Bị Gai Gót Chân Uống Thuốc Gì? Nguyên Tắc Chọn Thuốc Đúng, An Toàn

Gai gót chân còn được gọi là viêm cân bàn chân, gây đau đớn và khiến người bệnh khó di chuyển. Để điều trị bệnh lý, dứt hẳn cơn đau, người bệnh thường được kê dùng thuốc Tây y nhóm OTC, NSAID, Corticosteroid. Với trường hợp bệnh nhẹ hoặc cơ thể kháng thuốc Tây y, người bệnh có thể sắc thuốc Đông y uống.

Người bị gai gót chân uống thuốc gì hiệu quả?

Gai gót chân rất khó để phát hiện trong giai đoạn đầu nếu không kiểm tra bằng các biện pháp chuyên môn như chụp MRI, X Quang, siêu âm. Do đó, chỉ đến khi bệnh gây ra những con đau rõ rệt, khó khăn khi di chuyển, người bệnh với phát hiện ra.

Tùy vào từng giai đoạn bệnh sẽ có những loại thuốc điều trị phù hợp được khuyên dùng. Theo đó, người bệnh có thể dùng thuốc Tây y (gồm nhóm NSAIDs và nhóm corticosteroid) hoặc thuốc Đông y.

Thuốc Tây y

Các loại thuốc uống Tây y trị gai gót chân thường được chuyên gia kê dùng là thuốc giảm đau, kháng sinh. Ưu điểm dùng thuốc Tây y là có hiệu quả nhanh, điều trị sâu và có tác dụng nhất định với một số trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, một số trường hợp có thể gây phản ứng phụ.

Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng là:

Nhóm thuốc chống viêm NSAIDs (không steroid)

Công dụng: Giảm tình trạng sưng viêm ở các gai xương sau gót chân,  làm dịu các cơn đau khó chịu.

Cơ chế hoạt động: Ức chế hoạt động của enzym cyclooxygenase (COX) – một loại enzyme có nhiệm vụ tổng hợp prostaglandin, giúp giảm đau, chống viêm, hạ sốt ở (nếu có) nhanh chóng.

Các loại thuốc phổ biến: Aspirin, ibuprofen và naproxen.

Cách sử dụng: Thuốc sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình trạng người bệnh, độ tuổi, tiền sử bệnh lý để đảm bảo phát huy tác dụng tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Tác dụng phụ: Đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn, viêm loét dạ dày, chóng mặt, đau đầu, dị ứng, các vấn đề về huyết áp cao, hen suyễn.

Nhóm thuốc chống viêm NSAIDs (không steroid)
Nhóm thuốc chống viêm NSAIDs (không steroid)

Chống chỉ định

  • Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Phụ nữ có thai và người đang cho con bú
  • Người bị suy gan, suy thận, người mắc các vấn đề về tim mạch hay có tiền sử về dạ dày
  • Người có huyết áp không ổn định
  • Người bị hen suyễn
  • Người lái xe hay làm các công việc cần tập trung cao cần thận trọng khi sử dụng
  • Trẻ em và người già cần trao đổi chi tiết với bác sĩ khi sử dụng

Nhóm corticosteroid

Dùng corticosteroid đường uống hầu như không mang đến tác dụng, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế chuyên gia sẽ khuyến khích dùng các loại thuốc tiêm để tiêm trực tiếp vào gót chân chứ không dùng thuốc uống.

Tiêm corticosteroid được thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần những ngắt quãng, không được sử dụng liên tục và cũng không được lạm dụng cho có thể gây ra nhiều biến chứng ngược lại. Chẳng hạn tiêm corticoid vào khớp có thể làm tăng nguy bị đứt dây chằng gân cơ tại chỗ hay thậm chí nguy hiểm hơn là nhiễm trùng hay teo cơ.

Thực hiện phương pháp này cần đảm bảo có sự chỉ định và thực hiện từ bác sĩ có chuyên môn, tuyệt đối không được tự ý thực hiện bởi bàn chân thường tiếp xúc với mặt đất nên nếu làm không khéo sẽ rất dễ gây nhiễm trùng.

Thuốc Đông y trị gai gót chân

Uống thuốc Đông y trị gai gót chân thích hợp với những người bệnh không muốn dùng thuốc Tây y hoặc cơ thể kháng thuốc, xảy ra phản ứng khi sử dụng. Ưu điểm của thuốc Đông y là an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều người. Tuy nhiên thời gian điều trị bằng thuốc uống Đông y tương đối lâu, chỉ hiệu quả với tình trạng gai gót chân nhẹ.

Bài thuốc Đông y trị gai gót chân chủ yếu mang tính  hành khí hoạt huyết, chỉ thống hay khu phong trừ thấp…. Một số dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc này như độc hoạt, cao bản, đỗ trọng, phòng phong, ngưu tất.

Thuốc Đông y trị gai gót chân
Thuốc Đông y trị gai gót chân

Nguyên tắc chọn, dùng thuốc uống trị gai gót chân

Có rất nhiều loại thuốc uống trị gai gót chân người bệnh có thể lựa chọn. Tuy nhiên, mỗi loại thuốc đều có những tác dụng và ưu nhược điểm riêng. Do đó, để chọn được loại thuốc phù hợp, an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Chọn thuốc dựa trên mức độ bệnh lý, cơ địa và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nên tuân theo phác đồ điều trị, tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi mua và sử dụng thuốc, không tự ý sử dụng phối hợp các loại thuốc khác nhau.
  • Hạn chế cử động, đi lại, đứng lâu hay đi giày cao gót trong thời gian điều trị gai cột sống
  • Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, tuyệt đối tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất kích thích, thực phẩm có thể làm kích hoạt phản ứng viêm như đồ ăn cay nóng
  • Duy trì giấc ngủ đầy đủ, tránh căng thẳng quá mức
  • Theo dõi các triệu chứng của cơ thể sau khi dùng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường nào khác

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn bị gai gót chân uống thuốc gì giảm đau nhanh, mau khỏi, hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Người bệnh nếu thấy có các triệu chứng bệnh này nên đến bệnh viện có chuyên khoa về xương khớp để thăm khám càng sớm càng tốt.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android