Bị Vảy Nến Khi Mang Thai Là Gì? Cách Điều Trị Bệnh Như Thế Nào?
Bị vảy nến khi mang thai khiến nhiều chị em đứng ngồi không yên, lo sợ làm nguy hại đến sức khỏe em bé. Tuy nhiên, đây lại không phải tình trạng hiếm gặp với tỷ lệ mẹ bầu mắc bệnh là khá lớn và đang có xu hướng tăng cao. Vậy mẹ bầu mắc vảy nến có nguy hiểm không và đâu là cách điều trị chính xác? Hãy cùng Vietmec tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bị vảy nến khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?
Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính, khởi phát theo chu kỳ, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực trong thời gian dài hoặc thậm chí là cả đời. Trong thực tế, bị vảy nến khi mang thai không phải tình trạng hiếm gặp. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, chị em rất dễ bị rối loạn nội tiết tố, hệ miễn dịch suy giảm từ đó gây nên hiện tượng tăng sinh tế bào quá mức.
Về vấn đề bị vảy nến khi mang thai có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, vảy nến á sừng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, không làm sảy thai cũng như không gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Tuy nhiên, Tạp chí Viện da liễu Hoa Kỳ từng đưa ra kết luận, vảy nến là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân nếu mẹ mắc bệnh ở giai đoạn nặng.
Do vậy, chị em vẫn cần tiến hành điều trị vảy nến, không nên chủ quan xem nhẹ bệnh. Song song với đó, việc duy trì một trạng thái tâm lý thoải mái cũng là điều cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguyên nhân bị vảy nến khi mang thai
Khi bước vào giai đoạn thai kỳ, cơ thể nữ giới sẽ có nhiều biến đổi cả về thể chất lẫn tinh thần. Lúc này, hàm lượng hormone có sự giao động, sức đề kháng dần suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập và phát triển.
Ngoài ra, việc suy giảm hệ thống miễn dịch cũng khiến cơ thể trở nên nhạy cảm quá mức và gây ra sự nhầm lẫn trong việc xác định các tác nhân gây hại. Hệ thống miễn dịch coi tế bào da là yếu tố tiêu cực và đào thải một cách mạnh mẽ. Từ đó, chu kỳ sống của tế bào da bị rút ngắn và dẫn đến sự tăng sinh quá mức, tế bào da xếp chồng lên nhau gây viêm nhiễm, sưng tấy, đau rát…
Triệu chứng khi bị vảy nến khi mang thai
Vảy nến có những đặc trưng khá rõ ràng, người mắc có thể nhận biết bệnh thông qua một số biểu hiện như:
- Vùng da đỏ ửng, có sự phân định rõ ràng giữa vùng da khỏe mạnh và vùng da mắc bệnh.
- Xuất hiện các mảng vảy sừng màu xám, trắng bạc trên da.
- Da bong tróc, có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu.
- Bệnh có xu hướng khởi phát chủ yếu tại vùng da có nếp gấp như các khớp, khuỷu tay, đầu gối…
- Một số trường hợp xảy ra tình trạng sưng đau khớp…
Cách trị bị vảy nến khi mang thai
Mẹ bầu nên chủ động trong việc thăm khám, điều trị nhằm hạn chế tối đa các vấn đề phát sinh cũng như tạo được tâm lý thoải mái hơn khi mang thai. Dưới đây là một số phương thức trị vảy nến cho mẹ bầu đem lại hiệu quả cao.
Mẹo dân gian chữa bệnh vảy nến cho bà bầu
Mẹ bầu bị vẩy nến ở thể nhẹ, mới khởi phát, diện tích tổn thương nhỏ hoàn toàn có thể sử dụng mẹo dân gian nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Một số mẹo trị bệnh vảy nến đem lại hiệu quả cao, không tác dụng phụ mẹ bầu có thể tham khảo là:
- Sử dụng dầu dừa: Làm sạch vùng da tổn thương bằng nước ấm, lau khô rồi lấy một lượng tinh dầu dừa vừa đủ đem xoa đều lên và kết hợp massage nhẹ. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
- Sử dụng dầu oliu: Chuẩn bị một lượng dầu oliu vừa đủ đem cho vào lò vi sóng quay nóng. Tiếp theo, người bệnh thoa đều dầu oliu lên vùng da bị tổn thương kết hợp massage nhẹ. Thư giãn khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm và thấm khô.
- Sử dụng nha đam: Dùng gel nha đam thoa đều lên vùng da bị tổn thương và kết hợp massage nhẹ. Thư giãn sau khoảng 15 phút, người bệnh rửa sạch lại da với nước ấm và thấm khô.
[pr_middle_post]
Lưu ý, không dùng mẹo trị bệnh dân gian với tình trạng bệnh nặng, có vết thương hở. Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bị vảy nến khi mang thai và cách điều trị bằng Tây y
Chữa vảy nến trong Tây y chủ yếu sử dụng thuốc nhằm kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. Với mẹ bầu, mọi hoạt động bôi, uống hay tiêm bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải được kê đơn và hướng dẫn cụ thể từ phía bác sĩ chuyên khoa.
Một số loại thuốc trị vảy nến cho bà bầu thường dùng là:
- Các loại kem trị bệnh có chứa thành phần là Corticoid.
- Các loại thuốc, nước sát khuẩn có tác dụng làm sạch.
- Các loại kem dưỡng ẩm, kem làm mềm da nhằm đẩy nhanh hiệu quả phục hồi.
Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ thay vì nhóm thuốc tác dụng toàn thân đường uống và đường tiêm. Chú ý, trong thai kỳ chị em cần tránh việc sử dụng các loại thuốc sau Adalimumab, Infliximab, Etanercept, Methotrexate, Acitretin…
Ngoài ra, ở một số trường hợp, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp chiếu tia cực tím – quang trị liệu nhằm đẩy lùi vảy nến. Tuy nhiên, phương pháp này có mức chi phí cao và người bệnh tuyệt đối không thực hiện nếu không được tư vấn từ phía bác sĩ.
Trị vảy nến cho bà bầu bằng Đông y
Theo quan niệm Đông y, bệnh vảy nến hình thành do sự đình trệ của khí huyết, lục phủ suy yếu, hệ miễn dịch rối loạn. Ở trường hợp này, các thầy thuốc Đông y sẽ tiến hành kết hợp các thảo dược nhằm khắc khục triệu chứng, đẩy lùi bệnh nhanh chóng và ngăn cản tình trạng tái phát.
1. Bài thuốc An Bì Thang – Viện da liễu Đông y Việt Nam
An Bì Thang được bào chế 100% từ các thảo dược quý thiên nhiên đạt tiêu chuẩn CACP – WHo giúp đảm bảo tính an toàn cao. Ngoài ra, các chuyên gia tại Viện da liễu Đông y Việt Nam còn sử dụng cơ chế trị bệnh kép, kết hợp 3 chế phẩm trong một liệu trình, cụ thể bao gồm thuốc cao uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi ngoài da.
An Bì Thang mang lại hiệu quả giảm viêm, tiêu sưng, đào thải độc tố, tăng cường chức năng tạng phủ và đẩy mạnh chính khí từ bên trong. Một thống kê cũng cho thấy, 85% trường hợp mắc viêm da đã kiểm soát được triệu chứng của bệnh chỉ sau 1 liệu trình sử dụng và chỉ có 2% tác dụng chậm do không tiến hành kiêng khem đầy đủ.
2. Thanh bì dưỡng can thang – Trung tâm Thuốc dân tộc
Thanh bì dương can thang được kế thừa và phát triển bởi bài thuốc cổ của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Bài thuốc sở hữu hơn 30 loại thảo dược quý thiên nhiên như bồ công anh, tang bạch bì, sài đất, ô liên rô… giúp đem lại hiệu quả thanh nhiệt, thải độc, đẩy lùi triệu chứng và ngăn cản tình trạng tái phát bệnh.
Thanh bì dưỡng can thang được chia thành 3 chế phẩm nhỏ bao gồm thuốc uống, bôi và ngâm rửa. Một liệu trình dùng thuốc kéo dài từ 1 – 3 tháng với 100% người dùng không phát sinh tác dụng phụ. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng thuốc mà không cần lo ngại bất cứ vấn đề gì.
3. Bài thuốc của Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
Bài thuốc trị vảy nến được các chuyên gia tại Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 xây dựng theo 2 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn một tập trung thanh nhiệt, thải độc, kháng viêm song song với giải trừ khu phong tà thấp, loại bỏ các yếu tố gây bệnh. Các vị thuốc chính được sử dụng ở giai đoạn này bao gồm đơn đỏ, ké đầu ngựa, tang bạch bì, hoàng bá, bồ công anh….
- Giai đoạn hai hướng đến bồi bổ tỳ phế can, tăng cường hệ miễn dich, giải quyết bệnh tận gốc và phòng ngừa nguy cơ tái phát. Các vị thuốc chính được sử dụng trong giai đoạn này bao gồm hoàng kỳ, nhân sâm, ô liên rô, phòng phong…
Bị vảy nến khi mang thai nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh mà còn tác động gián tiếp lên sức khỏe thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý xây dựng một khẩu phần ăn khoa học kết hợp tiến hành kiêng khem hợp lý.
Mẹ bầu bị vảy nến nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong quá trình mắc vảy nến là:
- Các loại cá béo có hàm lượng omega, DHA cao như cá hồi, cá thu…
- Thực phẩm chứa nhiều kẽm ví dụ ngao, sò, nghêu… hay nhóm thực phẩm bổ sung sắt.
- Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin, chất xơ tốt cho sức khỏe, ví dụ cải xoăn, súp lơ xanh…
- Nhóm hoa quả tươi là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể.
Bị vảy nến khi mang thai không nên ăn gì?
Trái lại, mẹ bầu cũng cần hạn chế việc dung nạp vào cơ thể nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm thực phẩm có khả năng gây kích ứng cao, ví dụ như hải sản, sữa, các loại đậu…
- Tránh sử dụng đồ ăn nhanh, các loại phô mai mềm, thịt sông khói, chất tạo ngọt…
- Không sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp.
- Tránh tuyệt đối việc dung nạp vào cơ thể nhóm chất độc hại như đồ uống có cồn, thuốc lá…
Địa chỉ khám chữa vảy nến cho bà bầu
Dưới đây là một số đơn vị khám, chữa bệnh uy tín cho người bị vảy nến khi mang thai, đảm bảo cả về hiệu quả trị bệnh cũng như chế độ chăm sóc.
1. Trung tâm Thuốc dân tộc
Tại đây chuyên điều trị các bệnh da liễu ứng dụng y học cổ truyền nhằm đảm bảo tính an toàn và tương thích với mọi đối tượng. Để liên hệ Trung tâm Thuốc dân tộc, người bệnh có thể thực hiện thông qua cách thức sau:
- Cơ sở Hà Nội: (Trụ sở chính) Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0247 109 6699.
- Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0287 109 6699.
2. Viện da liễu Đông y Việt Nam
Viện da liễu Đông y Việt Nam kết hợp sử dụng song song liệu pháp cổ truyền và công nghệ hiện đại nhằm mang đến hiệu quả trị bệnh cao và an toàn. Thông tin chi tiết liên hệ Viện da liễu Đông y Việt Nam:
- Cơ sở Hà Nội: Số 123 Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 0246 260 5666.
- Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Tại Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0287 109 9838.
3. Bệnh viện da liễu Trung Ương
Đây là cơ sở y tế chuyên khoa đầu ngành cả nước trong điều trị, thăm khám các bệnh lý về da liễu nói chung và vảy nến nói riêng. Để tiến hành thăm khám, mẹ bầu có thể liên hệ bệnh viện theo cách thức sau:
- Địa chỉ: Số 15A Phương Mai, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 1900 6951.
4. Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
Được phát triển từ Trung tâm Ứng dụng và Thừa kế Đông y Việt Nam, Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 chuyên chữa bệnh theo phương pháp Đông – Tây y kết hợp giúp mang đến hiệu quả điều trị tích cực, được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Để liên hệ Tổ hợp Y tế Cổ truyền Biện chứng Quân dân 102, mẹ bầu có thể thực hiện theo cách thức sau:
- Cơ sở Hà Nội: Số 7 Ngõ 8/11, Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội Điện thoại: 088 8598 102.
- Cơ sở TP. Hồ Chí Minh: Tại số 179 Đường Nguyễn Văn Thương, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 088 8698 102.
Một số lưu ý khi mắc vảy nến ở mẹ bầu
Phụ nữ trong thai kỳ thường rất nhạy cảm vì vậy hoạt động điều trị, chăm sóc với đối tượng này cũng đòi hỏi nhiều vấn đề. Theo đó khi mắc bệnh, mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm những nội dung sau:
- Tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Mọi hoạt động tự ý mua, uống thuốc, dùng sai liều không những ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh mà còn có thể đe dọa đến sự phát triển của thai nhi.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày nhất là vùng da chịu tổn thương.
- Chú ý hoạt động dưỡng ẩm, trước khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da thì cần hỏi qua ý kiến bác sĩ.
- Tránh mặc quần áo bó sát làm tổn thương trở nặng.
- Tiến hành tắm nắng thường xuyên vào sáng sớm nhằm ngăn ngừa tình trạng tăng sinh tế bào quá mức.
- Duy trì cân nặng một cách hợp lý, tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chú ý bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu.
- Tránh tuyệt đối việc sử dụng các chất kích thích có hại cho cả mẹ và bé như đồ uống có cồn, thuốc lá, caffein…
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh stress gây ảnh hưởng xấu cho việc điều trị và sức khỏe thai nhi.
- Tiến hành khám thai định kỳ nhằm đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả.
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bị vảy nến khi mang thai đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Hy vọng qua những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu có được cái nhìn đúng đắn về bệnh cũng như tự xây dựng được cho mình cách phòng và xử lý bệnh chính xác.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!