Các Biến Chứng Sau Mổ Thoát Vị Đĩa Đệm Thường Gặp
Mổ thoát vị đĩa đệm thường được áp dụng với những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều trị tốt với tất cả các phương pháp khác. Do đây là phương pháp trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa nên mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn. Vì thế, mổ thoát vị đĩa đệm chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết.
Mổ thoát vị đĩa đệm là gì? Khi nào nên thực hiện?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp thường gặp với triệu chứng đặc trưng là đau nhức kéo dài tại cột sống. Bệnh khởi phát khi đĩa đệm bên trong cột sống bị thoát ra khỏi vòng sợi, trợt ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các cơ quan xung quanh. Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm khá giống với các bệnh lý xương khớp thông thường, điều này đã khiến bạn chủ quan trong việc thăm khám và điều trị. Theo thời gian, thoát vị đĩa đệm sẽ chuyển biến nặng và phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như chèn ép rễ thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện, bại liệt,…
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ thường sẽ chỉ định thực hiện cuối cùng khi bệnh đã chuyển biến nặng, không đáp ứng điều trị nội khoa và có nguy cơ phát sinh biến chứng. Sau phẫu thuật, tổn thương tại cột sống sẽ được chữa lành, cải thiện lại khả năng vận động của cơ quan này và ngăn chặn xảy ra biến chứng.
Sau mổ điều trị bệnh, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu như buồn nôn, đau nhức, đông máu, cứng cột sống,… Lúc này, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để phục hồi sức khỏe. Khi tình trạng sức khỏe đã ổn định, bạn có thể tiến hành vận động nhẹ nhàng theo chỉ định của bác sĩ giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu ở trên. Với trường hợp cứng cột sống, bạn cần phải thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Các biến chứng mổ thoát vị đĩa đệm thường gặp
Mổ thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng và giúp giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh. Tương tự các phương pháp trị bệnh bằng cách can thiệp ngoại khoa khác, mổ thoát vị đĩa đệm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn trong và sau khi phẫu thuật. Một số biến chứng có thể xảy ra khi mổ thoát vị đĩa đệm là:
+ Nhiễm trùng vết mổ: Đây là biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật điều trị bệnh, đặc biệt là trường hợp mổ hở có diện tích xâm lấn lớn. Nhiễm trùng xảy ra khi bạn vệ sinh vết mổ không đúng cách, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và tấn công gây hại. Ngay khi vết mổ có triệu chứng đau nhức hoặc nhiễm trùng, bạn cần nhanh chóng báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng kháng sinh và thuốc chống viêm để tiêu diệt vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng tiếp tục xảy ra. Nếu bạn chủ quan, tình trạng nhiễm trùng sẽ phát triển lan rộng đến các cơ quan xung quanh và đe dọa đến tính mạng.
+ Tái phát bệnh: Sau phẫu thuật, các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ thuyên giảm đáng kể và giúp người bệnh cải thiện lại chức năng vận động. Nhưng cũng có khoảng 15% số ca bị tái phát bệnh trở lại sau phẫu thuật. Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra trong khoảng 6 tuần sau phẫu thuật. Ở trường hợp tái phát bệnh sau phẫu thuật thường rất khó điều trị và dễ chuyển biến nặng. Vì thế, bạn cần trao đổi ý kiến thật kỹ với bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật. Đồng thời, tuân thủ theo đúng hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra giúp hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
+ Thoái hóa cột sống: Bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong quá trình mổ điều trị thoát vị đĩa đệm có thể gây tác động xấu đến các đốt sống lân cận khu vực bị tổn thương. Điều này đã khiến cho chức năng của các đốt sống này bị hạn chế sau phẫu thuật và làm gia tăng nguy cơ thoái hóa. Thoái hóa cột sống thường tiến triển âm thầm và không có triệu chứng rõ rệt, nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
+ Đau nhức kéo dài dai dẳng: Mổ thoát vị đĩa đệm giúp sửa chữa tổn thương tại cột sống và phục hồi khả năng vận động của cơ quan này. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Nếu trong quá trình thực hiện phát sinh biến chứng, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng. Khi người bệnh vận động mạnh thì cơn đau sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Thông thường, tình trạng đau nhức kéo dài sẽ xảy ra khi bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng và không đáp ứng điều trị tốt với phương pháp phẫu thuật.
+ Bại liệt: Đây là rủi ro nghiêm trọng nhất mà người bệnh phải đối mặt sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Nếu phẫu thuật thất bại, người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động. Lúc này, mọi hoạt động sinh hoạt của người bệnh sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người thân trong gia đình. Chuyên gia cho biết, bại liệt xảy ra khi dây thần kinh vận động bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật. Bạn rất dễ gặp phải biến chứng này khi thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh bởi bác sĩ không đủ trình độ chuyên môn hoặc cơ sở y tế kông đảm bảo chất lượng.
Phòng tránh biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Để hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng trong và sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bạn cần tiến hành điều trị tại những cơ sở y tế uy tín với độ ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Đồng thời, sau khi mổ bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Chăm sóc sức khỏe đúng cách và theo dõi sức khỏe thường xuyên. Ngay khi thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn cần nhanh chóng báo cho bác sĩ chủ trị để được hướng dẫn cách xử lý. Ví dụ như chảy máu hoặc hình thành mủ tại vết mổ, mất kiểm soát đại tiểu tiện, ớn lạnh, sốt cao,…
- Vệ sinh vết thương sau phẫu thuật theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Luôn giữ cho vết mổ khô thoát, tránh để vết mổ tiếp xúc với nước làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sau phẫu thuật giúp vết thương có thể phục hồi một cách tốt nhất. Tuyệt đối không được vận động mạnh hoặc làm việc với cường độ cao, điều này sẽ khiến cho vết mổ lâu hồi phục và tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng.
- Trong 2 tháng sau phẫu thuật, người bệnh nên sử dụng nẹp cố định cột sống để hạn chế các cử động không cần thiết, giúp quá trình phục hồi tổn thương diễn ra một cách tốt nhất. Tuyệt đối không nằm võng hoặc nằm đệm mềm trong thời điểm này.
- Sau 3 tháng phẫu thuật, người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như đi bộ, tập yoga,…giúp cải thiện sức mạnh của hệ cơ xương khớp. Đồng thời, tiến hành vật lý trị liệu theo hướng dẫn của chuyên gia xương khớp để phục hồi khả năng vận động.
- Xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về những loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng sau phẫu thuật. Tốt nhất, bạn nên tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo và đồ ăn khó tiêu.
- Uống nhiều nước giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn và đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương sau mổ. Tuyệt đối không uống rượu bia hoặc hút thuốc lá sau khi phẫu thuật điều trị bệnh. Hàm lượng độc tố trong nhóm thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ làm gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
- Sau khi phẫu thuật điều trị bệnh, bạn cần giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan. Tránh tình trạng căng thẳng hoặc lo lắng kéo dài, điều này sẽ tác động không tốt đến quá trình phục hồi. Ngủ đúng giờ và đủ giấc giúp cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi và phục hồi.
- Cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý để tránh gây áp lực không tốt lên cột sống và hệ xương khớp. Không nên duy trì một tư thế tĩnh trong thời gian dài, thay vào đó hãy thay đổi tư thế vận động thường xuyên hoặc di chuyển nhẹ nhàng.
Bài viết trên đây là tổng hợp các biến chứng thường gặp sau mổ thoát vị đĩa đệm cũng như cách phòng ngừa bạn có thể tham khảo. Phẫu thuật là phương pháp trị bệnh dễ phát sinh rủi ro, vì vậy bạn chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết. Nếu chẳng may gặp phải biến chứng sau phẫu thuật, bạn cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và đe dọa đến tính mạng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!