Bố Bị Viêm Gan B Có Lây Sang Con Không? Cách Phòng Ngừa

Bố bị viêm gan B có thể lây sang con nhỏ thông qua con đường trực tiếp (đường máu, dịch tiết cơ thể, dùng chung vật dụng cá nhân, …) hoặc con đường gián tiếp (bố lây cho mẹ qua đường tình dục, mẹ lây cho con khi mang thai). Mức độ virus viêm gan B có trong máu của bố càng cao (HBV DNA > 2000 IU/ml), tỷ lệ lây nhiễm càng lớn.

Bố bị viêm gan B có lây sang con không?

Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm có thể dễ dàng lây truyền thông qua đường máu, dịch tiết cơ thể, quan hệ tình dục hoặc từ mẹ sang con. So với mẹ, nguy cơ lây nhiễm dù thấp hơn nhưng bố bị viêm gan B có lây sang con nên cần cẩn thận phòng tránh cẩn thận.

Khả năng lây nhiễm được đánh giá dựa trên mức độ virus có trong máu của bố. Cụ thể:

  • Bố có mức độ virus cao (HBV DNA > 2000 IU/ml), nguy cơ lây truyền sang con cao hơn.
  • Bố có mức độ virus thấp (HBV DNA < 2000 IU/ml), nguy cơ lây truyền sang con thấp hơn.
Mức độ virus trong máu cao sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ bố sang con
Mức độ virus trong máu cao sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm viêm gan B từ bố sang con

Bố bị viêm gan B lây sang con qua đường nào?

Bô bị viêm gan B có thể lây sang con theo đường trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong đó, lây nhiễm trực tiếp có nguy cơ cao hơn, chủ yếu thông qua những con đường sau:

  • Có vết thương hở vô tình nhiễm máu hoặc dịch tiết cơ thể của bố, tạo điều kiện cho virus viêm gan B xâm nhập vào bên trong.
  • Nhận truyền máu từ bố mắc viêm gan B chưa thông qua sàng lọc.
  • Sử dụng chung các đồ vật có tính lây nhiễm cao như dao cạo râu, bàn chải, bấm móng tay.
  • Bố lây nhiễm viêm gan B cho mẹ qua đường tình dục, từ đó khi mang thai, con cũng có nguy cơ cao bị viêm gan B.

Riêng với trường hợp bố lây nhiễm viêm gan B gián tiếp cho con qua mẹ thì tỷ lệ truyền nhiễm sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Cụ thể:

  • 3 tháng đầu thai kỳ: Tỷ lệ truyền nhiễm là 1%
  • 3 tháng giữa thai kỳ: Tỷ lệ truyền nhiễm là 10%
  • 3 tháng cuối thai kỳ: Tỷ lệ truyền nhiễm là 60-70%.

Biện pháp ngăn nguy cơ lây viêm gan B từ bố sang con

Dù tỷ lệ không cao nhưng nguy cơ con bị nhiễm virus viêm gan B khi bố mang bệnh vẫn có thể xảy ra. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau để ngăn ngừa khả năng truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho con được tốt nhất:

  • Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: Ngay khi bé chào đời, hãy theo dõi sức khỏe và cho bé tiêm phòng viêm gan B ngay trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Nếu phát hiện ra viêm gan B, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm sang vợ.
Nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay sau khi chào đời
Nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ ngay sau khi chào đời
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nhằm kiểm tra mức độ virus trong máu và phát hiện sớm các biến chứng của viêm gan B.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Nếu bố có mức độ virus cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp kiểm soát virus và giảm nguy cơ lây truyền sang người khác.
  • Sử dụng đồ dùng cá nhân riêng: Tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với con nhỏ như bàn chải, dao kéo. Trường hợp có vết thương hở, bố cần băng bó kỹ, tránh tiếp xúc với con.
  • Tham vấn bác sĩ: Nếu lo lắng về nguy cơ lây nhiễm cho con, bố hãy tham vấn bác sĩ để được tư vấn biện pháp phòng ngừa cũng như cách kiểm soát và ức chế virus viêm gan B trong cơ thể hiệu quả.

Như vậy, bố có thể lây viêm gan B sang con thông qua nhiều cách trực tiếp lẫn gián tiếp. Vì thế, để bảo tốt sức khỏe con nhỏ, cả bố và mẹ đều cần chủ động có các biện pháp phòng ngừa phù hợp, mặt khác nếu có kế hoạch sinh con thì cần tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách phòng ngừa tối ưu nhất theo từng trường hợp cụ thể.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android