Bệnh Ung Thư Dạ Dày Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả

Bệnh ung thư dạ dày có lây không là băn khoăn lớn nhất của những người mắc bệnh này và cả những người đang chăm sóc các bệnh nhân ung thư. Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nên cần có biện pháp phòng tránh từ sớm để ngăn ngừa các hệ lụy xấu có thể xảy ra khiến sức khỏe suy giảm trầm trọng.

Bệnh ung thư dạ dày có lây không?

Theo thống kê, bệnh ung thư dạ dày là bệnh lý phổ biến thứ 5 và có tỷ lệ tử vong cao thứ 3 trong các loại bệnh ung thư. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến cả thể chất, tinh thần của bệnh nhân, đặc biệt là làm rút ngắn thời gian sống của người bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên lại không hề dễ dàng để phát hiện sớm ung thư dạ dày do rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về tiêu hóa.

Bệnh ung thư dạ dày có lây không
Bệnh ung thư dạ dày có lây không là băn khoăn của rất nhiều người

Bệnh ung thư dạ dày có lây không hiện đang là một băn khoăn rất lớn của không chỉ những bệnh nhân mà cả những người thân, người chăm sóc bệnh nhân hằng ngày cũng vô cùng lo lắng. Bởi thống kê hiện nay có không ít trường hợp những người sống cùng gia đình, những người sống gần nhau đều bị ung thư dạ dày cho dù không cùng huyết thống.

Để giải đáp băn khoăn này, đầu tiên cần phải hiểu cơ chế bệnh sinh của ung thư dạ dày thường xuất phát do đột biến gen gây ra. Điều này làm mất cân bằng trong chu kỳ hoạt động bình thường của các tế bào nên mới dẫn đến sự sản sinh các tế bào một cách bất thường tạo thành các khối u. Kèm theo đó là sự tác động của các yếu tố bên ngoài như chế độ ăn uống, vi khuẩn HP, tuổi tác…

Cần khẳng định rằng ung thư dạ dày không phải là một bệnh lây nhiễm từ người qua người và điều này hoàn toàn đã được nghiên cứu khoa học chứng minh. Kể cả ở những bệnh nhân bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối việc chăm sóc và kề cận bệnh nhân hằng ngày cũng không thể khiến những người xung quanh bị ung thư được.

Nhiều người đặt vấn đề bệnh ung thư dạ dày có lây không chính là do sự có mặt của vi khuẩn HP. Các nghiên cứu trên thực tế đều cho thấy ở những người có vi khuẩn HP trong dạ dày thường có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn hẳn. Bởi đây là yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh lý ở dạ dày như viêm loét dạ dày, đau thượng vị.. Vi khuẩn HP có thể sinh sống và sản sinh nhanh chóng trong môi trường acid dạ dày lại rất khó để loại bỏ hoàn toàn nên thường dẫn đến các bệnh lý mãn tính khiến dạ dày ngày càng tổn thương nhiều hơn và tạo cơ hội cho nguy cơ tiến triển thành ung thư.

Đặc biệt vi khuẩn Hp lại có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Cụ thể khuẩn HP có thể lây truyền qua các con đường miệng – miệng bằng nước bọt như dùng chung bát đĩa, ly chén, thìa muỗng; đường phân – miệng hay việc sử dụng chung các vật dụng y tế không được khử trùng đảm bảo. Ngoài ra ruồi muỗi, côn trùng cũng chính là một con đường lây truyền rất nhiều người gặp phải.

Như vậy vi khuẩn Hp từ những người ung thư dạ dày có thể lây truyền qua người lành thông qua việc dùng chung ly chén, bát đũa hay sống trong khu vực đông người không đảm bảo được vệ sinh. Vậy thực sự bệnh ung thư dạ dày có lây không?

Bệnh ung thư dạ dày có lây không
Vi khuẩn HP có thể lây từ người bệnh sang người lành nhưng không đủ để lây nhiễm ung thư

Thực tế nếu chỉ nhiễm HP từ những người ung thư dạ dày vẫn không đủ để gây ung thư trên những người lành. Các nghiên cứu thử nghiệm 2 người bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng có người bị ung thư nhưng người còn lại thì không bởi còn cần rất nhiều yếu tố tác động khác.

Mặc dù vậy vẫn không thể phủ nhận rằng ung thư dạ dày là bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình rất cao. Điều này có thể liên quan đến yếu tố di truyền, việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như bát chén, ly tách; lối sống, môi trường giống nhau nhưng vẫn không thể coi là lây truyền.

Nói chung với băn khoăn bệnh ung thư dạ dày có lây không thì câu trả lời hoàn toàn là không. Do đó bản thân người bệnh và cả những người chăm sóc có thể yên tâm hơn phần nào và tập trung vào điều trị để nhanh chóng hết bệnh hơn.

TÌM HIỂU THÊM: 7 Dấu Hiệu Ung Thư Dạ Dày và các dạng ung thư dạ dày phổ biến

Hướng phòng tránh ung thư dạ dày

Mặc dù không lây nhiễm ung thư dạ dày hoàn toàn nhưng những người chăm sóc và người trong gia đình vẫn có thể nhiễm vi khuẩn HP nên vẫn cần có biện pháp phòng tránh để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày khác. Việc phòng tránh ung thư dạ dày cần được thực hiện từ sớm và bản thân mỗi người cần có ý thức tự giác từ ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Bệnh ung thư dạ dày có lây không
Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sẽ giúp phòng tránh tối đa nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP

Theo đó để phòng tránh bệnh hiệu quả mỗi người cần chú ý những điều sau

  • Duy trì thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Mỗi người nên sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như ly chén, bát đĩa, thìa muỗng, bàn chải đánh răng để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi, lựa chọn nguồn nguyên liệu an toàn, tránh sử dụng các thực phẩm có ruồi muỗi bâu đậu nhiều
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống hằng ngày, nhà vệ sinh nên cách xa khu vực nấu ăn
  • Thay đổi chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, tăng cường các chất xơ và vitamin từ rau củ, đặc biệt là các thực phẩm có màu sắc sặc sỡ
  • Hạn chế các món ăn mặn, các món hun khói, các món muối chua, thức ăn nhanh hay các món chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Đảm bảo bổ sung đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, nên sử dụng nước lọc và các loại nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga
  • Tránh lạm dụng bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích quá mức
  • Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật
  • Thăm khám sớm ở những người có các bệnh lý về dạ dày trước đó

Đặc biệt ở những người thuộc nhóm có nguy cơ như người trên 50 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người có tiền sử các bệnh lý mãn tính về dạ dày đặc biệt ở những người nhiễm vi khuẩn HP càng cần nâng cao các biện pháp phòng tránh. Những đối tượng này cũng được khuyến khích thực hiện các gói tầm soát ung thư dạ dày để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường và nhanh chóng có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trên đây là các chia sẻ của Vietmec giúp giải đáp băn khoăn bệnh ung thư dạ dày có lây không hy vọng đã đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Ung thư dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khó nhận diện sớm nên mỗi người cần luôn chủ động phòng tránh bệnh, quan tâm đến cơ thể nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

CÁC BÀI LIÊN QUAN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ung thư dạ dày di căn xương 

Biểu hiện ung thư dạ dày di căn xương và phương pháp điều trị

Ung thư dạ dày di căn xương khiến việc đi lại của người bệnh gặp rất nhiều khó khăn đồng...

chữa ung thư dạ dày bằng thuốc nam

TOP 5 Cách Chữa Ung Thư Dạ Dày Bằng Thuốc Nam Phổ Biến Nhất 2022

Chữa ung thư dạ dày bằng thuốc Nam là các phương pháp được dân gian sử dụng từ xưa đến...

Phác Đồ Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Mới Nhất Theo Bộ Y Tế Bạn Nên Biết

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày được hướng dẫn bởi Bộ Y tế nhằm kiểm soát các triệu...

thuốc điều trị ung thư dạ dày

Các Thuốc Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Phổ Biến Nhất Và Lưu Ý Khi Dùng

Mục đích của việc dùng các loại thuốc điều trị ung thư dạ dày chủ yếu nhằm kìm hãm sự...

Ung thư dạ dày giai đoạn 3

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn 3 Có Chữa Được Không? Cách Điều Trị

Theo thống kê, có khoảng 14% bệnh nhân phát hiện bản thân mắc ung thư khi bước qua dạ dày...

Ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Ung Thư Dạ Dày Giai Đoạn Đầu: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Theo các bác sĩ, phát hiện và điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể đem lại...

ung thư dạ dày di căn

Ung Thư Dạ Dày Di Căn Đến Những Cơ Quan Nào? Chữa Được Không?

Bệnh ung thư dạ dày di căn thường bắt đầu ở giai đoạn giữa giai đoạn 3 hoặc đầu giai...

phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Các Phương Pháp Điều Trị Ung Thư Dạ Dày Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Tùy từng giai đoạn mà người bệnh sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị ung thư dạ dày...