Bệnh Zona Thần Kinh

Triệu chứng và nguyên nhân

Bệnh zona thần kinh do sự hoạt động mạnh của virus Varicella zoster gây nên, hình thành những mụn nước bỏng rát ở trên da. Để hiểu rõ hơn về bệnh zona thần kinh, nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Vietmec.

Định nghĩa

Zona thần kinh là một căn bệnh phổ biến hay gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh diễn ra quanh năm và có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Đây là một dạng phát ban đặc biệt do sự tái hoạt động mạnh mẽ của nhóm virus gây thủy đậu (Varicella zoster).

Bệnh zona thần kinh hình thành những mụn nước với kích thước to nhỏ khác nhau, xuất hiện thành các cụm và có khả năng mọc lan. Những mụn nước này có thể mọc tại bất kỳ vị trí khác nhau nào trên cơ thể, tuy nhiên chúng thường chủ yếu tập trung ở mắt, môi, trán, cổ:

  • Zona thần kinh ở mắt: Thường chiếm khoảng 15% tình trạng người bị zona, gây đau nhức vùng đầu, mắt bị đỏ và da vùng mắt sưng tấy, đau, phồng rộp. Bệnh có thể kéo theo viêm kết mạc, giác mạc, mù lòa,...
  • Zona ở mặt: Những vị trí thường nổi mụn bọc nước ở mặt đó là trán, mắt đi kèm với biểu hiện đau tức dây thần kinh, đau đầu, khó chịu.
  • Zona thần kinh ở tai: Đau rát và bị bỏng ở vùng tai, suy giảm thính lực. Đau đớn có thể lan rộng ra sau gáy và thái dương, liệt mặt,...
  • Zona thần kinh ở miệng: Xung quanh viền môi xuất hiện mụn nước, bị đau sưng, những mô quanh cửa miệng bị tổn thương, đau đớn khi ăn.

Ngoài ra, zona thần kinh còn có thể xuất hiện ở tay chân, bụng, lưng và zona thần kinh liên sườn.

Tuy nhiên, trong trường hợp những mụn nước nhỏ xuất hiện ở vùng miệng hoặc môi thì có khả năng chúng là những mụn do sốt, vết loét lạnh, virus herpes gây nên và không phải bị zona thần kinh.

Cơ chế tác động của virus gây zona thần kinh:

Khi người bệnh bị virus Varicella zoster xâm nhập vào trong cơ thể, ban đầu sẽ hình thành những vết loét lan rộng. Những vết thương này gây đau nhức, ngứa, khó chịu và được gọi là nốt thủy đậu.

Khi bệnh thủy đậu được điều trị khỏi, tuy nhiên những virus này vẫn tồn tại trong cơ thể ở các hạch thần kinh, tế bào thần kinh không hoạt động. Từ đó tới mãi về sau, chúng đều hoạt động trở lại gây bệnh zona thần kinh.

Hầu hết ai trong mỗi chúng ta cũng từng bị thủy đậu ít nhất một lần. Do đó việc người lớn dễ mắc zona thần kinh là điều dễ hiểu. Thi thoảng, những virus Varicella zoster tái hoạt động, chạy dọc theo các dây thần kinh và gây hiện tượng trên da như mụn nước đau đớn, phát ban, ngứa ngáy và gọi là zona.

Hình ảnh

Triệu chứng

Zona thần kinh là một bệnh lý khi bị mắc sẽ xuất hiện những dấu hiệu cụ thể dễ nhận biết. Người bệnh có thể tự đoán xem mình có đang bị mắc zona thần kinh không thông qua những biểu hiện thường thấy như sau:

  • Đau nóng và rát: Đây là biểu hiện bệnh thường thấy nhất khi bị zona thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy sự đau nhức tại các dây thần kinh nửa bên của người. Sau đó là hiện tượng nóng rát, ngứa ngáy và ban đỏ dữ dội. Những vết tổn thương thường hình thành ở vùng xung quanh các dây thần kinh.
  • Mụn nước kèm dịch: Ở những vùng đỏ bị nóng rát kèm đau nhức sẽ hình thành thêm những mụn nước to, hơi lõm ở giữa. Những mụn nước này có thể mọc thành chùm trở thành một vùng ban đỏ. Những bọng nước này thường mọc theo cụm, trải dài theo đường dây thần kinh, mụn hình tròn hoặc hình bầu dục. Những bọng nước này thường căng, khó vỡ, dịch trong suốt. Lâu dần bắt đầu trở nên đục, da ở đó mỏng dần, dễ vỡ, xẹp đi và có thể để lại những vết sẹo.
  • Sưng đau vùng lân cận: Bên cạnh những biểu hiện đau thần kinh và nóng rát dữ dội là sưng đau ở vùng lân cận và nổi hạch bạch huyết. Người bị zona thần kinh sẽ đau đầu, đau nửa đầu, ở người trẻ thường nhẹ hơn so với người già.

Ngoài những biểu hiệu đặc trưng như trên, người bị zona thần kinh còn gặp phải những dấu hiệu khác như:

  • Tổn thương và bỏng những vùng da ở một bên.
  • Người mệt mỏi, có sốt nhẹ, đề kháng suy giảm, ớn lạnh, đau đầu.
  • Những mụn nước vỡ, khô và đóng vảy, vùng da mới vẫn lưu lại sắc tố, vài tháng sau có thể tái nhiễm.

Nguyên Nhân

Nguyên nhân chính gây nên bệnh zona thần kinh đó là do virus Varicella Zoster, thuộc họ Herpes 3 tái hoạt động sau nhiều năm ngủ đông gây nên. Những người đã từng bị bệnh thủy đậu chắc chắn sẽ tồn tại trong mình loại virus này.

Chúng xâm nhập và những hạch thần kinh, dân thần kinh nhưng không hoạt động. Khi gặp những điều kiện thuận lợi, chúng hoạt động trở lại và gây bệnh zona.

Một số yếu tố điều kiện thuận lợi cho virus Varicella Zoster tái hoạt động như sau:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Do mới ốm dậy, trẻ nhỏ hoặc người già, người bị HIV,...
  • Vùng da bị tổn thương sẵn.
  • Căng thẳng, stress, áp lực và mệt mỏi kéo dài.
  • Đang điều trị những bệnh về ung thư và sử dụng hóa trị, xạ trị,...
  • Sử dụng một số loại thuốc như steroid prednisone lâu ngày.

Biến chứng

Bệnh zona có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Nếu hệ miễn dịch của người bệnh tốt và ổn định, chứng zona thần kinh có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày.

Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch yếu thì bệnh sẽ trở nên nguy hiểm và gây nhiều biến chứng có hại tới sức khỏe.

Một số biến chứng hay gặp ở người bị zona thần kinh như:

  • Nhiễm trùng khuẩn.
  • Phát ban vùng da mắt, da cổ.
  • Da sưng đỏ, đau khi chạm vào.
  • Đau dữ dội ở một bên tai hoặc suy giảm thính lực, chóng mặt.
  • Đau thần kinh, tê liệt mặt sau khi bị zona.

Một số biến chứng của zona cũng có thể xảy ra như viêm màng não, viêm phổi, suy gan,... nhưng rất hiếm gặp.

Bệnh zona thần kinh được liệt kê vào nhóm bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người này qua người khác. Nếu tiếp xúc với những mụn nước hay dịch lỏng trong mụn trên người bệnh thì có thể bị lây lan sang vùng da chưa tổn thương.

  • Nếu chưa tiêm vacxin hoặc chưa từng bị thủy đậu, người bệnh sẽ bị thủy đậu trước rồi sau đó mới xuất hiện zona.
  • Những đối tượng đã tiêm ngừa zona vẫn có khả năng mắc bệnh khi miễn dịch kém.
  • Những người đã bị thủy đậu thì sẽ thường tự phát bệnh mà không phải lây từ người khác.

Phòng ngừa

Để tránh việc lây bệnh zona sang cho người khác và tránh tối đa sự tái phát cũng như biến chứng đối với sức khỏe của bản thân, người bị zona cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không chà xát mạnh hoặc để nước bẩn tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang tổn thương và mọc mụn nước để tránh làm các mụn nước bị vỡ bởi chúng có thể gây nhiễm trùng và lây lan cao.
  • Nên rửa vùng da mụn nước zona bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng hàng ngày. Bạn cũng có thể sử dụng dung dịch rửa riêng biệt để rửa theo chỉ định của bác sĩ.
  • Cần rửa tay thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi chạm vào vùng da bị tổn thương để tránh tình trạng vi khuẩn và nước mụn dính vào tay gây lây lan virus.
  • Mặc đồ thoải mái, không cọ xát nếu bị zona ở tay chân hay trong người.
  • Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với những đối tượng chưa được tiêm phòng bệnh thủy đậu. Đặc biệt là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai bởi đây là những đối tượng có hệ miễn dịch kém và rất dễ mắc bệnh, việc điều trị cũng khó hơn thông thường.

Để có thể phòng bệnh zona một cách tốt và hiệu quả nhất, người bệnh cần được tiêm phòng vacxin thủy đậu. Tiêm vacxin đồng nghĩa với việc đưa virus bất hoạt vào bên trong cơ thể, từ đó tránh cho việc người bệnh bị lây virus từ người khác bởi đã tồn tại sẵn trong người. Nhóm người được khuyên nên tiêm phòng vacxin phòng bệnh là từ độ tuổi 50 trở lên để bảo vệ sức khỏe.

Mặc dù thế, những trường hợp sau được khuyến cáo là không được tiêm phòng vacxin:

  • Đang bị bệnh zona thần kinh kèm sốt cao trên 38 độ.
  • Bị dị ứng với những thành phần của vacxin hoặc ở liều tiêm đầu có hiện tượng sốc phản vệ.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bú.
  • Có kết quả âm tính với bệnh thủy đậu.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Hầu hết những trường hợp người bệnh bị zona thần kinh khi hệ miễn dịch ổn định có thể tự khỏi sau khoảng 2 tuần. Bệnh sẽ nhanh khỏi hơn nếu bệnh nhân xác định và áp dụng được những biện pháp điều trị sớm và đúng cách.

Điều trị zona với thuốc bôi và uống Tây y

Phương pháp Tây y được đa số mọi người sử dụng để nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh, cải thiện những triệu chứng và giúp bệnh chóng khỏi. Người bệnh bị zona có thể sử dụng kết hợp cả thuốc uống và bôi ở trên da để điều trị.

Những loại thuốc bôi thường được bác sĩ kê đơn như sau:

  • Bôi dung dịch màu Castellani hoặc Milian.
  • Thuốc mỡ Acyclovir.
  • Thuốc mỡ kháng sinh (nếu có hiện tượng nhiễm khuẩn).
  • Thuốc dạng kem Emla, Capsaicin,... để giảm đau và làm dịu vết thương.

Ngoài thuốc bôi, thuốc uống cũng được bác sĩ kê đơn nhằm làm ức chế virus gây bệnh và giảm nổi đỏ, mẩn ngứa, đau nhức:

  • Thuốc kháng virus: Những loại thuốc như Valtrex, Famvir, Zovirax,... Uống kháng sinh sớm ngay từ khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn được thời gian điều trị và cơ thể chóng hồi phục.
  • Thuốc giảm đau, kháng sinh nếu có viêm nhiễm.
  • Thuốc vitamin B, kháng viêm corticosteroid,...
  • Thuốc kháng Histamin.

Chữa zona thần kinh tại nhà

Mặc dù sẽ không cho hiệu quả nhanh chóng như Tây y nhưng phương pháp này đem lại độ an toàn cao và hiệu quả tận gốc. Bởi vậy, khi bệnh mới ở giai đoạn khởi phát và triệu chứng còn nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những cách chữa tại nhà để kiểm soát bệnh.

Sử dụng nha đam

Chuẩn bị: Nha đam (2 dọc), đường phèn vừa đủ.

Thực hiện:

  • Nha đam đem gọt hết vỏ xanh, lấy phần lõi và rửa sạch.
  • Đem phần thịt nha đam đi xay nhuyễn, đun sôi cùng với một ít nước.
  • Sau đó, cho thêm đường phèn vào rồi khuấy đều đến khi đường tan hết.
  • Để nguội rồi sử dụng hỗn hợp để uống mỗi ngày 1 lần, sau vài ngày đã có thể cảm nhận bệnh thuyên giảm đi nhiều.

Dùng mật ong trị zona

Chuẩn bị: 1 thìa mật ong, 1 thìa dầu dừa.

Thực hiện:

  • Đem mật ong với dầu dừa trộn đều vào với nhau.
  • Vệ sinh vùng bị zona thật sạch sẽ bằng khăn hoặc bông sạch, sau đó bôi hỗn hợp vừa trộn lên da.
  • Sau khoảng 1 tiếng, rửa sạch lại với nước ấm.
  • Mỗi ngày nên bôi đều khoảng 3 lần và kiên trì thực hiện đến khi vùng mụn đó xẹp xuống, đóng vảy khô và bong ra.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Việc điều trị sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều nếu như người bệnh thực hiện những biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.

Người bị zona thần kinh nên ăn gì, kiêng gì?

Dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, chúng làm nâng cao sức đề kháng cơ thể và góp phần đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên khi bị zona thần kinh, một số thực phẩm sau có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng rắc rối:

  • Món ăn giàu chất béo: Những đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn, dẫn đến bệnh lâu khỏi.
  • Rượu bia: Những loại đồ uống có cồn, hút thuốc lá sẽ làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu, dẫn đến sự hoạt động mạnh mẽ của virus.
    Những thực phẩm được chế biến từ socola, ngũ cốc, bột mì, dừa, yến mạch,...
  • Ngũ cốc: Chúng sẽ khiến gia tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng khiến vết thương lâu lành.
  • Đồ nếp: Nếu người bệnh ăn đồ nếp trong quá trình đang bị zona, những vết thương và mụn nước rất dễ bị viêm và mưng mủ.
  • Rau muống: Khi mụn nước khô lại và đóng thành vảy, người bệnh nên tránh ăn rau muống bởi chúng có khả năng khiến sẹo bị lồi gây mất thẩm mỹ.

Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, người bệnh cũng cần được bổ sung những món ăn dinh dưỡng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe để bồi bổ và chóng hồi phục hơn. Những thực phẩm nên ăn nhiều đó là:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: những đồ ăn giàu vitamin C hay kẽm như là cam, việt quất, dâu tây, gan động vật,... giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể.
  • Thực phẩm giàu lysine: Các loại đậu hạt, phomat, cá, trứng, sữa,...
  • Thực phẩm chứa B6, B12.
  • Ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitamin và chất xơ: rau cải, rau bina, súp lơ xanh.

Bệnh zona thần kinh là bệnh lý tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng có thể gây nhiều biến chứng phiền toái tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Bởi vậy, mỗi người bị zona nên thực hiện các biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh biến chứng xảy ra. Ngoài ra, việc phòng ngừa bệnh zona cũng rất quan trọng, người bệnh nên cố gắng tiêm vacxin phòng thủy đậu nếu đủ điều kiện.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android