mạch và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

  • Người tập đứng thẳng trên thảm tập yoga, đặt hai chân cách xa nhau;
  • Từ từ thực hiện động tác ngồi xổm và hạ xuống thấp mà không cúi người;
  • Giữ cột sống thẳng, uốn cong đầu gối, bàn chân giữ thẳng và các ngón chân hướng về phía trước;
  • Khi đã ở tư thế ngồi xổm hoàn toàn, gập hai tay đặt ở phía trước cơ thể, hai lòng bàn tay chạm vào nhau;
  • Giữ nhịp thở đều đặn;
  • Giữ tư thế trong 4 phút và từ từ đặt mông xuống sàn nhà;
  • Thực hành tư thế mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Các bài tập cần tránh ở người bệnh trĩ

Tập thể dục thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Tuy nhiên có một số bài tập có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi tập luyện, người bệnh cần chú ý chọn lựa bài tập phù hợp.

bệnh trĩ nên kiêng những gì
Chạy bộ nhanh và các môn thể thao vận động mạnh không phù hợp cho người bệnh trĩ

Một số bài tập cần tránh ở người bệnh trĩ bao gồm:

  • Chạy nhanh: Các chuyển động khi chạy có thể gây căng vùng cơ bụng cũng như tác động lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Điều này tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, khiến búi trĩ sưng to, đau đớn và tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.
  • Nâng tạ: Nâng tạ gây áp lực lên các cơ bụng và các tĩnh mạch ở hậu môn, điều này khiến búi trĩ sa ra khỏi hậu môn. Bên cạnh đó, vận động đứng và ngồi liên tục ở người tập tạ cũng có thể tác động xấu đến các búi trĩ, tăng nguy cơ biến chứng.
  • Tập cơ bụng: Một số bài tập gập bụng có thể khiến áp lực dồn đến hậu môn và trực tràng, khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thiền: Thiền rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc cần ngồi yên trong một thời gian có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và khiến bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ. Tuy nhiên khi luyện tập, người bệnh cần chú ý chọn lựa bài tập phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Một số lưu ý khi tập thể dục cho người bệnh trĩ

Với người bệnh trĩ, khi chơi thể thao cần tránh các môn vận động mạnh, chẳng hạn như nâng tạ, chạy nước rút hoặc cần dồn lực lên vùng bụng, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

bệnh trĩ nên ăn gì
Người bệnh trĩ nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống
  • Khi đi đại tiện, người bệnh không nên dùng sức rặn. Thay vào đó có thể bấm huyệt ở giữa mũi và môi, thao tác này có thể giảm sự ảnh hưởng đến búi trĩ và giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn.
  • Trước khi đi ngủ có thể tập hít thở để thả lỏng cơ thể. Người bệnh nằm trên giường, hai chân duỗi thẳng, tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, khi hít vào thì phình bụng ra và thở ra thì hóp bụng lại. Luyện tập trong khoảng 10 – 20 lần.
  • Đi vệ sinh thường xuyên, ngay khi cần thiết và không trì hoãn khi có nhu cầu.
  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, để làm mềm phần, chống táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ tái phát.
  • Uống nhiều nước để làm mềm phần, chống táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách phương pháp tại nhà, chẳng hạn như thường xuyên tập thể dục hoặc tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trước khi thực hiện các bài tập thể dục, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm:

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh Trĩ Có Nên Uống Nước Dừa Không? Vì Sao?

Nước dừa có thể thanh nhiệt cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ điều trị nhiều...

Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp Milligan Morgan Là Gì? Chi Phí?

Cắt trĩ bằng phương pháp milligan morgan là thủ thuật xâm lấn nhằm mục đích loại bỏ búi trĩ. Phương...

Cắt Trĩ Bằng Laser Là Gì? Chi Phí Và Địa Chỉ Thực Hiện

Cắt trĩ bằng laser là phương pháp xâm lấn tối thiểu, ít gây đau đớn và mang lại hiệu quả...

Bệnh Trĩ Nội Độ 3 Chữa Được Không? Có Cần Phẫu Thuật?

Bệnh trĩ nội độ 3 đặc trưng bởi búi trĩ sa ra khỏi trực tràng và không thể tự co...

Trĩ Huyết Khối Là Gì? Nguy Hiểm Không? Điều Cần Biết

Trĩ huyết khối là hiện tượng có các cục máu đông được hình thành bên trong búi trĩ dẫn đến...

Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi? Có Tiến Triển Nặng Nếu Không Trị?

Bệnh trĩ có tự khỏi không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm...