Bị Nấm Candida Khi Mang Thai

Triệu chứng và nguyên nhân

Bị nấm Candida khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến do những thay đổi về cơ địa trong thai kỳ. Bà bầu bị nấm Candida trong giai đoạn thai kỳ khiến vùng kín ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu nắm được những dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị an toàn cho mẹ và bé trong thai kỳ.

Định nghĩa

Nhiễm nấm Candida là bệnh viêm nhiễm do loại nấm men cùng tên gây ra. Những chủng nấm men này có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong môi trường sống. Đây là bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong giai đoạn mang thai.

Nhiễm nấm Candida khi mang thai đa phần do pH trong âm đạo thay đổi bất thường sau khi mang thai. Đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ, nội tiết tố của cơ thể phụ nữ thay đổi dẫn đến sự biến đổi về môi trường trong âm đạo. Đây là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu dễ bị mắc các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là nấm Candida.

Ngoài ra, lượng đường trong máu mẹ bầu thường bị tăng cao hoặc giảm nhanh do chế độ dinh dưỡng hàng ngày làm tăng khả năng mắc bệnh lý viêm nhiễm vùng kín. Mẹ bầu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, chọn quần lót không phù hợp hoặc quan hệ tình dục thiếu lành mạnh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nhiễm nấm vùng kín.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bà bầu có thể bị nấm âm đạo ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Tuy nhiên, đa số trường hợp nhiễm nấm khi mang thai thường xuất hiện nhiều nhất ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Những dấu hiệu bà bầu bị nấm Candida như sau:

  • Những cơn đau rát, nóng ran và ngứa ngáy ở vùng âm đạo
  • Ra nhiều khí hư hơn bình thường, khí hư thường có mùi hôi và màu trắng đục hoặc một số màu lạ khác
  • Mẹ bầu bị tiểu buốt và tiểu rắt
  • Cảm giác đau như kim châm quanh vùng âm đạo
  • Đau rát khi quan hệ tình dục

Tùy theo mức độ nhiễm nấm âm đạo mà biểu hiện bệnh sẽ khác nhau. Khi mẹ bầu có những dấu hiệu đầu tiên như ra nhiều khí hư và cảm giác ngứa rát vùng kín cần chú ý điều trị sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Biến chứng

Bị nấm khi mang thai không ảnh hưởng đến tính mạng mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, bệnh lý này sẽ gây khó chịu và nhiều bất tiện cho mẹ bầu trong cuộc sống thường ngày. Trường hợp bị nấm Candida khi mang thai trong những tháng sắp sinh có thể khiến sức khỏe mẹ và em bé gặp phải một số biến chứng. Cụ thể như:

  • Sau sinh, các bé có nguy cơ cao mắc những bệnh lý về da, đường hô hấp hoặc tiêu hóa do tiếp xúc với nấm hoặc nấm dính vào niêm mạc
  • Bà bầu bị nấm Candida tăng nguy cơ sinh non do nấm âm đạo phát triển nhanh dẫn đến viêm màng ối, vỡ ối sớm
  • Bị nấm Candida khi mang thai gây ngứa ngáy, đau nhức vùng âm đạo và để lâu có thể dẫn đến những biến chứng nặng cho mẹ như viêm nhiễm âm đạo, viêm tử cung…

Nấm âm đạo có thể là nguyên nhân ban đầu dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm khác, Vì vậy, khi mẹ bầu có những dấu hiệu của bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 

Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Chữa nấm khi mang thai cần chọn phương pháp phù hợp sao cho đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Điều trị nấm bằng Tây y

Việc chữa nấm khi mang thai hiện nay không hề khó khăn nếu bệnh lý được phát hiện sớm. Vì vậy, trong thai kỳ mẹ bầu nên chú ý những dấu hiệu của vùng kín để liên hệ với những y bác sĩ chuyên khoa sớm nhằm được hỗ trợ kịp thời.

Trong trường hợp phát hiện bệnh sớm, các phương án xử lý sẽ dễ dàng hơn và quá trình điều trị thường đơn giản, nhanh gọn hơn. Biện pháp chữa nấm âm đạo cho mẹ bầu phổ biến nhất là đặt thuốc trong âm đạo. Phương pháp này được chứng minh an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, giảm các triệu chứng khó chịu do nấm gây ra nhanh chóng. 

Điều trị nấm bằng mẹo dân gian

Điều trị nấm khi mang thai bằng mẹo dân gian có ưu điểm là an toàn và không tốn nhiều chi phí. Bạn có thể sử dụng các loại lá có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cho nấm gây ra như lá trầu không, lá ổi, lá ngải cứu…

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm chỉ áp dụng với trường hợp nhiễm nấm nhẹ và dùng trong phòng tránh bệnh nấm âm đạo. Bạn cần kiên trì sử dụng mỗi ngày trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Để chữa nấm an toàn và hiệu quả nhất mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Không nên tự mua thuốc trị nấm âm đạo về điều trị tại nhà khi không có sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa sản giàu kinh nghiệm. Cần có liệu trình đúng cách và loại thuốc phù hợp để điều trị nấm cho mẹ bầu không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín đúng cách
  • Không sử dụng chung đồ lót với người khác, đồ lót cần được giặt sạch sẽ và phơi hoặc sấy khô để diệt khuẩn
  • Chọn các loại dung dịch vệ sinh vùng kín an toàn, chiết xuất từ thiên nhiên giúp cân bằng độ pH và giảm mùi hôi do khí hư tiết ra
  • Cân nhắc khi sử dụng biện pháp xông hơi vùng kín cho mẹ bầu, tránh ngồi lâu khi mang thai dẫn đến cơ thể mệt mỏi, chuột rút…
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Chọn các loại rau xanh, trái cây, sữa chua, uống đủ nước phòng tránh và hỗ trợ điều trị các bệnh lý phụ khoa

Phụ nữ hiện đại đừng ngại đi khám bệnh lý phụ khoa! Hãy chủ động liên hệ ngay với chúng tôi qua những thông tin dưới đây khi có dấu hiệu bị nấm khi mang thai để được thăm khám và điều trị sớm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe trong thai kỳ.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android