Bệnh Vảy Nến Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu? Cách Điều Trị Hiệu Quả An Toàn
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh tuy hiếm gặp nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe của trẻ. Bệnh có biểu hiện tương tự như rôm sảy, viêm da tiết bã… khiến nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong hoạt động nhận biết và tạo tâm lý chủ quan, xem nhẹ bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của bệnh là gì?
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?
Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, hình thành do các tế bào da sinh trưởng quá mức và chồng chất lên nhau. Lúc này, những tế bào da chết sẽ tạo thành mảng, khô ráp, có màu đỏ hoặc trắng gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là tình trạng khá hiếm gặp, không có khả năng lây nhiễm, dạng thường thấy nhất là vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh.
Tương tự như bệnh vảy nến á sừng xuất hiện ở các đối tượng khác, vảy nến trẻ sơ sinh cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể là:
- Trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ bú mẹ…
- Làm khởi phát các biến chứng về tim mạch, xương khớp, bệnh thận.
- Làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ gây tiểu đường type 2.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện ở trẻ, bé chậm lớn, sức đề kháng kém.
Nguyên do gây bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân gây vảy nến ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thông qua nhiều công trình nghiên cứu, yếu tố di truyền và các tác nhân cộng hưởng khác được cho là có liên quan đến bệnh lý này.
Cụ thể, một số vấn đề được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vảy nến ở trẻ sơ sinh như sau:
- Di truyền: Nếu trong gia đình, bố hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh tự miễn thì tỷ lệ trẻ sau sinh mắc vảy nến khoảng 10%. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 40% nếu trẻ có cả bố và mẹ đều mắc bệnh.
- Nhiễm khuẩn da: Da trẻ nhỏ vẫn chưa phát triển toàn diện, dễ chịu tổn thương. Điều này làm tăng tỷ lệ phát sinh các hiện tượng như Koebner, kích thích hệ miễn dịch, tấn công tế bào da từ đó hình thành vảy nến.
- Viêm họng: Bệnh vảy nến ở trẻ cũng có thể bùng phát sau khi trẻ mắc viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra.
Triệu chứng nhận biết bệnh điển hình
Triệu chứng của bệnh vảy nến á sừng ở trẻ sơ sinh khá tương đồng với chứng hăm tã, rôm sảy, viêm da tiết bã… Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý theo dõi những biến đổi lạ trên cơ thể trẻ nhằm phát hiện bệnh chính xác và kịp thời.
Một số biểu hiện đặc trưng nhất của vảy nến ở trẻ sơ sinh như sau:
- Xuất hiện các mảng đỏ kèm vảy trắng trên da.
- Vùng da mắc bệnh có ranh giới rõ ràng với vùng da khỏe mạnh.
- Bé có cảm giác ngứa ngáy, thường gãi liên tục lên vùng da bị vảy nến.
- Da khô, bong tróc, có vảy sừng và xuất hiện nhiều mụn đỏ.
- Trẻ quấy khóc, bỏ bú hoặc sốt.
- Móng tay, móng chân của trẻ có thể bị dày lên.
Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Vảy nến ở trẻ sơ sinh là một dạng bệnh mãn tính, người mắc có thể phải đối mặt với nguy cơ chung sống cả đời với bệnh. Tuy nhiên, dưới sự phát triển của y học, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ kiểm soát, đẩy lùi triệu chứng và lấy lại chất lượng cuộc sống như bình thường. Dưới đây là một số cách thức chữa bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả.
Trị bệnh đơn giản bằng bài thuốc dân gian
Theo Vietmec, mẹo trị bệnh dân gian được đúc rút từ kinh nghiệm thực tế, được kiểm chứng tính an toàn qua hàng nghìn đời. Đặc biệt, liệu pháp này sử dụng nguyên liệu chính là các thảo dược quen thuộc trong tự nhiên nhờ vậy đảm bảo được tính an toàn, tiết kiệm. Với bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:
- Tắm lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng nhằm loại bỏ tạp chất. Tiếp theo, cha mẹ thực hiện nấu lá trầu không với nước và dùng để tắm cho bé.
- Sử dụng bột yến mạch: Pha bột yến mạch với nước rồi cho bé ngâm mình trong đó khoảng 10 phút. Tiếp theo, cha mẹ tắm lại cho bé một lần nữa với nước sạch.
- Sử dụng gel nha đam: Dùng gel nha đam thoa đều lên vùng da chịu tổn thương, sau khoảng 10 – 15 phút thì rửa lại với nước sạch. (Nha đam có thể gây kích ứng vì vậy cha mẹ nên cho trẻ thử với hàm lượng nhỏ trước rồi mới thực hiện).
Lưu ý, mẹo trị bệnh dân gian chỉ làm dịu triệu chứng chứ không có khả năng trị bệnh. Cha mẹ không dùng mẹo dân gian với vết thương hở và tốt nhất cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Tây y trị vảy nến cho trẻ
Trong Tây y, trẻ sẽ được tiến hành thăm khám lâm sàng, xác định triệu chứng cũng như tìm hiểu về tiển sử mắc bệnh của gia đình. Thông qua các kết quả này, bác sĩ da liễu sẽ đưa ra các chuẩn đoán về bệnh lý và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Một số loại thuốc trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thường được dùng bao gồm:
- Nhóm thuốc bôi ngoài da như thuốc Corticoid, thuốc Salicylic Axit, kẽm oxy…
- Nhóm dầu gội có tính bạt sừng hoặc chứa Tar (dùng cho các trường hợp mắc vảy nến ở da đầu).
- Các loại kem dưỡng ẩm giúp hạn chế tình trạng bong tróc vảy da và ngứa ngáy.
Lưu ý, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non nớt vì vậy tỷ lệ phát sinh tác dụng phụ sẽ cao hơn so với người lớn. Cha mẹ cần đảm bảo chỉ dùng thuốc cho trẻ khi đã được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và kê đơn.
Đông y trị bệnh an toàn
Theo Đông y, vảy nến ở trẻ sơ sinh do mất cân bằng âm dương, huyết nhiệt, hệ cơ quan rối loạn mà thành. Trước căn nguyên này, các thầy thuốc Đông y tiến hành gia giảm, kết hợp các vị thuốc nhằm đem lại hiệu quả trị bệnh tối đa mà không làm phát sinh bất cứ tác dụng phụ nào.
1. Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang – Trung tâm Thuốc dân tộc
Thanh bì dưỡng can thang với thành phần ưu việt như tang bạch bì, đơn đỏ, ô liên rô, sài đất, kinh giới… giúp cải thiện tận gốc các triệu chứng của vảy nến ở trẻ sơ sinh. Trong đó, các thảo dược đều được nuôi trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn GACP – WHO nhằm đảm bảo tính an toàn cao.
Đặc biệt, bài thuốc được bào chế dưới 3 dạng chính gồm thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi giúp hỗ trợ trị bệnh tổng thể từ trong ra ngoài. Với trẻ sơ sinh, các chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc thường ưu tiên sử dụng bài thuốc ngâm rửa và bôi ngoài.
2. An Bì Thang – Viện da liễu Đông y Việt Nam
An Bì Thang được nghiên cứu, chế xuất dưới 3 dạng chính là:
- Thuốc uống bao gồm kim ngân, rau má, nhân trần… giúp giải độc, tiêu viêm, bồi bổ cơ thể.
- Thuốc ngâm rửa với thành phần là trầu không, mò trắng, sài đất… đem lại hiệu quả làm sạch, sát khuẩn, khoanh vùng tổn thương.
- Thuốc bôi ngoài được chế xuất từ tang bạch bì, bí đao, mật ong… giúp giảm ngứa, ngăn chặn tình trạng viêm sưng đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành da.
[pr_middle_post]
Thông thường, với trẻ sơ sinh còn khá nhạy cảm nên bác sĩ thường chưa cho sử dụng bài thuốc uống. Để đảm bảo, cha mẹ nên đưa con đến Viện da liễu để được các chuyên gia bắt mạch và kê đơn phù hợp.
3. Bài thuốc trị viêm da của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 sử dụng các thảo dược quý thiên nhiên như ké đầu ngựa, kim ngân, bồ côg anh, khổ sâm, hoàng kỳ… nhằm đem lại hiệu quả vừa giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh, vừa giúp tăng cường sức đề kháng từ sâu bên trong.
Phác đồ điều trị vảy nến của Tổ hợp Y tế Biện chứng Quân dân 102 được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 giúp thanh nhiệt, thải độc, kiểm soát các triệu chứng ngoài da.
- Giai đoạn 2 hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi bệnh từ gốc và phục hồi chức năng các hệ cơ quan.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị vảy nến
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và sự phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Do vậy, mẹ sau sinh cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm xây dựng cho trẻ một khẩu phần ăn khoa học, cụ thể như sau:
- Đảm bảo trẻ được bú sữa mẹ đầy đủ (bé thường bú 8 lần/ngày, nhận 90ml/1 lần bú).
- Mẹ nên bổ sung các loại cá béo chứa nhiều omega – 3, DHA như cá hồi, cá trích, cá thu…
- Mẹ sau sinh cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm như ngao, sò, nghêu… và nhóm thực phẩm có hàm lượng sắt cao.
- Chú ý kết hợp nhiều rau xanh, hoa quả tươi giúp trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Mẹ sau sinh hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp.
- Mẹ sau sinh cần tránh tuyệt đối việc dung nạp vào cơ thể các chất kích thích có hại như đồ uống có cồn, thuốc lá, caffein…
Địa chỉ thăm khám bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh uy tín
Vảy nến ở trẻ sơ sinh thường khó nhận biết, tiến triển nhanh và phức tạp vì vậy cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng. Dưới đây là một số địa chỉ khám bệnh vảy nến á sừng ở trẻ sơ sinh chất lượng, cha mẹ có thể tham khảo.
1. Trung tâm Thuốc dân tộc
Trung tâm Thuốc dân tộc là một trong những địa chỉ khám bệnh ứng dụng y học cổ truyền hàng đầu cả nước. Tại đây quy tục những chuyên gia gạo cội với trình độ chuyên môn cao với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Để liên hệ Trung tâm Thuốc dân tộc, cha mẹ có thể thực hiện theo cách thức sau:
- Địa chỉ Hà Nội: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0247 109 6699.
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí MInh. Điện thoại: 0287 109 6699.
2. Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn
Viện da liễu Hà Nội – Sài Gòn kết hợp điều trị vảy nến bằng y học cổ truyền kết hợp công nghệ hiện đại. Tất các các liệu trình chăm sóc, điều trị tại Viện da liễu đều được thử nghiệm nghiêm ngặt và giám sát bởi đội ngũ chuyên gia. Để liên hệ Viện da liễu, cha mẹ có thể thông qua cách thức sau:
- Địa chỉ Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0246 260 5666.
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh. Điện thoại: 0287 109 9838.
3. Bệnh viện nhi Trung Ương
Bệnh viện nhi Trung Ương là cơ sở khám chữa bệnh nhi hàng đầu cả nước nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tại đây không chỉ sở hữu nguồn nhân lực chất lượng mà còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại đảm bảo hiệu quả trị bệnh tối ưu. Thông tin chi tiết liên hệ Bệnh viện nhi Trung Ương như sau:
- Địa chỉ: Số 879 Đường La Thành, Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 0246 273 8532.
4. Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 là một trong số ít đơn vị kết hợp song song trị bệnh bằng Đông – Tây y. Không những vậy, bệnh viện còn sở hữu các trang thiết bị nhập khẩu hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh từ đó năng cao chất lượng dịch vụ thăm khám. Thông tin chi tiết liên hệ Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 như sau:
- Địa chỉ Hà Nội: Số 7 ngõ 8/11, Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: 088 8598 102.
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Tại số 179 Đường Nguyễn Văn Thương, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 088 8698 102.
Một số lưu y khi trẻ sơ sinh mắc vảy nến
Không giống như những bệnh ngoài da khác, vảy nến ở trẻ sơ sinh để lại nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe của trẻ. Để giảm thiểu tối đa các vấn đề này, trong quá trình trị bệnh cho trẻ, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm những nội dung sau:
- Nên cho trẻ đi khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh nhằm nhận được sự tư vấn từ phía bác sĩ, chuyên gia.
- Nghiêm cấm tình trạng tự ý cho trẻ dùng thuốc hoặc thay đổi liều dùng, kết hợp các vị thuốc với nhau.
- Thận trọng trong hoạt động vệ sinh cơ thể nhất là vùng da mắc bệnh cho trẻ.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
- Mẹ sau sinh chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, nên ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày, nên căn chỉnh tùy theo tháng tuổi của trẻ.
- Mẹ sau sinh cần giữ trạng thái tâm lý thoải mái, ngủ đủ giấc, có thể kết hợp luyện tập thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh cũng như đảm bảo chất lượng nguồn sữa.
- Cho trẻ tái khám theo chỉ định của bác sĩ giúp xác định mức độ hồi phục theo từng giai đoạn.
Việc điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh thường khá phức tạp do trẻ còn non nớt, cấu trúc da nhạy cảm. Hy vọng qua những nội dung được chia sẻ ở trên, các bậc làm cha mẹ có thể hiểu rõ về bệnh để từ đó xây dựng được hướng chăm sóc và điều trị tốt nhất cho bé yêu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!