Viêm Họng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì?

Người bị viêm họng cần có chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế tình trạng sưng đau, rát họng, đồng thời bổ sung dinh dưỡng giúp bệnh mau phục hồi.

Nên ăn:

  • Cháo, súp, trái cây mềm, rau củ quả, sữa chua.
  • Cá, thịt nạc, gừng, nghệ, tỏi, mật ong, chanh.

Kiêng:

  • Đồ chiên rán, cay nóng, socola, nho khô, lạc.
  • Đồ ăn, thức uống lạnh, rượu, bia, thuốc lá.
  • Đồ ăn khô cứng, bánh kẹo, nước ngọt, đồ chua.

Viêm họng nên ăn gì?

Bệnh viêm họng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh. Cùng với việc áp dụng các phương pháp, đơn thuốc chữa trị từ sớm, bệnh nhân cũng cần chú ý thêm về thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày để giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của bệnh một cách tốt nhất. Vậy chúng ta bị viêm họng ăn gì tốt?

Thực phẩm mềm, dễ nuốt

Những người mắc viêm họng luôn cảm thấy cổ họng bị ngứa ngáy, vướng víu, đau rát khi nuốt thức ăn cũng như uống nước. Do đó, các thực phẩm có tính mềm như súp hay cháo luôn là lựa chọn rất hợp lý cho các bạn. Những món ăn này sẽ đi vào cổ họng khá dễ dàng, không tạo ra những ma sát đối với vùng niêm mạc họng đang bị tổn thương.

Các món súp, cháo thường được dùng cho người bệnh sử dụng hiện nay có thể kể tới: Cháo yến mạch, súp khoai tây, súp bí đỏ,… Lượng chất xơ trong những món ăn này cùng với hàm lượng dinh dưỡng được đánh giá cao, có khả năng giảm cơn đau họng cũng như hỗ trợ chữa viêm họng rất tốt.

Các thực phẩm có tính mềm như súp hay cháo luôn là lựa chọn rất hợp lý cho người viêm họng
Các thực phẩm có tính mềm như súp hay cháo luôn là lựa chọn rất hợp lý cho người viêm họng

Nhóm thực phẩm chứa tinh bột cao

Tinh bột còn giúp cải thiện hiệu quả sức đề kháng, giúp đẩy lùi bệnh viêm họng một cách nhanh chóng. Theo đó, tinh bột còn được phân chia thành 3 loại chính gồm: Fructose (đường trái cây), Lactose (đường sữa), Sucrose (đường ăn). Các bác sĩ của Vietmec cho biết, bệnh nhân nên bổ sung nguồn tinh bột bằng cách sử dụng nhiều trái cây và sữa,… Ngoài ra, chỉ nên nạp nguồn tinh bột ở các thực phẩm chế biến dạng lỏng, tránh dạng khô cứng sẽ dễ làm họng tổn thương.

Tích cực ăn món luộc

Thay vì bạn chế biến những món ăn chiên rán phức tạp cũng như không tốt cho sức khỏe, hãy bổ sung vào thực đơn của mình những món ăn chế biến bằng cách luộc khi bị viêm họng. Hãy luộc chín mềm các rau củ quả như: Củ cải, cà rốt, bí, bầu,…. Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất này sẽ tạo sự thanh mát cho cơ thể và cổ họng cũng giảm bớt khó chịu.

Thực phẩm chứa lợi khuẩn

Sữa chua, sữa chua uống, kombucha, men tiêu hóa, tương miso,… là những thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn (probiotic) tốt cho hệ tiêu hóa và có hiệu quả đối với người bị viêm loét dạ dày. Lợi khuẩn tham gia vào quá trình tiêu hóa, hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn HP và góp phần điều trị lành vết loét.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, đặc biệt là đối với người đau dạ dày. Chất xơ giúp trung hòa axit dư thừa, giảm bớt các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, trào ngược axit, đau rát. Chất xơ cũng giúp thức ăn di chuyển dễ dàng hơn, bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa loét dạ dày.

Để bổ sung chất xơ, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại đậu, yến mạch, khoai lang. Đồng thời nên chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp, nướng thay vì chiên, xào. Kết hợp ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.

Thực phẩm bổ sung vitamin

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, đặc biệt là vitamin nhóm A, B, C, E giúp tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày,. Từ đó hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý dạ dày hiệu quả.

Người bệnh có thể bổ sung vitamin từ trái cây và rau củ quả (Kiwi, ổi, cherry, cam, bưởi, cà chua, bông cải xanh, súp lơ…), hạt, trứng sữa (Hạnh nhân, óc chó, trứng, sữa chua…), các loại cá (Cá hồi, cá thu, cá ngừ…).

Thực phẩm có tính kháng viêm

Sử dụng các thực phẩm kháng viêm như gừng, nghệ, tỏi, mật ong, chanh, kiwi có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm họng như đau rát, sưng đỏ họng, ho, khó nuốt. Không chỉ vậy, những thực phẩm này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ niêm mạc họng.

Người bị viêm họng nên ăn các thực phẩm kháng viêm
Người bị viêm họng nên ăn các thực phẩm kháng viêm

Viêm họng không nên ăn gì?

Cùng với các món ăn nên sử dụng thường xuyên, người bệnh cũng cần chú ý thêm tới những thực phẩm gây bất lợi cho quá trình điều trị viêm họng. Cụ thể như sau:

Các món chiên rán đậm dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán có lượng dầu mỡ quá lớn sẽ là nguyên nhân làm cổ họng kích ứng nhiều hơn, họng càng sưng to và tấy đỏ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới vòm họng, việc dùng thuốc cũng không đạt được kết quả tốt như mong đợi.

Nhóm đồ ăn cay nóng

Các thực phẩm có tính cay nóng như hạt tiêu, ớt sẽ là yếu tố tăng những cơn ho dai dẳng, người bệnh bị ho dữ dội hơn. Khi mắc phải bệnh lý này, phần niêm mạc họng của bạn sẽ bị tổn thương và sưng tấy nặng, khi tiếp tục sử dụng các thực phẩm có tính cay sẽ khiến cho tình trạng này diễn biến tồi tệ hơn. Bởi vậy, trong quá trình chữa trị, bệnh nhân cần tránh các món ăn có chứa vị cay.

Socola, nho khô và lạc (đậu phộng)

Nho khô, socola và lạc có chứa những thành phần có thể làm cho cổ họng bị kích ứng, lớp niêm mạc bị tổn thương hơn, người bệnh càng dễ bị ho. Các cơn ho cũng sẽ kích thích vòm họng làm cho bệnh lâu ngày không khỏi, dù bạn vẫn uống thuốc đều đặn nhưng không đạt được tác dụng tối đa.

Đồ ăn và thức uống lạnh

Nước đá, nước ngọt lạnh, kem, chè lạnh,.. là những món ăn khiến cho viêm họng trở nặng hơn. Các vi khuẩn sẽ có cơ hội tích tụ ở trong vòm họng, phát triển mạnh mẽ và dẫn tới nhiều biến chứng. Bởi vậy, bệnh nhân không nên sử dụng những đồ ăn này khi đang trị bệnh.

Chất kích thích

Tiêu thụ các loại rượu, các loại thuốc lá, cà phê hay bia,… sẽ khiến phần niêm mạc họng của bạn sẽ bị kích thích dẫn tới đau rát hơn, họng khó chịu và có thể cần nhiều thời gian hơn để chữa trị khỏi hẳn.

Các đồ ăn khô cứng

Những món ăn quá khô và cứng thường khó nuốt, dễ tạo ra ma sát ở cổ họng. Hơn nữa, các thực phẩm này còn có thể làm xước bề mặt niêm mạc họng, làm cho tổn thương lan rộng hơn. Do đó, bệnh nhân bị viêm họng cần hạn chế dùng hạt hướng dương, óc chó, các đồ nướng, bánh mì sấy khô, que bim bim,…

Đồ ăn khô cứng có thể khiến cổ họng bị tổn thương
Đồ ăn khô cứng có thể khiến cổ họng bị tổn thương

Các đồ ăn ngọt

Đồ ngọt có chứa hàm lượng lớn Arginine – chất tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, chất này còn khiến cho phần dịch nhờn ở trong cổ tiết ra nhiều hơn, làm tăng đờm và viêm họng ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn bánh kẹo, mứt, nước ngọt,….

Bé bị viêm họng kiêng ăn gì? Thực phẩm có tính axit cao

Cũng tương tự với các món ăn cay nóng, đồ ăn chứa axit lớn sẽ làm cho phần niêm mạc ở cổ họng bị bỏng rát, nóng, viêm ăn sâu vào trong thành họng. Bởi vậy, bệnh nhân nên tránh xa các thực phẩm như: Cóc, xoài chua, cà muối, kim chi, dưa muối,…

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ xây dựng được thực đơn dinh dưỡng phù hợp để tình trạng viêm họng nhanh chóng cải thiện.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android