Bệnh Trĩ Nội Độ 1: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội. Trong giai đoạn này búi trĩ mới vừa hình thành bên trong ống hậu môn, có kích thước nhỏ và thường không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng và phát triển thành các cấp độ nghiêm trọng hơn.

Bệnh trĩ nội độ 1
Bệnh trĩ nội độ 1 xảy ra khi búi trĩ vừa hình thành bên trong ống hậu môn

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội cấp độ 1

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ, từ nhẹ đến nghiêm trọng, trong đó bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất. Trong giai đoạn này, các búi trĩ vẫn còn nằm bên trong ống hậu môn – trực tràng, có kích thước nhỏ và không có dấu hiệu bị sa ra khỏi trực tràng.

Không giống như bệnh trĩ ngoại, trĩ nội không gây đau đớn bởi vì bên trong ống hậu môn không có các dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận thấy máu dính trên phân, giấy vệ sinh, trên thành bồn cầu. Đôi khi máu có thể nhỏ thành giọt hoặc chảy thành dòng.

Các triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1 phổ biến bao gồm:

  • Ngứa ngáy, khó chịu ở khu vực hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện;
  • Xuất hiện các vết máu nhỏ trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện, tuy nhiên lượng máu thường không đáng kể.

Bệnh trĩ nội độ 1 là cấp độ nhẹ nhất, thường không nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng, dẫn đến sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ và nứt kẽ hậu môn. Các biến chứng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của người bệnh, có chi phí điều trị cao và tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý tiềm ẩn khác.

ĐỌC THÊM: Bị Ngứa Hậu Môn Là Như Thế Nào? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nói chung và trĩ nội độ 1 nối riêng, thường liên quan đến các vấn đề về nhu động ruột, chẳng hạn như:

  • Táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy;
  • Căng thẳng khi đi đại tiện;
  • Ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

Các tình trạng này có thể khiến các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị giãn ra, dẫn đến ứ máu và hình thành búi trĩ.

Tiêu chảy mãn tính và táo bón được cho là có thể khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn, bằng cách gây viêm các mô ở hậu môn và trực tràng. Ngồi lâu trên bồn cầu có thể kéo căng các thành mạch máu mỏng, khiến mạch máu phình, giãn ra và dẫn đến hình thành búi trĩ nội. Ngoài ra, việc hắt hơi thường xuyên cũng có thể dẫn đến giãn các tĩnh mạch hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ.

nguyên nhân Bệnh trĩ nội độ 1
Ngồi lâu trong nhà vệ sinh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trĩ nội độ 1

Bên cạnh đó, các một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ nội độ 1 bao gồm:

  • Mất nước: Mất nước hoặc uống ít hơn 8 cốc nước mỗi ngày có thể góp phần dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ phát triển bệnh trĩ nội độ 1.
  • Chế độ ăn uống ít chất xơ: Chất xơ cần thiết cho hệ thống tiêu hóa và làm giảm nguy cơ táo bón. Do đó, thiếu chất xơ có thể dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng trĩ nội.
  • Thiếu hoạt động thể chất: Ít vận động và không tập thể dục thường xuyên có thể dẫn đến mất trương lực cơ nói chung, bao gồm cả các cơ ở trực tràng. Lối sống thiếu vận động cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhu động ruột, dẫn đến táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
  • Các nguyên nhân y tế: Một số điều kiện sức khỏe, chẳng hạn như chấn thương hậu môn, cổ trướng, bệnh viêm ruột, béo phì hoặc chứng sa trực tràng, đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai và sinh con thường có áp lực lớn tác động lên hậu môn và trực tràng, điều này có thể dẫn đến bệnh trĩ nội độ 1.

BẠN CẦN BIẾT: Bị Bệnh Trĩ Có Nên Tập Thể Dục Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

Bệnh trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ thường không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ nội độ 1 chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bệnh, chẳng hạn như đại tiện ra máu hoặc khiến hậu môn ẩm ướt.

Nếu được điều trị phù hợp và đúng phương pháp, hầu hết các trường hợp trĩ nội độ 1 đều khỏi hẳn mà không dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng trĩ nội có thể trở nên nên nghiêm và tăng nguy cơ phát triển các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn hoặc nhiễm trùng. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần có kế hoạch điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Cách điều trị dứt điểm bệnh trĩ nội độ 1

Bệnh trĩ nội độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội, do đó người bệnh nên có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn. Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ nội độ 1 có thể được điều trị tại nhà với các biện pháp tự chăm sóc, chẳng hạn như:

1. Tắm nước ấm

Ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 phút mỗi lần có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy và làm dịu hậu môn. Người bệnh có thể ngâm hậu môn hoặc tắm nước ấm 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc sau khi đi đại tiện để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Nếu cần thiết, người bệnh có thể sử dụng xà phòng không mùi để vệ sinh hậu môn.

trĩ nội độ 1 có nguy hiểm không
Ngâm hậu môn trong nước ấm có thể cải thiện tình trạng khó chịu và làm dịu hậu môn

Sau khi ngâm hậu môn, người bệnh nên vỗ nhẹ da hoặc lau hậu môn nhẹ nhàng để làm khô. Không nên chà xát mạnh hoặc sử dụng khăn thô, điều này có thể gây tổn thương các mô ở hậu môn.

2. Chườm đá

Chườm đá hoặc chườm lạnh lên hậu môn có thể giảm ngứa và làm dịu hậu môn sau khi đi đại tiện. Người bệnh có thể bọc một viên đá lạnh và chườm lên hậu môn trong 10 phút mỗi lần để cải thiện các triệu chứng.

MẸO CỰC HAY: Cách Ngâm Nước Muối Chữa Bệnh Trĩ Cực Hiệu Quả Dành Cho Bạn

3. Làm sạch hậu môn nhẹ nhàng

Điều quan trọng khi điều trị bệnh trĩ tại nhà là làm sạch hậu môn nhẹ nhàng, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Người bệnh nên sử dụng vòi xịt cầm tay, khăn lau trẻ em hoặc các loại giấy vệ sinh chuyên dụng cho người bệnh trĩ, để tránh gây tổn thương các mô ở hậu môn.

Ngoài ra, người bệnh nên tắm mỗi ngày và thay quần lót 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc khi hậu môn ẩm ướt. Điều này có thể cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ và phòng ngừa các bệnh lý đường sinh dục.

4. Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống

Điều quan trọng để điều trị bệnh trĩ nội độ 1 là tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống. Chất xơ cần thiết để phòng ngừa táo bón, một nguyên nhân dẫn đến trĩ nội độ 1.

trĩ nội độ 1 chữa như thế nào
Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện chứng táo bón và bệnh trĩ

Nhiều nghiên cứu cho biết việc bổ sung nhiều chất xơ là điều cần thiết để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ mà không cần điều trị y tế. Các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên tiêu thụ khoảng 30 – 35 gram chất xơ mỗi ngày để cải thiện bệnh trĩ một cách tự nhiên. Người bệnh có thể bổ sung chất xơ thông qua một số loại thực phẩm như:

  • Các loại đậu;
  • Hoa quả sấy khô;
  • Các loại rau xanh;
  • Trái cây tươi;
  • Nước ép mận;
  • Ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như lúa mạch, gạo lứt và bánh mì nguyên hạt.

Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước để giảm bớt nguy cơ táo bón và bệnh trĩ.

5. Thay đổi phong cách sinh hoạt

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, người bệnh trĩ nội độ 1 cần lưu ý về chế độ sinh hoạt để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tạo thói quen đi đại tiện vào một thời điểm nhất định trong ngày, điều này có thể tạo thói quen nhu động ruột và tránh nguy cơ táo bón;
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu, không trì hoãn nhu động ruột;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế thức khuya và ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày;
  • Tránh ngồi quá nhiều, vận động mạnh hoặc mang vác nặng;
  • Tránh hút thuốc lá hoặc bỏ thuốc lá, bởi vì hợp chất nicotin trong thuốc lá có thể gây tổn thương các mạch máu, bao gồm tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng;
  • Sử dụng quần lót có chất liệu mềm, thấm hút tốt để tránh gây ma sát lên búi trĩ.

ÁP DỤNG NGAY: TOP 10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Dân Gian Cực Hay Và Hiệu Quả

6. Diếp cá trị bệnh trĩ nội

Rau diếp cá là loại thảo dược được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trĩ nội tại nhà. Người bệnh chỉ cần bổ sung rau diếp cá vào chế độ ăn uống hành ngày để hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.

7. Sử dụng chất làm mềm phân

Các chất làm mềm phân là sản phẩm không kê đơn có thể giúp làm mềm phân, giảm táo bón và phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ.

thuốc chữa bệnh trĩ nội tốt nhất
Người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm phân để giảm áp lực lên hậu môn và cải thiện các triệu chứng trĩ

Các chất làm mềm phân thường chứa thành phần hoạt tính docusate sodium, hoạt động bằng cách giảm sự hấp thụ nước trong đường ruột. Điều này có thể làm tăng lượng nước trong phân, giúp phân mềm hơn và dễ đi ra khỏi hậu môn.

Các chất làm mềm phân cần ít nhất vài ngày để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.

Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ nội độ 1 không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu người bệnh cảm thấy đau đớn ở hậu môn hoặc nếu các triệu chứng không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

TÌM HIỂU THÊM: Thuốc Ngâm Trĩ Là Gì? Dùng Loại Nào Tốt? Hướng Dẫn Sử Dụng

Điều trị DỨT ĐIỂMNGĂN NGỪA tiến triển TRĨ NỘI ĐỘ 1 nhờ bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc ĐẦU TIÊNDUY NHẤT chứa 3 chế phẩm: THUỐC BÔIUỐNGNGÂM RỬA tác động từ trong ra ngoài, phù hợp với nhiều mức độ bệnh khác nhau. Bài thuốc là sự kết tinh của phương pháp chữa bệnh trĩ bí truyền của người dân tộc H’mông và thành quả nghiên cứu của đội ngũ chuyên gia Trung tâm Thuốc dân tộc. Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được chọn lọc từ hơn 30 vị dược liệu quý và đạt tiêu chuẩn GACP WHO

5 thành phần chủ dược của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
5 thành phần chủ dược của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Bài thuốc loại bỏ triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và tình trạng táo bón nhờ sự kết hợp ĐỘC ĐÁO của 3 chế phẩm: Thuốc bôi, Thuốc uống và ngâm rửa. Đồng thời, ngăn ngừa diễn biến nặng, dẫn đến sa búi trĩ, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ và nứt kẽ hậu môn. 

  • Thuốc ngâm: Khi ngâm vùng hậu môn trong nước, nhờ áp lực của nước, các tinh chất từ dược liệu và nhiệt độ khiến khí huyết được lưu thông dễ dàng. Nhờ vậy, các triệu chứng sưng đau, khó chịu của bệnh trĩ được cải thiện rõ rệt.
  • Thuốc bôi: Các dược chất sẽ thẩm thấu trực tiếp vào búi trĩ và các vị trí bị sưng đau, ngứa ngáy. Khi bôi thuốc trực tiếp, dược chất sẽ được hấp thu nhanh, mau chóng mang lại tác dụng, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
  • Thuốc uống: có tác dụng tăng cường độ bền của tĩnh mạch, ức chế sự phát triển của búi trĩ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp quá trình đào thải phân ra ngoài dễ dàng hơn, nhanh chóng phục hồi vết thương.
Thành phần và công dụng của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Thành phần và công dụng của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Không những nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành về y học cổ truyền, bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang còn được hàng nghìn bệnh nhân đặt niềm tin. Một nghiên cứu trên 500 người bị bệnh trĩ sử dụng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang cho kết quả, có đến 88,4% bệnh nhân khỏi hẳn bệnh trĩ sau 3 tháng dùng thuốc. 100% bệnh nhân hài lòng về tính an toàn mà bài thuốc mang lại.

Hiệu quả điều trị trĩ nội độ 1 của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Hiệu quả điều trị trĩ nội độ 1 của bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Đặc biệt mới đây, Trung tâm Thuốc dân tộc đã được NS Bình Xuyên tin tưởng và đến điều trị bệnh trĩ. Ông chia sẻ bản thân đã phải sống chung với căn bệnh này suốt 4 năm liền. Bệnh trĩ khiến ông luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, đi đại tiện khó khăn. Mỗi lần đi đại tiện phải rặn rất lâu, ảnh hưởng đến công việc quay phim, diễn xuất của một nghệ sĩ như ông. Mặc dù đã tìm đủ mọi cách, nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm, ngày càng tiến triển nặng hơn. Chỉ cho đến khi ông biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc và bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, bệnh tình của ông mới được chữa khỏi.

Xem thêm: Phóng sự VTV2 – Bệnh nhân bệnh TRĨ đánh giá thế nào về hiệu quả bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang?

Một bệnh nhân khác là anh Đặng Thanh Trung, nhân viên văn phòng (Hà Nội) cho biết: “Tôi bị bệnh trĩ cách đây 3 năm, ban đầu chỉ bị táo bón và phân có dính máu, nghĩ chắc là do bản thân ăn uống thiếu chất xơ nên như vậy. Nhưng mặc dù tôi đã ăn nhiều rau hơn, tình trạng trên vẫn tiếp diễn, lại còn thêm ngứa ngáy, khó chịu. Cuối cùng, tôi cũng quyết định đi khám và bác sĩ kết luận tôi bị trĩ. Bác sĩ đưa tôi thuốc kháng sinh cùng một số loại vitamin bảo tôi về uống. Ban đầu thì các triệu chứng trên cũng thuyên giảm nhưng ngừng thuốc lại tái phát lại ngay. Nhưng hiện nay, đã 1 năm từ khi dùng bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang của Trung tâm Thuốc dân tộc, bệnh trĩ không còn tái phát nữa”.

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang gây được tiếng vang lớn, thu hút rất nhiều kênh truyền thông, báo chí đưa tin và giới thiệu đến đông đảo khán giả. 

Báo chí nói về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Báo chí nói về bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Thăng trĩ Dưỡng huyết đảm bảo AN TOÀN và không gây bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng. Bài thuốc đáp ứng tốt trên nhiều đối tượng bệnh nhân bao gồm:

  • Trẻ em trên 5 tuổi
  • Người có cơ địa yếu
  • Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú
  • Mắc kèm nhiều bệnh mạn tính khác
Nghệ sĩ Bình Xuyên sử dụng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang
Nghệ sĩ Bình Xuyên sử dụng Thăng trĩ Dưỡng huyết thang

Nếu bạn đang gặp khó khăn do bệnh trĩ gây ra, hãy liên hệ trực tiếp với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được đội ngũ bác sĩ hàng đầu của chúng tôi thăm khám và điều trị:

Biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ

Đối với bệnh trĩ nội độ 1, người bệnh có thể phòng ngừa các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Cụ thể, để phòng ngừa bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ. Theo các nghiên cứu, việc tiêu thụ đủ lượng chất xơ hàng ngày có thể giảm đến 50% nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Uống đủ nước hàng ngày có thể làm mềm phân, giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn và ngăn ngừa các triệu chứng táo bón hoặc bệnh trĩ;
  • Đừng căng thẳng khi đi đại tiện, bởi vì căng thẳng có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và dẫn đến việc hình thành các búi trĩ;
  • Hạn chế rượu và thức ăn cay để tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Tránh ngồi lâu trong nhà vệ sinh, không đọc báo hoặc sử dụng điện thoại để đảm bảo nhu động ruột bình thường.

Bệnh trĩ nội độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ nội, thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện với các biện pháp tại nhà. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng các chất làm mềm phần để ngăn ngừa bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp tự chăm sóc, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh trĩ nội là gì? Có mấy cấp độ? Nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội là tình trạng sưng, phình các tĩnh mạch sâu ở bên trong niêm mạc trực tràng -...

7 Cách Làm Co Búi Trĩ Ngoại An Toàn, Hiệu Quả Cao

Có một số cách làm co búi trĩ ngoại, chẳng hạn như sử dụng thuốc bôi trĩ hoặc các mẹo...

Biến Chứng Sau Mổ Trĩ Thường Gặp (Sưng, Đau, Nhiễm Trùng…)

Hiện tại có nhiều biện pháp khác nhau được chỉ định để điều trị bệnh trĩ, bao gồm phẫu thuật...

15 Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Nhanh Nhất

Có một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, chườm đá...

Sau Mổ Trĩ Bao Lâu Thì Lành Và Hết Đau Hẳn?

Sau mổ trĩ bao lâu thì lành phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ và số lượng...

Bà Bầu Bị Trĩ Có Nên Sinh Thường Không? Điều Cần Biết

Bà bầu bị trĩ có nên sinh thường không hay cần phải sinh mổ và các biện pháp chăm sóc...