Bệnh Trĩ Gây Chảy Máu

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh trĩ gây chảy máu thường xảy ra khi búi trĩ bị vỡ, dẫn đến đau đớn và nhiều biến chứng khác, chẳng hạn như mất máu và nhiễm trùng. Do đó, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc và kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.

Định nghĩa

Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng mở rộng, gây ứ đọng máu và hình thành các búi trĩ. Bệnh có thể dẫn đến ngứa rát, chảy máu và khó chịu, đặc biệt là khi người bệnh ngồi xuống.

Tùy vào vị trí, bệnh trĩ được phân thành:

  • Trĩ nội, xảy ra khi búi trĩ hình thành bên trong trực tràng;
  • Trĩ nội, xảy ra khi các búi trĩ phát triển xung quanh lỗ hậu môn.

Bên cạnh đó, đôi khi trĩ nội và trĩ ngoại có thể kết hợp với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp đều có thể gây chảy máu do hình thành cục máu đông bên trong búi trĩ.

Bệnh trĩ gây chảy máu là tình trạng phổ biến, thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên đôi khi bệnh có thể dẫn đến sưng, viêm, nhiễm trùng hậu môn. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch xử lý và điều trị phù hợp.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh trĩ gây chảy máu có thể được biểu hiện với nhiều dạng như sau:

  • Có máu dính trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện;
  • Có máu dính trên bồn cầu khi đang đi đại tiện;
  • Phân có màu đỏ sẫm, đen hoặc hắc ín.

Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Cảm thấy đau hậu môn hoặc có áp lực trong trực tràng;
  • Cảm thấy lâng lâng hoặc chóng mặt;
  • Ngất xỉu.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, chảy máu do bệnh trĩ có thể dẫn đến sốc. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Tụt huyết áp;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Không thể đi tiểu;
  • Mất ý thức.

Trĩ chảy máu khi nào cần đến bệnh viện?

Theo khuyến cáo, người bệnh nên đến bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy chảy máu từ hậu môn. Mặc dù bệnh trĩ chảy máu thường không nghiêm trọng, tuy nhiên chảy máu ở hậu môn có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như ung thư đại trực tràng.

Bác sĩ có thể kiểm tra các búi trĩ để xác định nguồn gốc chảy máu và đề nghị biện pháp xử lý phù hợp. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ có thể kiểm tra hậu môn và trực tràng bằng cách cho ngón tay vào bên trong.

Nếu vẫn không xác định được vị trí chính xác định dẫn đến chảy máu, bác sĩ có thể đề nghị nội sôi để kiểm tra bên trong trực tràng.

Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Thay đổi về màu sắc và độ đặc của phân;
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện;
  • Giảm cân;
  • Đau hậu môn;
  • Sốt;
  • Chóng mặt;
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính của bệnh trĩ gây chảy máu là rặn hoặc dùng sức khi đi đại tiện. Bên cạnh đó, đi ngoài với một khối phân lớn hoặc cứng, có thể làm tổn thương bề mặt của búi trĩ và dẫn đến chảy máu.

Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có thể dẫn đến chảy máu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, búi trĩ có thể bị vỡ ra, dẫn đến chảy máu nghiêm trọng và đau đớn dữ dội.

Ngoài ra, có một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ chảy máu, chẳng hạn như:

  • Táo bón và tiêu chảy trong một thời gian dài;
  • Căng thẳng khi đi đại tiện;
  • Chế độ ăn uống thiếu chất xơ;
  • Thói quen sống ngồi nhiều, thiếu vận động;
  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác;
  • Có tiền sử viêm đại tràng hoặc Hội chứng ruột kích thích.

Bệnh trĩ chảy máu không phải là tình trạng cấp cứu y tế. Tuy nhiên nếu người bệnh nhận thấy một lượng máu lớn dính trên giấy vệ sinh hoặc bồn cầu, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Biến chứng

Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ chảy máu kéo dài trong vài phút và tự cải thiện ngay sau đó. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và không gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến lượng máu chảy và các dấu hiệu của cơ thể để có kế hoạch xử lý phù hợp. Nếu tình trạng bệnh trĩ gây chảy máu tái phát hoặc kéo dài hơn 10 phút, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân cụ thể.

Bệnh trĩ gây chảy máu thường không nghiêm trọng và có thể tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Dẫn đến trĩ huyết khối: Chảy máu bên trong búi trĩ có thể dẫn đến hình thành cục máu đông và bệnh trĩ huyết khối. Các cục máu đông này có thể dẫn đến đau đớn, ngứa ngáy và tăng nguy cơ nhiễm trùng búi trĩ.
  • Thiếu máu mãn tính: Bệnh trĩ gây chảy máu có thể khiến cơ thể bị mất một lượng máu nhất định trong thời gian dài và dẫn đến thiếu máu mãn tính. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó thở, suy giảm trí nhớ.
  • Nhiễm trùng: Bệnh trĩ chảy máu có thể khiến các mô ở hậu môn bị nhiễm trùng và một số biến chứng liên quan, chẳng hạn như hoại tử búi trĩ, áp xe hậu môn và nứt kẽ hậu môn.

Phòng ngừa

Để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ gây chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa nhanh chóng hơn và hỗ trợ phòng ngừa táo bón, bệnh trĩ. Người bệnh có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm, chẳng hạn như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu.
  • Uống nhiều nước: Nước có thể hỗ trợ làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón và tránh bệnh trĩ gây chảy máu. Người bệnh nên uống ít nhất 8 cốc nước lọc mỗi ngày và ăn trái cây chứa nhiều nước, chất xơ để hỗ trợ bổ sung nước.
  • Tập thể dục thường xuyên: Các hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ hoặc chạy bộ ngắn, có thể hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh trĩ gây chảy máu.
  • Sử dụng chất bổ sung chất xơ: Các sản phẩm bổ sung chất xơ có thể hỗ trợ làm mềm phân khi người bệnh không nhận đủ lượng chất xơ cần thiết trong chế độ ăn uống.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bệnh trĩ gây chảy máu thường là dấu hiệu của sự kích ứng hoặc tổn thương các búi trĩ. Đôi khi tình trạng này có thể tự cải thiện bằng cách áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên nếu không xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến chảy máu hậu môn hoặc nếu búi trĩ chảy máu kéo dài hơn 1 tuần, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh trĩ chảy máu đôi khi có thể liên quan đến một số tình trạng y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như ung thư và bệnh viêm ruột.

Điều quan trọng là xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến chảy máu và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

1. Điều trị bệnh trĩ gây chảy máu tại nhà

Nếu người bệnh được chẩn đoán bệnh trĩ và xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu hoặc chảy máu, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà, chẳng hạn như:

  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Tắm nước nóng hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm, đặc biệt là sau khi đi đại tiện có thể hỗ trợ cầm máu và giảm đau. Để tăng hiệu quả giảm viêm, người bệnh có thể thêm muối sạch hoặc muối Epsom vào nước ngâm.
  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể đặt một vài viên đá lạnh vào khăn mỏng và chườm lên hậu môn trong 20 phút để giảm viêm và làm dịu da.
  • Sử dụng khăn lau ẩm: Giấy vệ sinh thông thường có thể thô ráp và gây khó chịu cho người bệnh trĩ ngoại hoặc trĩ huyết khối. Do đó, người bệnh nên sử dụng khăn ẩm, khăn lau cho trẻ em hoặc vòi xịt cầm tay để vệ sinh hậu môn sau khi đi đại tiện. Vỗ nhẹ da để làm khô và không chà xát da hậu môn.
  • Không rặn khi đi đại tiện: Rặn hoặc sử dụng nhiều sức khi đi đại tiện có thể tạo áp lực cho búi trĩ và dẫn đến chảy máu nghiêm trọng hơn, do đó người bệnh nên tránh rặn khi đi đại tiện.
  • Uống nhiều nước: Nước cần thiết để làm mềm phân, chống táo bón và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
  • Bổ sung chất xơ: Người bệnh nên cố gắng bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như từ các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, để ngăn ngừa táo bón và giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn.
  • Duy trì hoạt động thể chất: Người bệnh nên có kế hoạch tập thể dục và hoạt động thể chất phù hợp để giảm táo bón.
  • Đi đại tiện ngay khi cần thiết: Việc trì hoãn nhu cầu đại tiện có thể khiến phân tồn đọng bên trong trực tràng, dẫn đến tăng áp lực, căng thẳng và khiến các triệu chứng bệnh trĩ gây chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không ngồi lâu trên bồn cầu: Người bệnh cần cố gắng không ngồi lâu trên bồn cầu, điều này có thể khiến búi trĩ bị đẩy ra ngoài, gây kích ứng, dẫn đến viêm, sưng và chảy máu. Do đó, người bệnh không nên sử dụng điện thoại, đọc báo hoặc sách khi ngồi trong nhà vệ sinh.
  • Sử dụng chất làm mềm phân: Nếu thường xuyên bị táo bón hoặc đau đớn khi đi đại tiện, người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm phân không kê đơn. Các sản phẩm này hoạt động bằng cách kéo nước vào phân, giúp phân mềm và không gây đau đớn khi đi ra khỏi hậu môn.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Trong trường hợp cơn tình trạng chảy máu hoặc cơn đau trĩ nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc kem bôi trĩ không kê đơn để cải thiện các triệu chứng.

Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ chảy máu có thể được cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn hoặc gây khó chịu hơn sau 1 tuần điều trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

2. Thủ thuật điều trị bệnh trĩ chảy máu

Nếu các phương pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các thủ thuật điều trị. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bệnh trĩ có thể cần được phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Các thủ thuật y tế điều trị bệnh trĩ gây chảy máu bao gồm:

  • Thắt búi trĩ bằng dây cao su: Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một dây cao su nhỏ để thắt chặt gốc búi trĩ. Điều này làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông, khiến búi trĩ co lại và tự rụng.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ có thể tiêm một dung dịch vào búi trĩ để gây xơ và khiến búi trĩ tự rụng sau một thời gian.
  • Áp lạnh nito lỏng, laser hoặc hồng ngoại: Các phương pháp này khiến búi trĩ mất đi nguồn cung cấp máu, teo lại và tự rụng.

Nếu bệnh trĩ gây chảy máu nghiêm trọng hoặc khi búi trĩ có kích thước lớn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật thường được thực hiện ngoại trú và người bệnh có thể ra về ngay sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, các trường hợp chảy nhiều máu hoặc nghi ngờ các nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nhập viện để theo dõi.

Các biện pháp phẫu thuật bệnh trĩ gây chảy máu bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt trĩ truyền thống: Phương pháp này sử dụng dao mổ để loại bỏ búi trĩ phức tạp hoặc có kích thước lớn.
  • Thắt động mạch trĩ bằng Doppler: Thủ thuật này sử dụng siêu âm để hiển thị lưu lượng máu đến búi trĩ. Điều này khiến nguồn cung cấp máu đến búi trĩ bị cắt đứt, khiến búi trĩ co lại. Tuy nhiên phương pháp này có tỷ lệ tái phát cao.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp PPH: Phương pháp này hoạt động bằng cách ngăn chặn nguồn máu lưu thông đến búi trĩ, khiến búi trĩ teo lại và tự rụng.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Phương pháp này thực hiện cắt và khâu nối búi trĩ bằng máy khâu tự động. Sau phẫu thuật, nguồn cung cấp máu cho búi trĩ sẽ biến mất, giúp búi trĩ teo nhỏ và tự rụng.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT: Phương pháp này sử dụng sóng cao tần để thắt nút mạch máu và loại bỏ búi trĩ bằng dao điện. Đây là một trong những phương pháp cắt trĩ hiện đại nhất, an toàn, ít đau đớn, thời gian hồi phục nhanh và nguy cơ tái phát thấp.
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị trĩ hoàn toàn có thể tập gym để cải thiện bệnh. Lựa chọn được những bài tập gym phù hợp sẽ giúp người bệnh trĩ tăng cường tuần hoàn máu, ngăn tình trạng ứ huyết ở tĩnh mạch, đồng thời cũng hạn chế việc tăng kích thước búi trĩ.

Các bài tập người bị trĩ nên tập:

  • Tư thế em bé
  • Tư thế xả hơi
  • Tư thế chống chân lên tường
  • Bài tập hít thở sâu
  • Bài tập co cơ sàn chậu
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android