Bong Gân Đắp Lá Gì Tốt?

  • Khi bị bong gân, bạn có thể sử dụng một số loại lá để đắp lên chỗ sưng đau như lá ngải cứu, lá lốt, lá cúc tần, lá trầu không, hoặc lá dứa.
  • Cách dùng: Rửa sạch lá, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau và cố định bằng băng. Nên thay lá 2-3 lần/ngày.

Bong gân đắp lá gì tốt?

Các loại lá đắp chữa bong gân đang được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Ngải cứu: Thảo dược này có vị đắng, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, tiêu sưng, an thần, cầm máu. Dân gian thường kết hợp lá ngải cứu tươi với rượu làm thuốc đắp chữa bong gân.
  • Lá náng hoa trắng: Đây là một trong các loại lá đắp chữa bong gân đang được sử dụng rộng rãi. Theo kinh nghiệm dân gian, chườm nóng bằng lá láng có tác dụng giảm đau và giúp khu vực tổn thương bớt sưng.
  • Lá cây ngái: Trong lá chứa nhiều steroid và các hoạt chất hóa học tốt. Chúng giúp giảm đau, tiêu viêm, chống sưng đau hoặc tụ máu bầm tại vị trí bị bong gân. Nếu bạn đang phân vân không biết bong gân đắp lá gì tốt thì không nên bỏ qua loại lá này.

Bên cạnh những loại lá kể trên, bạn có thể sử dụng một số lá khác để làm thuốc đắp chữa bong gân, chẳng hạn như lá cúc tần, lá lốt, lá dây chìa vôi, lá huyết dụ, lá dây đau xương, lá tre, lá cỏ lào hay lá cây thanh táo… Chúng thường được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với nhau để trị bong gân hiệu quả hơn.

Đắp thuốc trị bong gân tay
Đắp thuốc trị bong gân tay

Một số bài thuốc chữa bong gân từ lá cây tốt

1. Bài thuốc đắp trị bong gân từ lá ngải cứu độc vị

  • Chuẩn bị 20g lá ngải cứu tươi ( rửa sạch và để ráo nước), một ít rượu hoặc giấm.
  • Giã nát lá ngải cứu rồi trộn chung với rượu (hoặc giấm)
  • Bỏ hỗn hợp lá ngải cứu trên vào chảo, xào nóng lên
  • Để thuốc còn hơi âm ấm, sau đó lấy đắp vào vùng tổn thương. Băng cố định lại.
  • Áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn bớt đau và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
  • Qua ngày hôm sau thì thay thuốc mới. Làm như vậy vài ngày liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

2. Chữa bong gân với bài thuốc từ lá nhãn

  • Lá nhãn tươi dùng số lượng lớn, đem rửa sạch, sấy hoặc phơi khô
  • Nghiền lá thành bột mịn
  • Khi bị bong gân, bạn hãy lấy bột lá nhãn đem trộn chung với bột chín làm thành hồ. Đắp trực tiếp lên chỗ bị bong gân mỗi ngày 3 lần. Khoảng cách giữa 2 lần đắp thuốc cách nhau tối thiểu 3 tiếng.

3. Dùng lá ngải cứu + lá cúc tần + nghệ vàng chữa bong gân

  • Chuẩn bị 3 nguyên liệu trên với lượng bằng nhau
  • Tất cả rửa sạch, giã nhuyễn và đắp vào khu vực cần điều trị
  • Dùng băng hoặc gạc y tế để cố định lại thuốc

4. Đắp lá náng chữa bong gân

  • Cách 1: Dùng 1 cái lá náng, 1 quả đu đủ non và một ít vỏ cây gạo. Rửa sạch, giã nát lá náng rồi đắp lên vùng bị bong gân
  • Cách 2: Giã nát lá náng, đem sao nóng chung với rượu. Mỗi ngày đắp khoảng 2-3 lần tại vị trí bị bong gân.
  • Cách 3: Dùng lá náng, vỏ cây gạo (đã bỏ vỏ cứng) và dọc cây đu đủ lượng bằng nhau. Tất cả giã nát, trộn chung với rượu cùng một ít nước tiểu trẻ em cho đều. Đắp cố định vào nơi bị bệnh.

5. Thuốc đắp chữa bong gân từ lá lốt + lá huyết dụ + lá nhài quạt

  • Chuẩn bị lá lốt, lá nhài quạt và cây lưỡi hổ ( mỗi vị 20g), dây cỏ xước (30g), dây chìa vôi (50g), rượu trắng ngon (50ml), củ gừng tươi (10g).
  • Các vị dược liệu đem giã nát, xào chung với rượu trắng.
  • Đắp thuốc vào tổn thương mỗi ngày 1 lần.

6. Đắp lá tre chữa bong gân

  • Chuẩn bị 20g lá tre, một ít muối và dấm thanh
  • Trước tiên cần đem lá tre rửa sạch, giã nát chung với muối
  • Trộn hỗn hợp với dấm rồi đem xào chín.
  • Đặt một lớp lá chuối vào vị trí cần điều trị rồi đắp thuốc lên trên.
  • Cuối cùng bạn tiếp tục đậy thuốc lại bằng một lớp lá chuối khác. Bó thuốc lại rồi để qua đêm.

7. Trị bong gân bằng cách đắp lá cây ngái

  • Chuẩn bị 1 nắm lá và quả cây ngái tươi, một ít rượu
  • Sau khi rửa sạch nguyên liệu thuốc, bạn đem giã nát và trộn chung với một ít rượu trắng.
  • Sao nóng hỗn hợp với rượu và bọc vào trong một miếng vải xô.
  • Đắp thuốc lên khớp bị bong gân mỗi ngày 3 lần để giảm đau, chống sưng và viêm khớp.

8. Dùng lá cây bông sứ làm thuốc đắp chữa bong gân

  • Chuẩn bị lá cây bông sứ tươi lượng đủ dùng, một ít muối ăn
  • Giã nát lá đã được rửa sạch với muối rồi đắp lên khu vực bị ảnh hưởng.
  • Kết hợp dùng lá khác hơ trên lửa cho héo rồi đắp chồng lên bên ngoài lá giã . Dùng gạc y tế băng lại để giữ thuốc được lâu hơn.
  • Áp dụng mỗi ngày từ 1 – 3 lần.

9. Thuốc đắp trị bong gân từ lá tầm gửi và lá gấc

  • Chuẩn bị 30 gram lá gấc, 100 gram lá tầm gửi, 15 gram gạch non (giã vụn), 1 miếng lá chuối (hoặc lá bàng).
  • Giã nát lá gấc chung với lá tầm gửi và gạch non.
  • Sau đó, bạn hơ nóng lá chuối. Đắp lên chỗ bị bong gân rồi trải đều phần thuốc vừa giã lên trên.
  • Băng cố định để nước thuốc thẩm thấu vào sâu bên trong.
  • Thay thuốc đắp mỗi ngày 1 lần cho đến khi hết bệnh.

10. Đắp lá hẹ trị bong gân

  • Rửa sạch hẹ và thái nhuyễn
  • Bỏ vào cối giã nát, đắp lên vùng cần điều trị mỗi ngày 1 – 2 lần
  • Kiên trì áp dụng mỗi ngày để tổn thương nhanh hết sưng đau.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android