Bệnh trĩ hỗn hợp là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Dạng bệnh trĩ này phức tạp, có thể gây đau đớn, sưng tấy xung quanh hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện. Chẩn đoán và điều trị sớm là điều cần thiết để ngăn ngừa các tổn thương liên quan.

bệnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp xảy ra khi bệnh trĩ nội kết hợp với bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Bệnh trĩ hỗn hợp xảy ra khi người bệnh mắc cả bệnh trĩ nộitrĩ ngoại mà không có kế hoạch điều trị phù hợp. Theo thời gian, các búi trĩ nội có thể sa ra khỏi hậu môn, kết hợp với các búi trĩ ngoại và hình thành trĩ hỗn hợp. Trĩ hỗn hợp là một búi trĩ sưng to, viêm, gây đau đớn, sưng tây và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh, chẳng hạn như đau khi ngồi hoặc đại tiện khó khăn.

Theo thống kê, bệnh trĩ hỗn hợp thường không phổ biến, nhưng có thể diễn tiến phức tạp nếu không được điều trị phù hợp. Cụ thể phụ thuộc vào mức độ tổn thương của búi trĩ, trĩ hỗn hợp được phân thành 4 cấp độ, như sau:

  • Trĩ hỗn hợp độ 1 và 2: Cấp độ 1 và 2 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh trĩ hỗn hợp, lúc này búi trĩ vừa mới hình thành, có kích thước nhỏ và gần như không gây chảy máu. Tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn. Khi bước sang giai đoạn 2, đôi khi búi trĩ bắt đầu sa ra khỏi hậu môn nhưng có thể tự co trở lại.
  • Trĩ hỗn hợp độ 3 và 4: Trong giai đoạn 3 và 4, các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn và không thể tự co lại. Lúc này búi trĩ hỗn hợp có kích thước lớn, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở hậu môn. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chảy máu thành giọt, tiết dịch nhầy ở hậu môn, đau đớn, ngứa ngáy, khó chịu và đi đại tiện khó khăn.

Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại, do đó bệnh thường phức tạp, nguy hiểm. Vì vậy nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các triệu chứng trĩ hỗn hợp, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ là áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn trong thời gian dài. Điều này khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị phình, giãn quá mức dẫn đến tồn đọng máu huyết và hình thành các búi trĩ. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ hỗn hợp xảy ra khi bệnh trĩ nội diễn tiến nghiêm trọng và sa ra khỏi hậu môn mà không thể tự tụt vào trong.

nguyên nhân của bệnh trĩ hỗn hợp
Táo bón mãn tính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Bệnh táo bón mãn tính: Táo bón có thể khiến phân trở nên khô cứng, gây khó đi ngoài và tồn động phân bên trong trực tràng. Điều này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn đến ứ huyết và hình thành các búi trĩ nội. Nếu không được điều trị, các búi trĩ có thể gia tăng về kích thước, sa ra khỏi hậu môn và dẫn đến trĩ hỗn hợp.
  • Thói quen sinh hoạt: Có một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ hình thành búi trĩ hỗn hợp, chẳng hạn như ngồi lâu trong nhà vệ sinh, trì hoãn nhu cầu đi đại tiện, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thừa cân, béo phì, căng thẳng và stress kéo dài.
  • Hội chứng lỵ: Hội chứng lỵ là thuật ngữ mô tả tình trạng nhiễm trùng đường ruột, khiến người bệnh bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.
  • Mang thai: Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn những người khác. Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone cao hơn bình thường, điều này có thể gây tác động đến hệ thống tiêu hóa và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, khi thai nhi phát triển có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, điều này cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.
  • Tính chất công việc: Bệnh trĩ hỗn hợp thường có xu hướng phát triển ở những người có tính chất công việc nặng nhọc hoặc ngồi nhiều, chẳng hạn như tài xế, thợ may, nhân viên văn phòng hoặc người lao động tay chân. Các công việc này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và dẫn đến hình thành các búi trĩ.
  • Khối u ở hậu môn – trực tràng: Sự xuất hiện của các khối u bên trong hậu môn và trực tràng có thể gây tắc nghẽn lưu thông máu tại các tĩnh mạch. Điều này có thể dẫn đến việc hình thành các búi trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp

Do đặc điểm và tính chất của trĩ hỗn hợp nên người bệnh thường có các dấu hiệu kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ của bệnh trĩ hỗn hợp, các triệu chứng có thể bao gồm:

– Trĩ nội:

Búi trĩ nội nằm rất sâu bên trong trực tràng và không thể nhìn hoặc sờ thấy được. Nhìn chung trĩ nội thường không đau đớn do bên trong hậu môn không có dây thần kinh cảm giác.

Các triệu chứng bệnh trĩ nội bao gồm:

  • Có máu dính trên phân, giấy vệ sinh hoặc bồn cầu;
  • Mô hậu môn bị phồng, dẫn đến đau đớn, đặc biệt là khi đi đại tiện. Nếu không được điều trị các búi trĩ có thể sa ra ngoài, dẫn đến nhiều vết sưng có màu hồng ở xung quanh lỗ hậu môn. Các búi trĩ thường có thể tự tụt vào bên trong hoặc khi người bệnh đẩy nhẹ bằng tay.
dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp có các dấu hiệu của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại

– Trĩ ngoại:

Trĩ ngoại nằm ở phần da xung quanh hậu môn, nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác. Do đó, nếu bị bệnh trĩ ngoại, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:

  • Đau đớn;
  • Chảy máu ở hậu môn;
  • Ngứa;
  • Sưng tấy.

Trong một số trường hợp không phổ biến, người bệnh trĩ hỗn hợp có thể gặp một số triệu chứng toàn thân, chẳng hạn như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi mãn tính.

Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại, do đó các biểu hiện thường nghiêm trọng hơn. Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp không nghiêm trọng và đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, phong cách sinh hoạt và sử dụng thuốc không kê đơn.

bệnh trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không
Nếu không được điều trị, bệnh trĩ hỗn hợp có thể gây suy nhược cơ thể

Nếu không được điều trị, bệnh trĩ hỗn hợp có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, đôi khi bệnh trĩ hỗn hợp có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như:

  • Nghẽn hậu môn: Các búi trĩ hỗn hợp có thể lớn dần theo thời gian, điều này có thể dẫn đến nghẽn hậu môn, gây sưng to, phù nề và đau đớn dữ dội.
  • Nhiễm trùng: Bệnh trĩ hỗn hợp có xu hướng khiến hậu môn sưng phồng và viêm. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm hậu môn có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến lở loét và thậm chí là hoại tử hậu môn.
  • Thiếu máu: Trĩ hỗn hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến chảy máu mãn tính và thiếu máu nếu không được điều trị phù hợp. Các triệu chứng thiếu máu phổ biến bao gồm đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, da tái xanh.
  • Bệnh phụ / nam khoa: Nếu không được điều trị phù hợp, búi trĩ hỗn hợp có thể lan rộng đến cơ quan sinh dục và dẫn đến các bệnh lý viêm nhiễm phụ / nam khoa.

Ngoài ra, trong các trường hợp nghiêm trọng, máu có thể tích tụ ở búi trĩ hỗn hợp, dẫn đến hình thành trĩ huyết khối. Búi trĩ huyết khối có thể bị vỡ gây chảy nhiều máu và đau đớn dữ dội.

Mặc dù bệnh trĩ thường lành tính và hiếm khi dẫn đến biến chứng, tuy nhiên điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các tổn thương liên quan đến bệnh trĩ.

Chẩn đoán bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng và kiểm tra vật lý. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ thông qua việc khám bên ngoài hậu môn hoặc khám trực tràng. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị nội soi để quan sát bên trong ống hậu môn để xác định mức độ của bệnh trĩ nội.

1. Khám trực tràng

Kiểm tra trực tràng là phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ phổ biến, mặc dù điều này có thể gây xấu hổ cho người bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ thường là những người có kinh nghiệm và biết cách giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.

chẩn đoán bệnh trĩ
Bác sĩ có thể chẩn đoán trĩ hỗn hợp thông qua thăm khám trực tràng

Đối với bài kiểm tra này, người bệnh được yêu cầu cởi bỏ quần áo từ thắt lưng trở xuống và thay áo choàng bệnh viện. Khi kiểm tra, bác sĩ sẽ mang găng tay, khám hậu môn, khu vực xung quanh hậu môn và da hậu môn.

Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đưa một ngón tay vào hậu môn. Điều này nhằm mục đích kiểm tra các cấu trúc bên trong hậu môn và xác định các búi trĩ nội. Ngoài ra, thủ thuật này cũng giúp bác sĩ quan sát chất nhầy hoặc máu bên trong trực tràng để hỗ trợ quá trình chẩn đoán.

2. Nội soi

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị nội soi để quan sát bên trong hậu môn và chẩn đoán bệnh trĩ nội. Ống nội soi là một ống ngắn, hẹp, nhỏ, có đèn và camera gắn ở đầu. Ống nội soi sẽ được đưa vào bên trong trực tràng, giúp bác sĩ quan sát các cấu trúc bên trong và xác định bệnh trĩ nội.

Nội soi có thể gây khó chịu trong thời gian ngắn, nhưng thường không gây đau đớn và sẽ kết thúc trong 1 – 2 phút.

Ngoài ra, nếu búi trĩ hỗn hợp nghiêm trọng hoặc khi người bệnh có các dấu hiệu khác, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chuyên môn để chẩn đoán phân biệt bệnh trĩ và các bệnh lý khác. Các bệnh lý tương tự bao gồm polyp trực tràng, nứt hậu môn, lỗ rò hậu môn, bệnh viêm ruột và ung thư đại trực tràng.

Cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, do đó thường phức tạp và có thể gây suy nhược ở một số người bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Mục tiêu điều trị bệnh trĩ hỗn hợp thường là cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng và loại bỏ các nguyên nhân cơ bản. Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ được điều trị bằng cách thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, sử dụng chất làm mềm phân và thuốc không kê đơn. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần được phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

1. Biện pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà

Có nhiều biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà hiệu quả và có thể ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Mục đích của các phương pháp này thường là làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ và cải thiện các vấn đề đường ruột.

cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà
Ngâm hậu môn trong nước ấm có thể giảm đau và viêm liên quan đến bệnh trĩ

Các biện pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tại nhà phổ biến bao gồm:

  • Chườm đá: Chườm đá vào vị trí viêm có thể ngăn ngừa cơn đau và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên không được đặt đá lạnh trực tiếp lên da và không chườm đá lâu hơn 10 phút.
  • Tắm nước ấm: Tắm hoặc ngâm hậu môn trong bồn nước ấm từ 10 – 20 phút mỗi lần có thể làm giảm kích ứng và ngứa ở hậu môn. Người bệnh có thể cho thêm một ít muỗi sạch hoặc muối Epsom để tăng hiệu quả giảm viêm.
  • Dầu dừa: Thoa dầu dừa lên búi trĩ có thể làm giảm sưng tấy, kích ứng và ngăn ngừa cảm giác muốn gãi của người bệnh. Ngoài ra, dầu dừa cũng tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và giúp người bệnh đi ngoài thuận lợi hơn.
  • Nha đam: Nha đam có đặc tính chữa lành, chống viêm và chống kích ứng. Thoa gel nha đam lên các búi trĩ có thể giúp giảm sưng, ngứa, nóng rát và giúp các búi trĩ lành nhanh chóng hơn. Tuy nhiên người bệnh cần đảm bảo sử dụng gel lô hội nguyên chất, bởi vì các hóa chất bảo quản có thể dẫn đến kích ứng và khiến búi trĩ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dầu ô liu: Dầu ô liu được sử dụng để điều trị trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp nhờ vào đặc tính chống viêm, chống oxy hóa. Ngoài ra, dầu ô liu cũng giúp tăng tính đàn hồi của mạch máu, giúp giảm viêm, sưng tấy. Người bệnh có thể thoa dầu ô liu lên búi trĩ để giảm đau và hỗ trợ quá trình đại tiện thuận tiện hơn.

Các biện pháp tự chăm sóc bệnh trĩ hôn hợp thường áp dụng các trường hợp nhẹ và không có nguy cơ biến chứng. Do đó, nếu bệnh trĩ kéo dài hoặc gây đau đớn dữ dội, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh trĩ hỗn hợp nên thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ hòa tan để cải thiện tình trạng táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Chế độ ăn uống phù hợp có thể làm mềm phân, giúp chữa lành các búi trĩ và ngăn ngừa tình trạng chảy máu.

chế độ ăn uống cho người bệnh trĩ
Thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Người bệnh trĩ được khuyến khích tiêu thụ từ 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày. Các nguồn chất xơ phổ biến bao gồm:

  • Các loại đậu;
  • Rau và trái cây;
  • Mận và nước ép mận;
  • Ngũ cốc nguyên hạt.

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Các sản phẩm từ sữa;
  • Thịt đỏ;
  • Các loại thực phẩm đã qua chế biến;
  • Thức ăn mặn, chiên rán, nhiều dầu mỡ và cay nóng;
  • Đồ uống có cồn.

3. Sử dụng thuốc không kê đơn

Nếu các búi trĩ hỗn hợp gây đau đớn dữ dội, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như naproxen hoặc ibuprofen để giảm đau, sưng và tấy đỏ. Ngoài ra, để hỗ trợ làm teo và loại bỏ búi trĩ, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi tại chỗ hoặc chất làm mềm phân để hỗ trợ quá trình đại tiện.

thuốc trị bệnh trĩ
Sử dụng thuốc bôi hậu môn để giảm viêm, sưng và hỗ trợ làm teo búi trĩ

Kem bôi trĩ:

  • Các loại kem bôi trĩ thường có chứa corticosteroid, bisacody hoặc glycerin, để hỗ trợ giảm viêm, chống sưng, co mạch và kích thích nhu động ruột.
  • Thuốc mỡ Rectogesic, có chứa 0,2% glyceryl trinitrate, thường được sử dụng để cải thiện cơn đau và khó chịu do bệnh trĩ hỗn hợp từ nhẹ đến trung bình.

Chất làm mềm phân:

  • Các chất làm mềm phân là sản phẩm không kê đơn, thường có chứa docusate sodium, hoạt động bằng cách hấp thụ nước trong ruột, tăng khối lượng nước trong phân và giúp người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn. Các sản phẩm này thường được sử dụng để làm mềm phân cứng và giảm táo bón.

4. Thủ thuật loại bỏ búi trĩ không phẫu thuật

Nếu bệnh trĩ hỗn hợp nghiêm trọng, gây đau đớn, bác sĩ có thể đề nghị một số thủ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ búi trĩ. Các thủ thuật bao gồm:

phẫu thuật cắt trĩ
Thủ thuật loại bỏ búi trĩ được thực hiện khi người bệnh không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc
  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Trong thủ thuật này, bác sĩ đặt một vòng cao su xung quanh búi trĩ, thắt chặt để cắt đứt dòng  máu và làm co búi trĩ. Búi trĩ có thể tự rụng đi sau vài ngày.
  • Tiêm xơ hóa búi trĩ: Bác sĩ có thể tiêm một chất làm xơ (đông cứng) vào búi trĩ, làm cho thành tĩnh mạch xẹp xuống và búi trĩ co lại.
  • Đông máu bằng tia hồng ngoại: Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một chùm sáng tia hồng ngoại cường độ cao để phá hủy các mô bên trong ống hậu môn, nhằm phá hủy lưu lượng máu đến búi trĩ và khiến búi trĩ tự rụng.

5. Phẫu thuật cắt trĩ hỗn hợp

Phẫu thuật chỉ được chỉ định cho các trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc. Một số phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT: Thủ thuật này sử dụng sóng điện từ cao tần để làm đông các mạch máu nuôi dưỡng búi trĩ, sau đó kéo búi trĩ xuống và cắt bỏ bằng dao điện.
  • Phẫu thuật trĩ truyền thống: Phẫu thuật này được chỉ định cho các trường hợp trĩ hỗn hợp nghiêm trọng, dẫn đến đau đớn dữ dội và không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Phẫu thuật này thường có thời gian phục hồi lâu và có nhiều nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như xuất huyết hậu môn, hẹp hậu môn và rối loạn đại tiện.

6. Hết trĩ hỗn hợp ĐƠN GIẢN nhờ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc ĐẦU TIÊN giúp hàng nghìn bệnh nhân trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp khỏi bệnh nhờ sự kết hợp ĐỘC ĐÁO của 3 chế phẩm: THUỐC BÔI UỐNG NGÂM RỬA. Bài thuốc xuất phát từ phương pháp chữa bệnh trĩ bí truyền của người dân tộc H’mông. Sau đó, được các bác sĩ của Trung tâm thuốc dân tộc nghiên cứu, hoàn chỉnh công thức cho phù hợp với từng đối tượng bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hay là trĩ hỗn hợp.

5 thành phần chủ dược của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
5 thành phần chủ dược của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Cơ chế TÁC ĐỘNG KÉP của 3 chế phẩm: Thuốc uống, Thuốc bôi, Thuốc ngâm, mang đến hiệu quả điều trị TOÀN DIỆN giúp cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và loại bỏ nguyên nhân. Đồng thời, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác như: nghẹt hậu môn, nhiễm trùng, thiếu máu…

  • THUỐC UỐNG: Làm giảm đau đớn, chảy máu bằng cách cầm máu, giảm đau, thanh nhiệt, giải độc. Bảo vệ và tăng cường sức bền thành mạch, làm giảm sa giáng búi trĩ.
  • THUỐC NGÂM: Giảm ngứa ngáy, sưng tấy nhờ khả năng sát khuẩn, chống viêm, giảm đau tại chỗ. Tăng cường đào thải cặn bã, lưu thông khí huyết làm cơ tĩnh mạch bền chặt, giảm tình trạng ứ huyết, sưng đau và co búi trĩ.
  • THUỐC BÔI: Thành phần gồm các thảo dược có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm giúp làm mềm và co búi trĩ.
Thành phần và công dụng của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Thành phần và công dụng của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Sau nhiều năm đưa bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang vào sử dụng điều trị bệnh trĩ, Trung tâm đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi nỗi khổ do bệnh trĩ hành hạ bao gồm: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp với nhiều cấp độ khác nhau. 

Theo kết quả nghiên cứu bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang trên 500 bệnh nhân tại hội thảo “Phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ”, cho thấy 88,4% người bệnh được chữa khỏi và co búi trĩ chỉ sau 3 tháng sử dụng thuốc.

Hiệu quả điều trị bệnh trĩ của Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Hiệu quả điều trị bệnh trĩ của Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Trong số đó, phải kể đến trường hợp của NS Bình Xuyên, suốt 4 năm liền sống chung với bệnh trĩ hỗn hợp. Bệnh tình khiến ông vô cùng mệt mỏi, khó chịu, đi vệ sinh khó khăn vì táo bón kéo dài dẫn đến hậu môn đau rát. Búi trĩ thò ra, chảy dịch, hôi hám, đau đớn. Ông dùng thuốc Tây thì đỡ đau, đỡ chảy máu nhưng ngừng thuốc là bị lại ngay. Chỉ khi biết đến Trung tâm thuốc dân tộc và bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, bệnh tình của ông mới thực sự chấm dứt hoàn toàn.

Nghệ sĩ Bình Xuyên đánh giá cao hiệu quả bài thuốc

Xem thêm: Phóng sự VTV2 – Bệnh nhân bệnh TRĨ đánh giá thế nào về hiệu quả bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang?

 

Một trường hợp khác của chị Minh Hà sinh sống tại Hà Nội, cho biết: “Tôi chịu đựng bệnh trĩ suốt 5 năm rồi. Ban đầu vì ngại đi khám nên tôi tự mua thuốc về uống và có tìm hiểu thêm nhiều biện pháp dân gian. Nhưng cũng chỉ là tạm thời, các triệu chứng đau rát, chảy máu, ngứa ngáy có cải thiện nhưng chỉ một thời gian sau lại tái phát. Vì không chữa trị sớm nên giờ búi trĩ của tôi đã sa ra ngoài vô cùng khó chịu. May mắn, bệnh tình của tôi đã cải thiện hẳn sau 3 tháng dùng thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc. Búi trĩ đã co lại, teo đi, hết sưng tấy, đau rát, đi đại tiện cũng dễ dàng hơn. Tính đến giờ, sau hơn 1 năm sử dụng, sức khỏe của tôi đã ổn định và cũng đã không còn tái phát bệnh trĩ”.

Trong chương trình Góc Nhìn Người Tiêu Dùng – VTC2, Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm – Thạc sĩ, Bác sĩ Tuyết Lan đã có những chia sẻ về cách điều trị bệnh trĩ bằng Đông y và bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Từ đó giúp nhiều người biết đến và có cơ hội chấm dứt căn bệnh dai dẳng nhiều năm một cách an toàn, hiệu quả nhất.

Góc Nhìn Người Tiêu Dùng VTC2 – Điều trị bệnh trĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

 

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang không những nhận được sự ĐÁNH GIÁ CAO từ các chuyên gia y tế hàng đầu và sự TIN TƯỞNG của người bệnh mà còn được báo đài đưa tin đến đông đảo khán giả.

Báo chí nói về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Báo chí nói về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang đảm bảo:

  • DƯỢC LIỆU SẠCH 100% đt tiêu chuẩn GACP-WHO 
  • AN TOÀN đối với trẻ em trên 5 tuổi, người có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ đang cho con bú…
  • Dạng dùng tiện lợi, hấp thu nhanh: thuốc bột, thuốc sắc sẵn. 
  • Điều trị tận gốc căn nguyên, loại bỏ triệu chứng
  • Không cần phẫu thuật, không gây đau đớn, không để lại biến chứng

Vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được các chuyên gia tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp:

Phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp thường không phổ biến khi so với trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên trĩ hỗn hợp có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được chăm sóc phù hợp. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

phòng ngừa bệnh trĩ
Không uống rượu để phòng ngừa bệnh trĩ hỗn hợp tái phát
  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón;
  • Bôi trơn phân bằng cách uống nước ép mận hoặc 2 muỗng canh dầu ô liu để giúp phân mềm và dễ đi ra khỏi hậu môn;
  • Tránh tiêu thụ cà phê, rượu, đồ uống chứa caffein;
  • Uống đủ lượng nước cần thiết để thanh lọc cơ thể, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp phần trở nên mềm hơn;
  • Thực hành vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện để chống viêm và nhiễm trùng hậu môn;
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh gây ma sát lên búi trĩ;
  • Sử dụng đệm ngồi để để tránh gây áp lực lên các mô ở hậu môn và phòng ngừa bệnh trĩ;
  • Thay đổi vị trí ngồi trên bồn cầu, chẳng hạn như kê cao chân bằng một chiếc ghế nhỏ để trực tràng thằng và giúp phân đi ra ngoài thuận tiện hơn;
  • Tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

Bệnh trĩ hỗn hợp có thể diễn tiến phức tạp và khó điều trị. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các thông tin cần thiết để có kế hoạch điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả. Nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Tham khảo thêm: Bị bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng gì để hết đau và mau khỏi?

Xem thêm

Bình luận

  1. Thanh Nở says: Trả lời

    Mấy chị ơi e đi ngoài hơi đau rát với có ra máu có phải là bị trĩ rồi không ạ. E nên làm sao ạ. Mùa dịch này e cũng không dám đi bệnh viện kiểm tra nữa

    1. Võ Lê says: Trả lời

      Có khi bị nứt kẽ hậu môn đó, cũng k nghiêm trọng đâu. nên uốg nuoc ép rau díp cá hoặc ăn lá rau díp cá trong mỗi bữa ăn sẽ thấy đỡ

    2. Lê Đa says: Trả lời

      à t cũng bị, nhưng đó là chuyện của một tuần trước, và t phát hiện ra nguyên nhân là do thiếu nước và ít vận động. Sau đó cải thiện uống nhiều nước kết hợp đi bộ sau mỗi bữa ăn thì giờ cải thiện rùi. Bn thử áp dụng xem có khi đỡ hơn đó chứ chưa chắc bị trĩ đâu nên đừng hoang mang

    3. Thanh Thảo says: Trả lời

      Cái này trước đây mình có bị, đi khám bác sĩ nói là bị trầy hậu môn do bón và phân cứng, ở hậu môn còn bị lồi 1 cục thịt nhỏ nhưng k đau nên k sao. R bs khuyên ăn uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C và protein để mau lành vết thương,để tự nhiên là tự hết thôi

  2. Vương Xuân Tình says: Trả lời

    E đọc được thông tin trong bài thì thấy thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang rất ok, vây không rõ mua thuốc thăng trĩ dưỡng huyết thang thì có cần tới trung tâm khám nữa ko vậy hay cứ mua về r dùng thôi? Chứ e thấy e có đủ triệu chứng của trĩ loại 2 á, cũng lo quá

    1. BT Kim Trinh says: Trả lời

      Có nhiều trường hợp tưởng bị trĩ nhưng mà khi đi khám thì k phải đó bạn. Tốt nhất nên đến trung tâm để bs khám cho chính xác r cho thuốc uống phù hợp, đừng nên uống linh tinh k có phác đồ cụ thể kẻo sinh bệnh thêm thôi

    2. Bich Nhung says: Trả lời

      Ba e bị trĩ á, trc e có đưa ba đến trực tiếp trung tâm khám để bs tư vấn r đưa phác đồ điều trị, chứ tùy theo tình trạng bệnh mà bs sẽ gia giảm liều lượng thuốc khác nhau ak… nên tốt nhất cứ nên đến trung tâm khám, chữa theo phác đồ thì mới khỏi dc…còn k đến dc thì a gọi hotline có trong bài để liên hệ bs, có khám trực tuyến dc mà

  3. Cherry Kim Kim says: Trả lời

    E nghe mn nói uống rau diếp cá sẽ đỡ nhưng e mới sinh thì uống có bị ảnh hưởng gì k ah.

    1. Mai Ha Thi says: Trả lời

      Uống thoải mái c nha, nó giảm tình trạng táo bón thường xảy ra ở những mẹ sau sinh, nhất là trĩ

    2. Thành Thị Minh Võ says: Trả lời

      Tình trạng trĩ của chị ntn? E nghe nói uống nhiều quá loãng máu đó. C đến trung tâm Thuốc dân tộc để bs khám đi, bs bên đó khám chữa trị giỏi lắm, trước e gái e cũng bị trĩ sau sinh, qua đó bs khám mát tay, cho phác đồ điều trị 3 tháng là khỏi, thuốc từ thảo dược nên cũng k ảnh hưởng gì đến sk cả

  4. luyến nguyễn says: Trả lời

    lúc e còn nhỏ khoảng lớp 5-6 gì đó e có 1 cục thịt nhỏ lồi ra ở hậu môn, tới h e cũng 28t r cục đó vẫn còn nhưng k thấy đau, trường hợp của e có phải bị trĩ k và có cần mổ k

    1. Huong Giang Pham says: Trả lời

      đó là lớp da thừa do mình bị bón rặn lâu ngày nên nó lòi lớp da ra thôi,khi nào bị đau thì nên đi khám chứ k đau thì cũng k nguy hiểm j đâu bác

    2. Tường Vy says: Trả lời

      Giống mình, trc đây mình cũng lồi 1 cục thịt nhỏ = hạt đậu nhưng k đau rát, chỉ lâu lâu ngứa thui, có đi khám thì bs nói là da thừa thui, cắt hay k cắt cx vậy ah k ảnh hưởng gì cã

    3. Thảo Nhi says: Trả lời

      Tui cũng bị như bác, chắc cũng hơn chục năm nay, mà lâu lâu còn bị đi ngoài máu tươi nữa kìa, có đến trung tâm thuốc dân tộc ở HN khám thì bác sĩ cho thuốc uống có 2 tháng hơn là hết luôn. Bạn tốt nhất cứ đi khám cho chắc để bs xem tình hình ntn. Chúc bạn khỏe.

  5. Huỳnh Thanh Thảo says: Trả lời

    E bị trĩ to bằng đốt ngón tay luôn í.. hôm nào đứng nhiều hay ngồi nhiều là nó đau với rát kinh khủng do bị cọ nhiều.. có cách nào chữa hết được k ạ chứ e sợ mổ lắm

    1. Trịnh Huỳnh Nhựt Thảo says: Trả lời

      để hết dịch đi cắt thôi b ơi chứ để lâu càng to ra thôi, trong thời gian này ăn nhiều rau xanh chút vs uống nhìu nước

    2. Mai Xuân says: Trả lời

      Trĩ còn nhỏ thì có thể uống thuốc sẽ tiêu còn bị trĩ to chỉ có mổ thôi bác! Mình có mổ cách đây 6 hay 7 tháng gì đấy tgian đầu hơi đau đi vs khá khó khăn nhưng khoảng 2-3 tháng sau là đỡ hẳn. Mình khám ở bv DHYD ở tphcm, bv này chữa trị tốt nhất r

  6. Ngô Nam Thành Đạt says: Trả lời

    Chi phí chữa trị bằng bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang ntn vậy cả nhà? Tôi chưa từng khám qua đông y nên không rõ, mong được cả nhà tư vấn

    1. Nguyễn Nhật Linh says: Trả lời

      Tùy tình trạng của bác như nào mà bs sẽ bốc thuốc cho phù hợp ak bác, nên chi phí sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bác, bác tham khảo thêm ở đây nè https://www.bacsibenhtri.com/thang-tri-duong-huyet-thang-tri-tri-ngoai-co-tot-khong-gia-bao-nhieu.html

    2. Mỹ Lam says: Trả lời

      Bài thuốc thăng trì dưỡng huyết thang bao gồm thuốc thang, thuốc bôi với thuốc ngâm. Tùy theo tình trạng mà bs gia giảm liều lượng phù hợp á nên giá mổi ng k giống nhau, cái này bác hỏi ae cũng khó tư vấn, nên cứ gọi hotline để bs tư vấn choo. Còn nếu mà hỏi giá để bác tham khảo thì như trước em đi mua cả tháng thuocs 3 loại kia là tầm hơn 2tr thi phải

  7. Nguyễn Thị Thu Trang says: Trả lời

    Bài thuốc này có hiệu quả thực sự k vậy hay chỉ quảng cáo thôi? T nghe nói bị trị chỉ có đi mổ mới hết thôi chứ uống thuốc sao hết dc. T bị trĩ độ 3, uống bao nhiêu thuốc r k khỏi, ai đã chữa khỏi trĩ = bài thuốc này cho t xin review

    1. Phạm Thoa says: Trả lời

      Mình từng bị đi ra máu tươi nhỏ giọt, sờ vào thấy hơi cộm, đi khám ở bv trung ương thì bs bảo mình bị trĩ độ 1, chớm độ 2 nhưng xét tình trạng thì thấy ko vấn đề gì. Bác sĩ có kê cho thuốc bôi về dùng thôi. Mình về dùng thấy có hết máy tươi nhưng hậu môn thì vẫn thấy hơi đâu rát, búi trĩ thì vẫn còn. Mình vẫn lo, nên đến trung tâm Thuốc dân tộc để khám lại xem sao. Bs kết luận mình bị trĩ nội 2, muốn hết khỏi chỉ có cách dùng thuốc. Bài thuốc gồm thuốc uống, thuốc ngâm vs thuốc bôi. Sau 1 tuần dùng thuốc thì đỡ hẳn đau rát, sau đó tiếp tục kiên trì dùng thuốc thì mình thấy búi trĩ bắt đầu co lại. Khoảng 3 tháng là thấy đỡ luôn, mà dùng thuốc đông y nên mình giảm tình trạng táo bón, ăn uống với ngủ ngon hơn hẳn trc đây. Trong tgian điều trị bs cũng tư vấn cho mình rất chi tiết những lưu ý trong vấn đề ăn uống, cứ 2-3 tuần là gọi hỏi thăm xem tình trạng như thế nào, dịch vụ khám chữa trị của trung tâm phải nói là 10/10, mình chưa khám ở đâu mà bs nhiệt tình như ở trung tâm Thuốc dân tộc luôn á. Nếu có điều kiện thì bạn cứ đến trung tâm khám đi. B cũng có thể tham khảo thêm thông tin hiệu quả của bài thuốc ở đây nè https://www.bacsibenhtri.com/thang-tri-duong-huyet-thang-tri-tri-ngoai-co-tot-khong-gia-bao-nhieu.html

    2. Lê Vi says: Trả lời

      Mình nghĩ mn bị trĩ đừng nghe ng khác chỉ đông y hay này kia càng ngày bị càng tệ hơn thôi. Vì mình đã tốn rất nhiều tiền rồi .Bệnh viện cứ thẳng tiến thôi

      1. Hùng Phạm says:

        Lê Vi ơi t cũng nghi ngờ nhưng mà xem xong bài báo này t gọi lên trung tâm để bs tư vấn r mua liền lun. Trong bài báo nói là thuốc này dc vtv khuyên sd lun mà, cả chuyên gia cũng khuyên sd, phải thực sự hiệu quả thì mới lên dc tivi chứ https://www.thuocdantoc.org/vtv2-gioi-thieu-thang-tri-duong-huyet-thang.html

  8. Vũ Minh Hòa says: Trả lời

    Xem trong bài viết thì e thấy tình trạng e đang ở trĩ loại 2 và chỉ khi nào đi ngoài mới đau thôi, thỉnh thoảng có ra máu thì k biết tình trạng này có tự hết dc k hay phải dùng thuốc vậy ạ

    1. Hà Giang says: Trả lời

      Uống nhiều nước và tập thể dục nha bạn. Sau tầm 1, 2 tuần là hết à. Trĩ loại 2 cũng còn tự chữa dc ở nhà nếu như biết cách. Còn nếu bạn sợ nặng thêm thì mua thăng trĩ dưỡng huyết thang của trung tâm thuốc dân tộc, mình đã từng dùng qua bài thuốc này r thấy rất ok, uống khoảng 2 tuần là đi ngoài thấy hết ra máu rồi

    2. Lá Xanh says: Trả lời

      Nếu chỉ khi đi vệ sinh mới đau và thỉnh thoảng rau máu thì là nứt hậu môn thui b oi, h b điều chỉnh cđ ăn cho hợp lý r uống thuốc đông y cho mềm phân đợi mấy hôm hậu môn liền lại là dc ak

    3. Ngoc Mai says: Trả lời

      Uốg thăng trĩ dưỡng huyết thang của trung tâm thuốc dân tộc đi bạn. Trc mình đi ra máu bị lòi 1 cục thịt lun ấy. Uốg khoảng 2 tháng hơn là khỏi luôn đến h

    4. Anh Tuấn says: Trả lời

      K tự hết dc đâu bạn, chỉ có dùng thuốc hoặc mổ thì mới khỏi thôi. Giờ bạn uống nước nhiều vào, nên hạn chế ngồi 1 chỗ quá lâu, trong bữa ăn thì bổ sung thêm nhiều rau, đặc biệt là lá diếp cá. Được thì tập thêm mấy bài tập nhẹ nhàng chuyên cho bệnh trĩ á (yoga, bài tập thế nằm ngửa)

    5. Hoàng Cam says: Trả lời

      hiện tại bạn nên hạn chế ngồi nhiều, uống nhiều nước, ăn trái cây, rau củ, ăn rau diếp cá nhiều hơn để giảm tình trạng đau, nếu vẫn k đỡ thì chuyển sang dùng thuốc, tui suggest dùng thuốc đông y thăng trĩ dưỡng huyết thang nhé, vừa uống vừa bôi và ngâm rửa sẽ hiệu quả hơn

  9. Phượng Nguyễn says: Trả lời

    Ko liên quan nhưng mà e thường xuyên bị bón từ nhỏ đến giờ luôn ấy. Có giải pháp gì k mn ơi, e nghe nói bón nhiều sẽ dẫn đến trĩ nên e lo quá

    1. Nguyễn Thảo says: Trả lời

      Bón thì chỉ có uống nhiều nước, ăn nhiều rau thì mới đỡ thôi, và cố gắng tập td 15p mỗi ngày sẽ đỡ hơn đó

    2. Linh Ribi says: Trả lời

      Mỗi ngày tập đi cầu đúng giờ. Tớ giờ thì vô ngồi. Ko đi cũng ngồi tầm 10-15p rồi ra, vs lại ăn nhìu rau xanh nữa bạn ơi

  10. Nhàn Phạm says: Trả lời

    Bị trĩ thì kiêng gì cho đỡ đau rát với cục trĩ k bị to thêm mọi ng? mk c.ơn

    1. Hoàng Ngọc Diệp says: Trả lời

      Đọc ở đây cho chi tiết nè bạn, lưu ý cho chế độ ăn của ng bị trĩ á

    2. Xuân Lan says: Trả lời

      Kiêng đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, ăn nhiều rau củ quả và uống nhiều nước, hạn chế ngồi quá lâu. Cứ ngồi 1 tiếng thì đứng lên đi lại sau đó hãy ngồi tiếp. Còn muốn hết trĩ chỉ có cách mổ thôi b

    3. Mạnh Tường says: Trả lời

      B chịu khó thay đổi chế độ ăn, bổ sung nhiều rau xanh, vitamin với uống nhiều nước để hạn chế bị bón, bón là 1 trong những nguyên nhân chính khiến trĩ to thêm đó

  11. Thái Vi says: Trả lời

    Cái thuốc ngâm của Thăng trĩ Dưỡng huyết thang có công dụng gì vậy? và ngâm như thế nào e chưa rõ lắm

    1. Jeeb Shusha says: Trả lời

      Thuốc đó ngâm để đỡ ngứa đỡ đau á bạn, nếu búi trĩ đau thì ngâm thuốc này khoảng 2 tuần đầu là giảm đau ngứa hẳn luôn á. Ngày ngâm 1l buổi tối, hãm thuốc vs nước sôi r để nguội sau đó ngồi ngâm thôi. Tớ lúc bi đợt cấp tính đau rát nhiều,ngâm cái này vào thích lắm, thấy sạch sẽ mà nhẹ nhõm hẳn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh Trĩ Nội Độ 2 Là Gì? Có Tự Khỏi? Giải Pháp Điều Trị

Bệnh trĩ nội độ 2 có thể dẫn đến khó chịu ở hậu môn và gây khó khăn khi đi...

Các Tác Hại, Biến Chứng Của Bệnh Trĩ Thường Gặp

Các biến chứng của bệnh trĩ bao gồm sa trĩ tắc mạch, nhiễm khuẩn, xơ hóa hoặc hoại tử búi...

Top 12 Sản Phẩm Thuốc Trị Trĩ Ngoại Được Chuyên Gia Khuyên Dùng

Thuốc chữa trĩ ngoại là cách điều trị nội khoa được hầu hết bác sĩ áp dụng cho bệnh nhân...

7 Cách Làm Co Búi Trĩ Ngoại An Toàn, Hiệu Quả Cao

Có một số cách làm co búi trĩ ngoại, chẳng hạn như sử dụng thuốc bôi trĩ hoặc các mẹo...

Biến Chứng Sau Mổ Trĩ Thường Gặp (Sưng, Đau, Nhiễm Trùng…)

Hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau được chỉ định để điều trị bệnh trĩ, bao gồm phẫu thuật...

Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp Longo Và Thông Tin Cần Biết

Cắt trĩ bằng phương pháp longo là phương pháp phổ biến được thực hiện để cắt búi trĩ sa, trĩ...