Bệnh Trĩ Nội Độ 3 Chữa Được Không? Có Cần Phẫu Thuật?

Bệnh trĩ nội độ 3 đặc trưng bởi búi trĩ sa ra khỏi trực tràng và không thể tự co lại. Bệnh cũng gây chảy nhiều máu, đau rát và tăng nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ nội độ 3
Bệnh trĩ nội độ 3 đặc trưng bởi búi trĩ sa hẳn ra ngoài và không thể tự co trở lại

Bệnh trĩ nội độ 3 là bệnh gì?

Bệnh trĩ nội là tình trạng giãn các tĩnh mạch nằm ở phía trên đường lược, dẫn đến ứ đọng huyết và hình thành các búi trĩ. Trĩ nội được chia thành 4 mức độ, trong đó bệnh trĩ nội độ 3 được xem là mức độ nặng và cần điều trị để tránh các diễn tiến nghiêm trọng.

Ở giai đoạn 3, búi trĩ có xu hướng sa ra khỏi hậu môn thường xuyên hơn và không thể tự co lại vào trong. Búi trĩ cũng có kích thước tương đối lớn, dẫn đến khó chịu, ngứa ngáy, đau rát khi đi đại tiện và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn gần cuối của bệnh trĩ nội và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như thiếu máu, tắc nghẽn hậu môn, viêm nhiễm búi trĩ hoặc nứt kẽ hậu môn. Trong giai đoạn này, bệnh cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa nguy cơ chuyển sang trĩ nội giai đoạn 4.

Đặc trưng và dấu hiệu nhận biết trĩ nội độ 3

Đặc trưng phổ biến nhất của trĩ nội độ 3 là búi trĩ sa hẳn ra khỏi hậu môn, không thể tự co lên mà cần dùng tay để đẩy. Ở mức độ này, búi trĩ cũng thường gây đau đớn, khó chịu, ngứa ngáy và chảy dịch dẫn đến ẩm ướt hậu môn.

Ngoài ra, bệnh trĩ nội độ 3 có triệu chứng tương tự như trĩ nội độ 1 và 2, nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn. Cụ thể, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh trĩ nội như sau:

1. Chảy máu trực tràng

Chảy máu từ trực tràng là dấu hiệu bệnh trĩ nội phổ biến nhất. Ở bệnh trĩ nội độ 1 và 2, máu thường dính trên giấy vệ sinh, phân, thành bồn cầu hoặc nhỏ thành giọt chảy xuống khi người bệnh đi đại tiện.

triệu chứng bệnh trĩ nội độ 3
Chảy máu trực tràng là triệu chứng phổ biến của bệnh trĩ nội độ 3

Ở bệnh trĩ nội độ 3, lượng máu từ trực tràng thường nhiều hơn và được biểu hiện rõ rệt so với các giai đoạn trước đó. Máu có thể chảy thành dòng hoặc bắn thành tia khi người bệnh đi đại tiện. Lượng máu chảy ra tương đối lớn, có thể thấm ướt giấy vệ sinh. Nếu không được xử lý phù hợp, người bệnh có thể bị mất máu mãn tính, dẫn đến mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu.

Do đó, nếu bị chảy máu khi đi đại tiện, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp.

2. Đau hậu môn

Ở giai đoạn 3, búi trĩ nội thường có kích thước lớn, dẫn đến sưng phồng và viêm ở hậu môn. Điều này có thể gây khó chịu và đau đớn khi đi đại tiện hoặc ngồi.

Ngoài ra, khi búi trĩ phát triển có thể kích thích hậu môn tiết dịch. Điều này khiến hậu môn luôn ẩm ướt và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hậu môn, dẫn đến đau rát, ngứa ngáy, khó chịu.

3. Sa nghẹt búi trĩ

Bệnh trĩ nội độ 3 khiến búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn mà không cần lực tác động (đi đại tiện hoặc vận động mạnh). Ở độ 3, các búi trĩ tăng trưởng nhanh về kích thước và các đám rối ở hậu môn cũng giãn nở hết mức, khiến búi trĩ không thể tự co lại vào bên trong trực tràng. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng tay để đẩy búi trĩ về vị trí ban đầu.

dấu hiệu bệnh trĩ nội độ 3
Khi búi trĩ sa hẳn ra khỏi hậu môn có thể dẫn đến dẫn đến tắc nghẽn hậu môn

Búi trĩ nội độ 3 có thể sa ra khỏi trực tràng kể cả khi người bệnh thực hiện một động tác bình thường, chẳng hạn như đứng lên. Điều này có thể gây mất tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài ra, đôi khi người bệnh có thể gặp một số triệu chứng thứ phát, chẳng hạn như trung tiện (xì hơi) không tự chủ, rối loạn đại tiện hoặc thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt.

Nguyên nhân dẫn đến trĩ nội độ 3

Nguyên nhân chính dẫn đến trĩ nội độ 3 là do người bệnh chủ quan không có kế hoạch điều trị bệnh trĩ nội độ 1 và 2. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt không phù hợp cũng có thể góp phần dẫn đến bệnh trĩ nội độ 3.

Các nguyên nhân và yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh trĩ nội độ 3 bao gồm:

  • Giãn các tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng;
  • Các vấn đề liên đến hệ thống tiêu hóa, giảm nhu động ruột;
  • Lối sống thiếu vận động;
  • Phụ nữ sau sinh không có kế hoạch điều trị bệnh trĩ trong thai kỳ phù hợp;
  • Thói quen sống thiếu khoa học, chẳng hạn như nhịn đi đại tiện, căng thẳng hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

Ngoài ra, trĩ nội độ 3 có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm các bệnh ung thư. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện và có kế hoạch điều trị phù hợp.

Bệnh trĩ nội độ 3 có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội độ 3 là mức độ nặng của bệnh trĩ nội và cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro liên quan. Nếu không được điều trị bệnh sẽ chuyển sang trị nội mức độ 4 và tăng nguy cơ dẫn đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng hậu môn, ngứa ngáy dữ dội hoặc sưng phù hậu môn.

bệnh trĩ nội độ 3 có chữa được không
Nếu không được điều trị, bệnh trĩ nội độ 3 có thể dẫn đến các bệnh lý khác ở hậu môn

Cụ thể, các biến chứng phổ biến của bệnh trĩ nội độ 3 bao gồm:

  • Viêm hậu môn: Búi trĩ nội độ 3 sa ra ngoài thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dẫn đến nhiễm trùng hậu môn. Các triệu chứng phổ biến khi viêm hậu môn bao gồm sưng tấy, đỏ, ngứa ngáy và đau rát. Nếu không được điều trị phù hợp, nhiễm trùng có thể lan rộng và dẫn đến hoại tử búi trĩ hoặc lở loét hậu môn.
  • Thiếu máu mãn tính: Trĩ nội độ 3 thường gây chảy nhiều máu, nếu không được xử lý phù hợp có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính. Thiếu máu khiến người bệnh bệnh mỏi, chóng mặt, uể oải, da nhợt nhạt, rụng tóc, giảm khả năng tập trung và dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nghẽn búi trĩ: Nghẽn búi trĩ thường xảy ra ở bệnh trĩ nội độ 3 và 4, khi các búi trĩ sa ra khỏi hậu môn thường xuyên. Tình trạng này khiến búi trĩ bị nghẹt ở hậu môn, dẫn đến rối loạn tuần hoàn máu, gây viêm, sưng tấy và đau nhức dữ dội.
  • Tăng nguy cơ hình thành búi trĩ vòng: Bệnh trĩ vòng là tình trạng xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh trĩ. Trĩ vòng có thể gây sa niêm mạc trực tràng, do đó có tính phức tạp và nguy hiểm cao. Bên cạnh đó, việc phẫu thuật cắt bỏ trĩ vòng thường có nhiều rủi ro và biến chứng không mong muốn.
  • Rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn: Biến chứng này thường xảy ra do búi trĩ nội sa ra ngoài trong thời gian dài, dẫn đến hiện tượng hậu môn co thắt quá mức. Nếu không được xử lý phù hợp, người bệnh có thể bị rối loạn chức năng cơ thắt hậu môn, thậm chí là dẫn đến đại tiện không tự chủ.
  • Tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý hậu môn: Búi trĩ nội sa ra khỏi hậu môn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn và dẫn đến một số bệnh lý liên quan, chẳng hạn như rò hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, nứt kẽ hậu môn và áp xe.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ nội độ 3 có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, thói quen sinh hoạt, mất ngủ và dẫn đến một số vấn đề tâm lý. Do đó, người bệnh nên có kế hoạch điều trị và phòng ngừa phù hợp để tránh bệnh chuyển sang các giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Bệnh trĩ nội độ 3 chữa được không? Có cần phẫu thuật?

Bệnh trĩ nội độ 3 là tình trạng nghiêm trọng nhưng có thể chữa khỏi mà không gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Đây cũng là mức độ bệnh trĩ nội cuối cũng có thể điều trị nội khoa và thủ thuật không xâm lấn mà không cần phẫu thuật.

Trong các trường hợp trĩ nội độ 3 nghiêm trọng, có nguy cơ biến chứng hoặc hình thành các búi trĩ vòng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các biến chứng. Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến viêm nhiễm, sưng phù và thậm chí là nhiễm trùng hậu môn. Do đó, việc điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Phẫu thuật trĩ nội là một trong những biện pháp phổ biến và cần thiết để ngăn ngừa tình trạng chảy máu từ trực tràng, nhiễm trùng và sa nghẹt búi trĩ.

Trĩ nội độ 3 là giai đoạn nặng, cần được điều trị ngay lập tức. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán. Bác sĩ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và đề nghị phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Biện pháp điều trị bệnh trĩ nội độ 3

Bệnh trĩ nội độ 3 là mức độ cuối cùng người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không xâm lấn. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bệnh bằng cách thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ để thu nhỏ búi trĩ. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị các thủ thuật hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ nếu cần thiết.

1. Các biện pháp điều trị tại nhà

Người bệnh có thể thực hiện thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng trĩ nội tại nhà, phòng ngừa táo bón và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Cụ thể các biện pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà bao gồm:

chữa trĩ nội độ 3 tại nhà
Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng trĩ
  • Ngâm hậu môn với nước ấm: Để giảm ngứa và kích ứng, người bệnh nên đổ đầy nước ấm vào bồn tắm sau đó ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút. Sau khi ngâm, nhẹ nhàng lau khô hậu môn với khăn sạch, tuy nhiên không chà xát vào khu vực này.
  • Bổ sung chất xơ: Chất xơ có thể hút nước vào phân, giúp phân mềm và đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn. Người bệnh có thể bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây tươi hoặc các loại thực phẩm bổ sung.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn để thu nhỏ các mô bị viêm và giảm ngứa ngáy, khó chịu. Các sản phẩm kem bôi điều trị bệnh trĩ thường có chứa lidocain, hydrocortisone hoặc phenylephrine, với tác dụng làm dịu hậu môn.
  • Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Sau khi đi đại tiện, người bệnh có thể làm sạch hậu môn bằng giấy mềm hoặc vòi xịt cầm tay. Điều này có thể ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ.
  • Thay đổi các thói quen xấu: Một số thói quen không lành mạnh, chẳng hạn như hút thuốc, uống rượu bia, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, cần được loại bỏ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội độ 3.
  • Hạn chế căng thẳng: Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thực hiện các kỹ thuật thư giãn để ngăn ngừa táo bón, bệnh trĩ hoặc căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên: Chẳng hạn như chiết xuất rau diếp cá, ngải cứu hoặc nghệ để hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm, sưng, ngứa ngáy và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ.
  • Không trì hoãn nhu cầu đại tiện: Việc nhịn đi đại tiện có thể khiến phân ứ đọng, dẫn đến tăng áp lực, căng thẳng và khiến các triệu chứng bệnh trĩ nội trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Không ngồi lâu trong nhà vệ sinh: Cố gắng không ngồi trên bồn cầu trong thời gian dài, điều này có thể khiến các búi trĩ bị đẩy ra khỏi hậu môn, sưng lên và gây đau đớn. Ngoài ra, khi đi đại tiện, người bệnh có thể kê một cái ghế nhỏ ở bên dưới chân, điều này giúp trực tràng thẳng và phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn.

Các biện pháp tự chăm sóc tại nhà có thể làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ nhưng không thể loại bỏ búi trĩ hoàn toàn. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

2. Thuốc điều trị trĩ nội độ 3

Các loại thuốc điều trị bệnh trĩ nội độ 3 thường được chỉ định để làm teo búi trĩ, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau đớn và các triệu chứng khác. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc như:

thuốc bôi trĩ
Bác sĩ có thể kê các loại thuốc mỡ để làm dịu hậu môn và cải thiện các triệu chứng trĩ
  • Thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn: Các loại thuốc này thường có chứa hoạt chất hydrocortisone, benzocaine hoặc lidocaine, có tác dụng chống viêm, giảm đau và gây tê tại chỗ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thuốc có chứa Glycerin để bôi trơn, làm mềm hậu môn và giảm ma sát lên các búi trĩ.
  • Thuốc có chứa flavonoid: Các loại thuốc này được sử dụng để làm giảm tính thấm của các mao mạch, làm bền thành mạch và hỗ trợ làm teo búi trĩ. Bên cạnh đó, thuốc cũng hỗ trợ ngăn ngừa chảy máu khi đi đại tiện và phòng ngừa một số nguyên nhân khác.
  • Thuốc co mạch: Các loại thuốc co mạch, chẳng hạn như Phenylephrine hoặc Norepinephrine, có tác dụng làm giảm lưu lượng máu lưu thông và hỗ trợ làm teo búi trĩ. Thuốc này thường được chỉ định sử dụng trước các thủ thuật loại bỏ búi trĩ để phòng ngừa các nguy cơ và giảm các biến chứng.

Thông thường, các loại thuốc điều trị bệnh trĩ mang lại hiệu quả cao nhất ở trĩ nội độ 2 và độ 1. Ở giai đoạn 3, thuốc có hiệu quả hạn chế và người bệnh có thể cần thực hiện các thủ xâm lấn khác để loại bỏ búi trĩ.

3. Thủ thuật loại bỏ búi trĩ

Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu được chỉ định để loại bỏ tận gốc búi trĩ nội. Đối với các búi trĩ có kích thước lớn hoặc có nguy cơ biến chứng cao, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng thuốc trong một thời gian để làm teo búi trĩ.

Thắt búi trĩ bằng vòng cao su
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su có thể khiến búi trĩ hoại tử và tự rụng

Các thủ thuật loại bỏ búi trĩ nội độ 3 bao gồm:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Ở bệnh trĩ nội độ 3, búi trĩ có chân nhỏ, do đó, bác sĩ có thể chỉ định thắt trĩ bằng vòng cao su để loại bỏ búi trĩ. Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một vòng cao su để thắt chân búi trĩ nhằm mục đích ngăn chặn lưu lượng máu lưu thông đến búi trĩ và cắt đứt tuần hoàn máu. Điều này khiến búi trĩ không còn nguồn máu nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử và tự rụng theo thời gian.
  • Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sử dụng dung dịch Quinine-ure, cồn 70% hoặc Phenol tan trong dầu hạnh nhân, tiêm vào tĩnh mạch trực tràng bị phình giãn để tạo hiệu ứng xơ hóa. Điều này khiến các mạch máu ép chặt lại với nhau, hạn chế lưu lượng máu nuôi dưỡng búi trĩ và khiến búi trĩ tự rụng.
  • Thắt búi trĩ bằng chỉ không cắt: Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng kẹp để thắt chặt gốc búi trĩ nhằm mục đích cản trở tuần hoàn máu đến búi trĩ. Búi trĩ có xu hướng hoại tử và tự rụng sau 5 – 7 ngày.
  • Áp lạnh nito lỏng: Phương pháp này sử dụng nito lỏng (-196 độ C) để băng hóa búi trĩ. Điều này gây tê các dây thần kinh, cải thiện cơn đau rát, ngứa ngáy, khó chịu ở búi trĩ. Bên cạnh đó, phương pháp cũng khiến búi trĩ bị hoại tử do lạnh, xơ hóa và tự rụng.

Các thủ thuật xâm lấn tối thiểu được chỉ định cho các búi trĩ nhỏ và ít nguy cơ biến chứng. Đối với các búi trĩ phức tạp hoặc sa lâu ngày, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.

4. Phẫu thuật trĩ nội độ 3

Bệnh trĩ nội độ 3 cần được phẫu thuật nếu không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Phẫu thuật thường bao gồm:

  • Phương pháp cắt khâu búi trĩ bằng tay: Trong thủ thuật này bác sĩ thực hiện cắt búi trĩ bằng phương pháp truyền thống và khâu búi trĩ bằng chỉ khâu.
  • Phẫu thuật trĩ bằng phương pháp HCPT: Phương pháp này sử dụng nhiệt đông các tế bào và thắt nút mạch máu để cắt nguồn máu đến búi trĩ. Sau đó bác sĩ cắt búi trĩ bằng dao điện.
  • Cắt trĩ bằng phương pháp Longo: Phương pháp này sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược từ 3 – 4 cm. Điều này có thể làm giảm lượng máu đến búi trĩ, dẫn đến teo búi trĩ và khiến búi trĩ tự rụng.

Phẫu thuật có thể loại bỏ búi trĩ hoàn toàn và điều trị dứt điểm các triệu chứng. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc vết mổ đúng cách để tránh các biến chứng và rủi ro liên quan.

Kế hoạch chăm sóc người bệnh trĩ nội độ 3

Bệnh trĩ nội độ 3 có thể chuyển sang độ 4 nếu không được chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, sau các phương pháp điều trị, người bệnh cần có kế hoạch phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.

phòng ngừa bệnh trĩ tái phát
Hạn chế ngồi lâu trên bồn cầu có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ

Để phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Không ngồi quá lâu trên bồn cầu và không rặn mạnh khi đi đại tiện;
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, không trì hoãn nhu cầu đi đại tiện;
  • Uống đủ lượng nước cần thiết;
  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung;
  • Duy trì các hoạt động thể chất để hỗ trợ nhu động ruột;
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc xổ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tự ý sử dụng các loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến nhu động ruột và gây khó khăn khi đi đại tiện.

Bệnh trĩ nội độ 3 là giai đoạn nặng và cần được điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị, chẳng hạn như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và các loại thuốc làm teo búi trĩ. Trong các trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

Hầu hết các loại bệnh trĩ không nguy hiểm và có thể được điều trị với các phương pháp bảo tồn. Điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch xử lý phù hợp.

Tham khảo thêm: Bệnh trĩ hỗn hợp là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trĩ nội độ 4

Trĩ Nội Độ 4: Cách Đẩy Lùi Nguy Cơ Biến Chứng Hiệu Quả Nhất

Trĩ nội độ 4 là mức độ tiến triển nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Trong giai đoạn này, người...

Bệnh Trĩ Có Nên Uống Nước Dừa Không? Vì Sao?

Nước dừa có thể thanh nhiệt cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ điều trị nhiều...

Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp Milligan Morgan Là Gì? Chi Phí?

Cắt trĩ bằng phương pháp milligan morgan là thủ thuật xâm lấn nhằm mục đích loại bỏ búi trĩ. Phương...

Bệnh trĩ có nên tập thể dục (chạy bộ, vận động mạnh…)?

Người bệnh trĩ có nên tập thể dục không và nên thực hiện bài tập nào để tránh gây ảnh...

Bệnh Trĩ Nội Độ 3 Chữa Được Không? Có Cần Phẫu Thuật?

Bệnh trĩ nội độ 3 đặc trưng bởi búi trĩ sa ra khỏi trực tràng và không thể tự co...

Trĩ Huyết Khối Là Gì? Nguy Hiểm Không? Điều Cần Biết

Trĩ huyết khối là hiện tượng có các cục máu đông được hình thành bên trong búi trĩ dẫn đến...

Bệnh Trĩ Gây Chảy Máu Nguy Hiểm Không? Cần Làm Gì?

Bệnh trĩ gây chảy máu thường xảy ra khi búi trĩ bị vỡ, dẫn đến đau đớn và nhiều biến...

Bị Trĩ Có Nên Tập Gym Không? Các Bài Cần Tránh

Bị trĩ có nên tập gym không, nên tập và tránh bài tập nào, để hỗ trợ cải thiện các...