Bị Táo Bón Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Cho Nhanh Hết?
Bị táo bón nên ăn và nên kiêng gì là thắc mắc được rất nhiều người bệnh đặt ra để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng của bản thân. Tránh tình trạng ăn uống vô tội vạ khiến táo bón trở nên nghiêm trọng hơn và làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.
Bị táo bón nên ăn gì cho nhanh hết?
Táo bón là triệu chứng thường gặp ở những người có thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Người bị táo bón sẽ có số lần đi tiêu ít hơn bình thường và gặp khó khăn trong việc đào thải phân ra bên ngoài. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như chất lượng đời sống sinh hoạt hàng ngày. Điều chỉnh lại thói quen ăn uống là một trong những cách giúp giảm nhẹ triệu chứng táo bón và hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà khá tốt. Lúc này, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày giúp việc đi tiêu diễn ra thuận lợi hơn. Những loại thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên sử dụng khi bị táo bón là:
Bị táo bón nên ăn nhiều rau xanh
Rau xanh là nhóm thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất rất cao và đặc biệt tốt đối với sức khỏe. Nếu đang bị táo bón, rau xanh là thực phẩm tuyệt đối không thể thiếu trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh. Một số loại rau xanh có khả năng nhuận tràng và cải thiện chứng táo bón có thể kể đến là:
- Rau mồng tơi: Rau mồng tơi có tính mát khi sử dụng vào cơ thể sẽ giúp nhuận tràng, thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra, loại rau này còn chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa,… Nếu người bị táo bón bổ sung rau mồng tơi vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa các vấn đề về đường ruột, trong đó có táo bón.
- Rau diếp xoăn: Trong rau diếp xoăn có chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan, khi đi vào cơ thể sẽ kích thích nhu động ruột và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với những người bị táo bón, ăn rau diếp xoăn sẽ hỗ trợ làm mềm phần, kích thích đi đại tiện và đẩy lùi nhanh chóng tình trạng táo bón. Ngoài ra, hàm lượng insulin trong rau diếp xoăn còn có khả năng nuôi dưỡng lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
- Bông cải xanh: Trong bông cải xanh chứa hàm lượng lớn hoạt chất sulforaphane có khả năng cải thiện chức năng cơ quan tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc ruột, từ đó quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn bên trong đường ruột sẽ diễn ra trơn tru hơn. Đây là thực phẩm được khuyên dùng cho những trường hợp bị táo bón do mang thai hoặc chạy thận nhân tạo.
Trái cây tươi tốt cho hệ tiêu hóa
Ngoài rau xanh thì trái cây tươi cũng là loại thực phẩm đặc biệt tốt đối với hệ tiêu hóa mà người bệnh không nên bỏ qua. Trái cây chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, nếu bạn thường xuyên sử dụng sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh tật. Nếu đang bị táo bón, người bệnh có thể sử dụng các loại trái cây sau đây để có thể dễ đi tiêu hơn:
- Mận: Mận là thực phẩm có hàm lượng chất xơ rất cao, đặc biệt tốt đối với những người đang bị táo bón. Hàm lượng chất xơ hòa tan Cellulose bên trong mận khi đi vào cơ thể sẽ giúp làm mềm phân bằng cách lên men ruột kết. Trong mận còn chứa hoạt chất Sorbitol có tác dụng nhuận tràng và đẩy lùi chứng táo bón.
- Táo: Tương tự như mận, táo cũng là loại trái cây có chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Chất xơ trong táo có tên là pectin, khi đi vào đường ruột sẽ được vi khuẩn lên men và tạo thành acid béo chuỗi ngắn. Các loại acid béo này có khả năng kéo nước vào trong ruột giúp bôi trơn đường ruột và làm mềm phân. Từ đó quá trình vận chuyển thức ăn bên trong đường ruột và đào thải phân ra bên ngoài sẽ diễn ra trơn tru hơn. Ngoài ra, ăn táo còn giúp lượng lợi khuẩn đường ruột tăng lên đáng kể.
- Chuối chín: Chuối là trái cây có chứa hàm lượng kali và chất xơ hòa tan khá cao. Nếu bạn thường xuyên sử dụng sẽ có tác dụng cân bằng vi sinh vật đường ruột và cải thiện chức năng của đại tràng. Với những người đang bị rối loạn tiêu hóa hay táo bón, bạn có thể ăn chuối chín để cải thiện tình trạng bệnh. Tuyệt đối không ăn chuối xanh, hàm lượng pectin trong chuối xanh sẽ khiến phân trở nên khô cứng hơn.
- Quả sung: Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, trong quả sung chứa hàm lượng lớn enzyme Ficain rất tốt cho đường ruột. Nếu bạn tăng cường bổ sung cho cơ thể sẽ có tác dụng cải thiện chức năng của ruột. Đồng thời, hàm lượng chất xơ tìm thấy trong quả sung cũng ở mức khá cao, giúp làm mềm phân và kích thích đẩy phân ra bên ngoài. Nếu đang bị táo bón, bạn nên duy trì thói quen ăn từ 2 – 3 quả sung mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
- Trái cây có múi: Các loại trái cây có múi như quýt, cam, bưởi,… cũng được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên tăng cường sử dụng khi bị táo bón. Hàm lượng hoạt chất Naringenin tìm thấy trong nhóm trái cây này khi được bổ sung vào cơ thể sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh táo bón như chướng bụng, đầy hơi, khó đi tiêu,…
- Kiwi: Kiwi là loại trái cây chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như chất xơ, vitamin, lutein, khoáng chất,… Hàm lượng enzyme Actinidain tìm thấy trong kiwi còn có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp phân vận chuyển qua đại tràng nhanh hơn và làm tăng tần suất đi tiêu.
Các loại đậu và các loại hạt
Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng,… là nhóm thực phẩm mà người bị táo bón nên bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra, trong các loại đậu có chứa hàm lượng lớn hỗn hợp chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nếu bạn tăng cường sử dụng sẽ có tác dụng làm mềm phân, tăng nhu động ruột và hỗ trợ đẩy phân ra bên ngoài. Bạn có thể dùng đậu để nấu súp, làm salad hoặc làm thành món thịt xay để sử dụng giúp cơ thể có thể hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất trong chúng. Ngoài chống táo bón, ăn đậu còn mang lại rất nhiều lợi ích khác như bảo vệ tim mạch, giảm cảm giác thèm ăn, cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ điều trị tiểu đường, phòng chống gan nhiễm mỡ,…
Hạt lanh và hạt chia là hai loại hạt có khả năng điều trị táo bón rất tốt, nếu đang gặp khó khăn trong việc đi tiêu bạn có thể bổ sung chúng vào trong thực đơn ăn uống. Hạt chia có đến 85% là chất xơ không hòa tan và 15% chất xơ hòa tan. Các chất xơ này khi tiếp xúc với nước sẽ tạo thành gel, nếu người bị táo bón sử dụng sẽ có tác dụng làm mềm phân và đi tiêu dễ dàng. Hạt lanh chứa hàm lượng lớn chất xơ không hòa tan có khả năng giữ nước trong phân và làm tăng khối lượng phân. Khi tiêu hóa, các chất xơ này còn tạo ra chuỗi acid ngắn có tác dụng kích thích và làm tăng nhu động ruột.
Một số loại thực phẩm khác
Nếu đang bị táo bón, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm sau đây vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ tiêu hóa và giúp đi tiêu dễ hơn:
- Khoai lang: Khoai lang được biết đến là thực phẩm có tác dụng nhuận tràng rất tốt, nếu đang gặp vấn đề về đường ruột hoặc hệ tiêu hóa thì bạn nên bổ sung khoai lang vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, hàm lượng chất xơ trong khoai lang ở mức cao, khi đi vào cơ thể sẽ giúp làm mềm phân và đẩy lùi tình trạng táo bón một cách nhanh chóng. Đồng thời, ăn khoai lang khi bị táo bón còn giúp bạn phòng tránh được tình trạng rách và chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.
- Bông atiso: Bông atiso cũng được xem là một trong những loại thực phẩm có khả năng cải thiện chứng táo bón khá tốt. Thành phần prebiotic trong bông atiso giúp làm tăng lợi đường ruột và cải thiện chức năng của cơ quan này. Prebiotic còn có khả năng làm mềm phân và làm tăng khối lượng phân, điều này đã khiến cho phân dễ bị đào thải ra bên ngoài và đẩy lùi chứng táo bón.
- Dầu thực vật: Khi chế biến món ăn cho người bị táo bón sử dụng, bạn nên dùng các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu hạt lanh,… Đây là những loại dầu có khả năng nhuận tràng, kích thích đi tiêu và giảm nhẹ triệu chứng chướng bụng do táo bón.
- Sữa chua: Táo bón xảy ra khi hệ tiêu hóa hoạt động không hiệu quả. Ở trường hợp này, bạn có thể bổ sung sữa chua vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Ăn sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất tại cơ quan này diễn ra tốt hơn. Tốt nhất, bạn nên duy trì thói quen ăn 1 hũ sữa chua mỗi ngày giúp đẩy lùi triệu chứng đầy hơi và chướng bụng do táo bón gây ra.
Người bị táo bón cần kiêng những gì?
Trong thực đơn ăn uống của người bị táo bón cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ tiêu hóa và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Dưới đây là thông tin về các loại thực phẩm cần loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống của người bị táo bón mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
+ Quả hồng: Hồng là loại trái cây làm gia tăng nguy cơ bị táo bón và khiến tình trạng táo bón trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, hàm lượng hoạt chất tanin trong quả hồng rất cao. Nếu cơ thể hấp thụ quá nhiều tanin sẽ khiến nhu động ruột bị chậm lại, điều này đã làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn bên trong đường ruột trở nên trì trệ hơn. Vì thế, quả hồng được xem là thực phẩm cần hạn chế sử dụng nếu bạn đang bị táo bón.
+ Thịt đỏ: Thịt đỏ là thực phẩm chứa hàm lượng dưỡng chất rất cao và rất cần thiết đối với cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm không nên sử dụng nếu đang bị táo bón. Hàm lượng chất xơ trong thịt đỏ rất thấp nhưng lại chứa hàm lượng chất béo rất cao. Nếu bạn sử dụng sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ và khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể bổ sung protein cho cơ thể bằng các loại đậu thay cho thịt đỏ, vừa đảm bảo cung cấp dưỡng chất cho cơ thể vừa hỗ trợ điều trị bệnh.
+ Ngũ cốc tinh chế: Các loại ngũ cốc tinh chế như gạo trắng, bánh mì trắng,… đã trải qua quá trình chế biến nên đã mất đi phần mầm và cám. Chính vì vậy, trong ngũ cốc tinh chế thường chứa rất ít chất xơ cũng như các dưỡng chất thiết yếu khác. Nếu người bị táo bón sử dụng sẽ không có tác dụng hỗ trợ điều trị mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, đây cũng là loại thực phẩm cần hạn chế bổ sung vào thực đơn ăn uống của người bị táo bón. Thay vào đó, bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, bánh mì đen,…
+ Đồ ăn khó tiêu: Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào, thực phẩm cay nóng,… là những loại thực phẩm có tác động không tốt đến hệ tiêu hóa. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, gây kích thích đến hệ tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.
+ Rượu bia: Uống nhiều rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng táo bón. Rượu bia là thức uống gây lợi tiểu, nếu bạn uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể tăng đào thải chất lỏng qua nước tiểu và dẫn đến tình trạng mất nước. Chính điều này đã khiến cho phân trở nên khô cứng và khó di chuyển ra bên ngoài đại tràng. Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa chứng táo bón trở nên tồi tệ hơn, bạn nên loại bỏ thói quen uống rượu bia. Thay vào đó là uống nhiều nước lọc và các loại đồ uống lành mạnh khác.
+ Sữa và chế phẩm từ sữa: Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, uống sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để có thể bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa, bạn có thể sử dụng sữa thực vật thay thế cho sữa bò như sữa đậu nành, sữa đậu xanh,… Hàm lượng chất xơ trong sữa đậu khi đi vào cơ thể sẽ giúp hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn và hạn chế táo bón.
Cách chế biến món ăn hỗ trợ điều trị táo bón
Trên đây là các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị táo bón bạn cần nắm rõ để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Còn dưới đây là một số món ăn hỗ trợ điều trị táo bón khá tốt và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:
Canh rau dền đỏ nấu tôm
– Chuẩn bị:
- 1 bó rau dền đỏ
- 200 gram tôm tươi
- Gia vị nêm nếm
– Cách chế biến:
- Rau dền sau khi mua về đem nhặt sạch, rửa qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo, sau đó dùng dao thái nhỏ
- Tôm lột bỏ vỏ, rút chỉ đen trên lưng rồi rửa sạch sẽ. Băm nhỏ tôm, cho vào bát sạch rồi ướp với một ít gia vị.
- Hành củ lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Bắc chảo lên bếp, cho hành băm vào phi thơm.
- Khi hành dậy mùi thì cho thịt tôm vào đảo đều, khi thịt tôm săn lại thì cho lượng nước vừa đủ để nấu canh vào.
- Đun cho nước sôi lên thì thả rau dền vào rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, khi nước sôi trở lại thì tắt bếp.
- Múc canh ra bát rồi sử dụng chung với cơm ngay khi còn nóng.
Canh bó xôi nấu thịt
– Chuẩn bị:
- 300 gram cải bó xôi
- 100 gram thịt lợn nạc
- 1 củ hành, 1/2 củ tỏi
- Gia vị nêm nếm
– Cách chế biến:
- Cải bó xôi đem nhặt bỏ phần bị héo úa và sâu bệnh, sau đó rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để cho ráo. Dùng dao thái rau thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Hành củ và tỏi đem lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ. Thịt lợn băm cho vào trong bát ướp cùng với gia vị và hành băm nhuyễn trong 15 phút cho thấm.
- Bắc nồi lên bếp, cho tỏi và dầu ăn vào phi thơm. Sau đó cho thịt băm vào xào đều, xào đến khi săn lại thì đổ nước vào.
- Đun cho nước sôi thì cho cải bó xôi vào rồi nêm nếm gia vị vừa ăn, khi rau vừa chín tới thì tắt bếp.
- Dọn canh ra bát dùng để ăn không hoặc ăn chung với cơm đều được. Nên ăn canh khi còn nóng giúp giữ nguyên độ thơm ngon của món ăn.
Súp khoai lang thịt bằm
– Chuẩn bị:
- 1 củ khoai lang
- 200 gram thịt lợn nạc
- 100 gram súp lơ xanh
- Hành lá, hành củ
- Gia vị nêm nếm
– Cách chế biến:
- Khoai lang gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Sau đó đem khoai lang và súp lơ đi rửa sạch sẽ rồi thái miếng nhỏ.
- Hành lá nhặt sạch, đem rửa với nước, để cho ráo rồi thái nhỏ. Hành củ đem lột vỏ, rửa sạch rồi thái mỏng.
- Thịt lợn rửa sạch, thái nhỏ rồi băm nhuyễn. Cho thịt lợn băm vào bát sạch ướp với một ít gia vị trong 15 phút cho thấm.
- Cho dầu ăn và hành vào trong chảo, bắc lên bếp phi thơm.Khi hành dậy mùi thì cho thịt lợn vào đảo đều.
- Xào cho đến khi thịt săn lại thì cho một tô nước vào. Đợi nước sôi thì cho khoai lang vào nấu chung.
- Ninh trên lửa nhỏ cho đến khi khoai chín bở thì cho súp lơ vào rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Đợi súp lơ chín thì tắt bếp rồi thả hành lá vào. Múc súp ra bát và sử dụng ngay khi còn ấm, bạn có thể ăn trong bữa xế hoặc ăn chung với cơm.
Ăn uống khoa học khi bị táo bón sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh và giảm bớt cảm giác khó chịu do táo bón gây ra. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày để có thể đẩy lùi tình trạng táo bón. Còn với những trường hợp bị táo bón do bệnh lý, tốt nhất bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!