Bị Ung Thư Xương Sống Được Bao Lâu? Nên Làm Gì?

Người bị ung thư xương sống được bao lâu, nên làm gì để nâng cao sức khỏe và có cuộc sống tốt hơn là điều được rất nhiều người bệnh băn khoăn. Thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên việc có tinh thần lạc quan, sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh có những ngày tháng hạnh phúc hơn, góp phần chất lượng cuộc sống.

Người bị ung thư xương sống được bao lâu?

Triệu chứng của ung thư xương trong những giai đoạn đầu thường khá mơ hồ, vì thế người bệnh thường phát hiện bệnh khá muộn. Hầu hết chỉ khi thấy các cơ thể xuất hiện các khối u bất thường trên cơ thể kèm theo đau nhức xương nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến vận động thì mới bắt đầu đi khám. Nếu phát hiện ra bệnh trong giai đoạn quá muộn thì thường tiên lượng rất xấu.

ung thư xương sống được bao lâu
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư xương còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, sức khỏe, tinh thần

 

Người bị ung thư xương sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là giai đoạn phát hiện và điều trị. Cụ thể theo các chuyên gia, ung thư xương có chữa được không thì  tiên lượng điều trị như sau

  • Giai đoạn 1: lúc này các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện, chưa phát triển mạnh, chưa di căn nên hầu hết người bệnh không thấy đau nhức nhiều. Việc điều trị ở giai đoạn này dễ dàng hơn và đem lại tiên lượng sống trên 5 năm với sức khỏe bình thường cho đến hơn 80% bệnh nhân.
  • Giai đoạn 2: các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn các giai đoạn 1, tuy nhiên chưa có dấu hiệu di căn. Do đó tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân là 70%. 
  • Giai đoạn 3: các tế bào ung thư lúc này đã có mặt ở trên ít nhất hai cơ quan, bao gồm xương và một cơ quan lân cận nào đó đồng thời cũng phát triển cực kỳ mạnh mẽ nên người bệnh sẽ thấy đau nhức rõ rệt hơn, sức khỏe suy giảm hơn. Dù vậy tiên lượng bệnh nhân sống trên 5 năm vẫn đến 60%, đặc biệt nếu đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị vẫn sẽ có sức khỏe tốt như bình thường.
  • Giai đoạn 4:Người bị ung thư xương sống được bao lâu nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 4 thì chỉ có khoảng 20- 50% là có thể sống trên 5 năm. Dù vậy do ảnh hưởng từ các liệu pháp hóa trị, xạ trị cùng sự tấn công khi tế bào ung thư di căn khiến tỷ lệ bệnh nhân sống sót chỉ còn khoảng 23%.

Mặt khác ung thư xương sống được bao lâu còn phụ thuộc vào một vài yếu tố ngoại cảnh như chế độ sinh hoạt, chăm sóc sau điều trị, rất khó để tiên lượng chính xác điều gì. Chẳng hạn những người điều trị ung thư xương giai đoạn 1 khỏi nhưng lại không duy trì chế độ sinh hoạt khoa học khiến bệnh có nguy cơ tái phát, tinh thần tiêu cực khiến sức khỏe suy giảm và có tuổi thọ ngắn hơn 5 năm.

Trong khi đó những bệnh nhân dù phát hiện bệnh ở giai đoạn 3- 4 nhưng trong suốt giai đoạn điều trị và sau đó có tinh thần lạc quan, tích cực điều trị, ăn uống đầy đủ và lành mạnh thì hoàn toàn có thể kéo dài cuộc sống hơn cả tiên lượng của bác sĩ. Điều này không hề hiếm trong y học ngày nay, thậm chí nhiều bệnh nhân còn có tiên lượng vượt ngoài dự định của bác sĩ. 

Nói chung với băn khoăn  ung thư xương sống được bao lâu thì nếu đáp ứng tốt với điều trị và chấp hành đúng các chỉ thị của bác sĩ thì dù ở giai đoạn nào, người bệnh vẫn có tiên lượng sống trên 5 năm hoặc thậm chí là nhiều hơn rất nhiều. Tiên lượng ung thư xương ở trẻ em và người lớn đều tương tự như nhau nhưng do cơ thể trẻ còn khả năng tái tạo và phục hồi mạnh hơn nên kết quả có thể tốt hơn.

Nên làm gì khi bị ung thư xương?

Ung thư xương sống được bao lâu, nên làm gì để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng là điều được tất cả mọi người bệnh băn khoăn thắc mắc. Như đã nói, tinh thần và quá trình chăm sóc sức khỏe cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục của mỗi người bệnh. Hãy trao đổi chi tiết hơn với bác sĩ để biết cách chăm sóc và phục hồi cho bệnh nhân ung thư xương hiệu quả.

Chấp hành điều trị với từ bác sĩ 

Hiện nay các phương pháp chính được dùng trong điều trị ung thư xương là dùng thuốc, phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Người bệnh nên đến các địa chỉ khám, xét nghiệm ung thư xương uy tín, lớn mạnh, có đội ngũ bác sĩ giỏi, có đầy đủ hệ thống trang thiết bị điều trị để đảm bảo kết quả tốt nhất. Trong đó Bệnh viện K Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu TPHCM hay Bệnh viện Quốc tế Vinmec đang là một trong những đơn vị nổi bật trong điều trị ung thư xương mà bạn nên tham khảo. 

ung thư xương sống được bao lâu
Người bệnh đáp ứng tốt với các phác đồ điều trị của bác sĩ thường có tiên lượng khá tốt

Mỗi người bệnh nếu muốn biết ung thư xương sống được bao lâu thì cần luôn đảm bảo tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Kiên trì dùng thuốc, kiên trì chống chọi cơn đau, thực hiện đầy đủ phác đồ điều trị được bác sĩ đưa ra thì tiên lượng điều trị sẽ luôn tốt, người bệnh có thể kéo dài thời gian sống nhất có thể.

Người bệnh ung thư xương có thể được yêu cầu điều trị nội trú tại bệnh viện hoặc về nhà nghỉ ngơi giữa các đợt hóa trị, xạ trị. Trong suốt thời gian điều trị nếu thấy có bất cứ triệu chứng bất thường nào người bệnh cũng cần thông báo cho bác sĩ để có hướng kiểm soát kịp thời.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên trao đổi chi tiết với bác sĩ để biết cách chăm sóc, nghỉ ngơi hay dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo nâng cao sức khỏe ổn định. Nói chung tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là yếu tố tiên quyết cần có nếu muốn điều trị ung thư xương hay bất cứ bệnh lý nào khác. 

Chăm sóc về mặt tinh thần 

Khi bạn thấy tiêu cực, chán nản, mất hy vọng thì cơ thể cũng sẽ rơi vào trạng thái uể oải, thiếu năng lượng khiến tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn, cơ thể suy yếu hơn. Điều này đã được rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh về mối liên hệ giữa sức khỏe và tinh thần, do đó việc chăm sóc về mặt tinh thần cũng rất quan trọng trong việc kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư. 

ung thư xương sống được bao lâu
Người bệnh có tinh thần tích cực sẽ đáp ứng kết quả điều trị tốt hơn

Ung thư xương sống được bao lâu thì rất nhiều người bệnh có thể sống đến 10 năm khi được điều trị ở ngay giai đoạn sớm đồng thời tinh thần cực kỳ lạc quan và tích cực. Khi tinh thần bạn vui vẻ bạn sẽ thấy ăn ngon, ngủ hơn, những hy vọng về cuộc sống tương lai chính là yếu tố giúp người bệnh kiên cường chống chọi hơn với những cơn đau nhức khắp cơ thể.

Dù vậy quá trình xạ trị hay hóa trị cũng thường kèm theo các tác dụng phụ như nôn nói, suy nhược, rụng tóc, ăn uống không ngon khiến tinh thần người bệnh cũng dễ suy sụp hơn. Ngoài ra ở những người phải cắt bỏ chi hoàn toàn hay phải ghép xương cũng thường có tâm lý tự ti, xấu hổ về ngoại hình của bản thân nên cũng rất dễ bị stress hay gặp các vấn đề về mặt cảm xúc. 

Bởi thế mà một số bác sĩ thường khuyến khích người bệnh ung thư xương và các dạng ung thư khác nói chung nên tham gia chăm sóc tâm lý với các chuyên gia tâm lý để cải thiện tinh thần tích cực hơn. Nhà tham vấn tâm lý sẽ giúp người bệnh giải phóng các năng lượng tiêu cực, hướng người bệnh đến các suy nghĩ đúng đắn và tích cực hơn. 

Một số biện pháp cũng giúp ích về mặt tinh thần cho các bệnh nhân ung thư xương như thiền, yoga, dưỡng sinh, đọc sách, tham gia các hội nhóm hay gặp gỡ  các bệnh nhân ung thư có cùng hoàn cảnh. Thay vì ở trong phòng quá nhiều việc ra ngoài đi dạo, nói chuyện với người thân cũng giúp tinh thần người bệnh thoải mái, vui tươi hơn hẳn.

Gia đình cũng cần luôn là một điểm tựa vững chắc, luôn bên cạnh động viên người bệnh bất cứ lúc nào. Tinh thần những bệnh nhân ung thư thường khá tiêu cực nên những người chăm sóc cũng cần kiên trì, bao dung, thấu hiểu cho những mệt mỏi mà người bệnh đang phải chịu đựng. Chính sự giúp đỡ của gia đình cũng là liều thuốc quan trọng cho quá trình hồi phục của bệnh nhân. 

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh 

Không chỉ trong quá trình điều trị mà sau điều trị người bệnh cũng cần duy trì một thói quen sống lành mạnh để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thực tế ngay cả khi đã điều trị khỏi bệnh ở bất cứ giai đoạn nào thì ảnh hưởng từ thuốc, hóa chất, phẫu thuật hay các tia năng lượng cao đều ảnh hưởng một phần nào đó đến sức khỏe toàn diện của người bệnh. Do đó duy trì một chế độ sống khoa học là điều cực kỳ cần thiết.

ung thư xương sống được bao lâu
Yoga đang là liệu pháp được nhiều bệnh viện ứng dụng vào cho các bệnh nhân ung thư để nâng cao sức khỏe và tinh thần

Một số hướng sinh hoạt tích cực mỗi người bệnh nên tích cực thực hiện ngay từ thời điểm điều trị đến khi đã điều trị khỏi như

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, mỗi ngày ít nhất 7-8 tiếng để đảm bảo hồi phục năng lượng đã mất cũng như giúp các cơ quan tái tạo lại các tế bào mới nhanh chóng hơn
  • Tập thể dục thể thao hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần, nhanh chóng phục hồi việc vận động. Tùy tình trạng cơ thể mà người bệnh có thể tham khảo các bộ môn như yoga hay thiền. Với những người phải cắt chi hay ghép chi cần kiên trì vật lý trị liệu để sớm sinh hoạt như bình thường
  • Đọc sách, đan lát, viết lách hay làm bất cứ công việc yêu thích nào mà cơ thể cho phép cũng giúp tinh thần thoải mái hơn, tạo cảm giác bản thân có ích đồng thời cũng giúp các chi vận động
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hằng ngày, trong đó ưu tiên các thực phẩm và các chế biến các món ăn lành mạnh. Chẳng hạn như các loại thịt nạc, cá béo, sữa, các thực phẩm bổ sung chức năng, nước lọc, rau củ hay trái cây.. Tránh xa các thực phẩm có lượng mỡ cao, đồ ăn khô cứng, đồ ăn nhanh, đồ ăn dùng dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần
  • Vệ sinh cơ thể hằng ngày, nếu người bệnh phải nằm liệt thì cần có sự hỗ trợ của người thân để tránh nguy cơ lở loét hay nhiễm trùng da
  • Tránh xa bia rượu, thuốc lá, chất kích thích trong suốt quá trình điều trị và sau đó 
  • Yêu thương bản thân mình nhiều hơn, tin tưởng về một tương lai tươi sáng, tích cực phía trước

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn ung thư xương sống được bao lâu, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Thực tế tiên lượng của từng bệnh nhân là khác nhau nhưng nếu tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, có tinh thần lạc quan thì sẽ luôn có tiên lượng tốt hơn rất nhiều nên người bệnh tuyệt đối không được quá tiêu cực. 

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau ngực bên trái

Đau Ngực Bên Trái Là Bệnh Gì? Cần Phải Làm Gì?

 Đau ngực bên trái có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim nhưng...

Hít Thở Sâu Bị Đau Bên Phải (Ngực, Sườn) Có Nguy Hiểm?

Hít thở sâu bị đau bên phải là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải do ảnh hưởng do...

Đau nhói giữa ngực

Đau Nhói Giữa Ngực Là Bị Gì? Các Thông Tin Cần Biết

Đau nhói giữa ngực có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim mạch, phổi hay các bệnh...

ung thư xương sống được bao lâu

Bị Ung Thư Xương Sống Được Bao Lâu? Nên Làm Gì?

Người bị ung thư xương sống được bao lâu, nên làm gì để nâng cao sức khỏe và có cuộc...

Đau đầu gối nhưng không sưng

Đau Đầu Gối nhưng Không Sưng Là Bị Gì? Cách Điều Trị

Đau đầu gối nhưng không sưng là do nguyên nhân nào chính là băn khoăn của rất nhiều người đang...

Uống rượu bị đau khớp gối

Uống Rượu Bị Đau Khớp Gối Là Bệnh Gì? Điều Cần Biết

Sau khi uống rượu bia bị đau khớp gối có thể do bạn đã ngồi quá lâu trong một tư...

loãng xương nên uống thuốc gì

Loãng Xương Uống Thuốc Gì và Uống Trong Bao Lâu?

Người bị loãng xương uống thuốc gì và nên uống trong bao lâu mới có thể ngừng lại là băn...

Ung thư xương ở trẻ em

Dấu Hiệu Ung Thư Xương Ở Trẻ Em và Thông Tin Cần Biết

Theo thống kê, tỷ lệ ung thư xương ở trẻ em khá cao so với mặt bằng chung, tuy nhiên...