Các Loại Rau Tốt Cho Người Bệnh Gút Nên Bổ Sung

Rau củ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân bị gút. Chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp đào thải axit uric và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Một số loại rau người bệnh gút có thể dùng như: Cần tây, cà chua, bắp cải, khoai tây, ...

Rau củ là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của bệnh nhân bị gút. Chúng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp đào thải axit uric và hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Với danh sách các loại rau tốt cho người bệnh gút được chia sẻ dưới đây, người bệnh sẽ có thêm nhiều gợi ý hữu ích cho thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.

Các loại rau tốt cho người bệnh gút

Người mắc bệnh gút (gout) được khuyến cáo nên thường xuyên bổ sung rau củ vào trong bữa ăn. Đây chính là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và các chất dinh dưỡng có lợi cho quá trình đào thải axit uric và sửa chữa tổn thương tại khớp, giúp bệnh gút nhanh được đẩy lùi.

Các loại rau tốt nhất cho người mắc bệnh gút bao gồm:

1. Rau cần tây

Đứng đầu trong danh sách các loại rau được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân bị gút đó chính là cần tây. Thực phẩm này không chứa chất béo cũng như purin nên sẽ không phải lo ngại về tình trạng tăng cân, tăng axit uric khi sử dụng thường xuyên.

Các loại rau tốt cho người bệnh gút
Cần tây là một trong những loại rau tốt nhất cho người bệnh gút

Ngược lại, với nguồn chất xơ và khoáng chất dồi dào, rau cần tây có thể giúp thanh nhiệt, tăng cường đào thải độc tố và axit uric trong máu, khu trừ phong thấp, làm giảm cảm giác nóng rát, sưng viêm khớp và hạn chế tổn thương cho các mô sụn khi mắc bệnh gút.

Rau cần tây có thể ăn sống hoặc nấu chín đều khá ngon miệng và kích thích vị giác. Ngoài việc được sử dụng như một loại rau gia vị, dân gian còn kết hợp rau cần tây với dưa leo ép nước uống chữa bệnh gút.

Mặc dù tốt nhưng rau cần không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân nữ bị gout đang trong giai đoạn hành kinh hoặc người mắc bệnh huyết áp thấp. Nếu dùng rau ở dạng tươi, bạn nên rửa kỹ và ngâm với nước muối trước khi sử dụng.

2. Cà chua tốt cho người bị gút

Cà chua được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị gút nhờ chứa nguồn vitamin C phong phú. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin C có thể giúp trung hòa axit, thúc đẩy quá trình đào thải axit uric trong máu. Chất này cũng hoạt động như một phương thuốc kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên, giúp giảm sưng đau tại khớp bị ảnh hưởng, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Hơn nữa, cà chua còn có đặc tính lợi tiểu và không chứa nhân purin. Mỗi ngày, người bệnh nên ăn 2 – 3 trái cà chua hoặc uống 1 ly nước ép từ quả để hỗ trợ kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, ngăn chặn gout cấp tiến triển sang giai đoạn mãn tính.

3. Bị gout nên ăn rau bắp cải

Tiếp theo trong danh sách các loại rau tốt cho người bệnh gút đó chính là bắp cải. Đây là thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình Việt. Bạn có thể thêm bắp cải vào chế độ ăn bằng cách luộc, hấp, nấu canh hay bóp gỏi đều được.

Sở hữu nguồn vitamin C và chất xơ phong phú nhưng không chứa nhân purin, rau bắp cải có thể giúp hỗ trợ loại bỏ axit uric dư thừa, ngăn chặn sự tích tụ của các tinh thể muối urat. Sử dụng loại rau này trong thực đơn 3- 4 lần mỗi tuần còn có tác dụng chống oxy hóa, tiêu sưng, giảm tần suất tái phát của các đợt gút cấp tính.

4. Khoai tây trung hòa axit uric

Khoai tây cũng là thức ăn đào thải axit uric rất tốt cho bệnh nhân bị gút cấp và mãn tính. Các thành phần chất xơ hòa tan, kali và kẽm trong khoai tây khi được cơ thể hấp thụ sẽ phát huy tác dụng trung hòa axit, hỗ trợ đào thải axit uric dư thừa tích tụ trong máu.

khoai tây là một trong các loại rau tốt cho người bệnh gút
Khoai tây có tác dụng trung hòa và giảm hàm lượng axit uric trong máu cho người bệnh gout

Cùng với đó, khoai tây còn cung cấp nguồn vitamin D và canxi phong phú. Đây là những chất cần thiết cho quá trình xây dựng tế bào mới thay thế cho các mô xương và sụn bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp bị gút.

Nghiên cứu hiện đại cũng phát hiện ra nhiều lợi ích của khoai tây với sức khỏe như:

  • Hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
  • Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, giúp người bệnh bớt mệt mỏi.
  • Cải thiện khả năng miễn dịch
  • Ổn định huyết áp
  • Nâng cao sức khỏe tim mạch, đảm bảo cho quá trình tuần hoàn máu đến các khớp xương luôn diễn ra thông suốt.

5. Củ cải

Nếu đang tìm kiếm các loại rau tốt cho người bệnh gút, bạn không nên bỏ qua củ cải. Với tính kiềm mạnh, củ cải chính là khắc tinh của axit uric. Khi sử dụng, thực phẩm này hoạt động bằng cách trung hòa axit, đưa lượng axit uric trong máu trở về ngưỡng bình thường.

Bên cạnh đó, củ cải còn chứa nhiều nước, chất xơ, vitamin B, C, canxi và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Chúng có những tác dụng như:

  • Thải độc
  • Thúc đẩy quá trình chuyển hóa purin và các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp
  • Tăng sức đề kháng
  • Ức chế phản ứng viêm khớp
  • Chống oxy hóa, giảm thiểu tổn thương ở lớp sụn và các đầu xương khi bị gút tấn công.

6. Dưa chuột tốt cho người bệnh gút

Thường xuyên ăn hoặc uống nước ép dưa chuột chính là một cách đơn giản để đẩy lùi bệnh gút. Thực phẩm này cung cấp nguồn nước, chất xơ, vitamin C và kali phong phú. Chúng có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng chuyển hóa purin, hỗ trợ đào thải axit uric thông qua hoạt động tiểu tiện.

dưa chuột - loại rau tốt cho người bệnh gút
Dưa chuột bổ sung nhiều nước, chất xơ và vitamin C giúp giảm axit uric và cải thiện các triệu chứng bệnh gout

Ngoài ra, lượng vitamin C phong phú được tìm thấy trong dưa chuột còn có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giảm sưng viêm khớp mà hoàn toàn không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe.

7. Rau cải xanh tốt cho người bệnh gout

Rau cải xanh là một gợi ý hữu ích cho thực đơn của người bị gút. Loại rau này có khả năng đào thải bớt lượng axit uric trong máu nhờ có tính kiềm mạnh. Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú trong rau cải xanh cũng góp phần tích cực vào việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh gút, giảm sưng đau khớp.

8. Bị bệnh gút nên ăn bí xanh

Thành phần chính có trong bí xanh là nước, canxi, protein, vitamin nhóm B, C, phốt pho… Thực phẩm này có tính chất lợi tiểu nên giúp hỗ trợ đào thải axit uric qua đường tiết niệu.

Thường xuyên ăn bí xanh chính là một giải pháp ngăn chặn sự kết tinh của các tinh thể muối urat và chống lại sự hình thành của cục tophi cho người bị gút mãn tính.

9. Rau lá lốt tốt cho người bệnh gút

Lá lốt không chỉ là thực phẩm mà còn lá vị thuốc trị gout, viêm khớp, thoái hóa khớp đang được tin dùng trong dân gian. Thực phẩm này chứa thành phần chủ yếu là tinh dầu với nhiều hoạt chất quý có đặc tính giảm đau, chống sưng viêm khớp tự nhiên.

rau lá lốt tốt cho người bệnh gút
Lá lốt có khả năng giảm đau, kháng viêm tự nhiên nên được 5 khuyến cáo sử dụng trong thực đơn của bệnh nhân bị gút.

Bên cạnh đó, lá lốt còn có tác dụng hoạt huyết, kích thích lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở khớp bị bệnh. Tính ấm tự nhiên của loại rau này có thể giúp giữ ấm cho các khớp xương, giảm cảm giác đau nhức khó chịu và tăng cường chức năng vận động của khớp bị gout.

10. Bị gút nên ăn bí đỏ

Bí đỏ nằm trong nhóm các loại rau tốt cho người bệnh gút vì không chứa nhân purin nhưng lại có khả năng kiềm hóa axit. Mỗi tuần, người bệnh được khuyến khích nên ăn bí đỏ 2 – 3 lần để tăng cường đào thải axit uric cho cơ thể, đồng thời cải thiện sức khỏe hệ cơ xương khớp, tiêu hóa, tim mạch.

11. Tía tô

Tía tô thường được sử dụng như một loại rau gia vị, có thể ăn sống hay nấu chín đều được. Thực phẩm này cung cấp các hoạt chất ethenyl ester và propenoic acid có khả năng giảm đau, kháng viêm, ức chế hoạt động của các enzym thúc đẩy sự gia tăng nồng độ axit uric trong máu.

Để đẩy lùi bệnh gout một cách tự nhiên, bạn có thể sử dụng lá tía tô theo những hình thức sau:

  • Ăn lá tía tô tươi kèm với thực phẩm hay các loại rau sống khác.
  • Thêm lá vào trong món ăn khi chế biến
  • Sắc uống thay trà với liều lượng 6 – 12g mỗi ngày.
  • Sao nóng với muối và chườm vào khớp bị gout để giảm sưng đau khớp.

12. Bông cải xanh

Giàu chất chống oxy hóa, bông cải xanh có tác dụng tích cực trong việc chống viêm, bảo vệ khớp, xoa dịu cảm giác đau nhức khó chịu cho người bệnh. Loại rau này hầu như không chứa nhân purin nên sẽ giúp ngăn chặn sự gia tăng của axit uric trong máu, góp phần nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị gout.

Bệnh gút kiêng ăn rau gì?

Bên cạnh các loại rau tốt cho người bệnh gout thì một số thực phẩm lại không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bệnh do có hàm lượng purin cao. Chúng có thể làm tăng axit uric trong máu và khiến bệnh gút phát triển nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại rau dưới đây:

  • Rau mầm: Đây là loại rau được các bà nội trợ thường xuyên sử dụng để chế biến món gỏi hay salad. Mặc dù chúng chứa nguồn chất dinh dưỡng phong phú nhưng lại có nhiều purin. Người đang bị gút hoặc tăng axit uric máu không nên sử dụng.
  • Nấm: Trong 100g nấm, các nhà dinh dưỡng đã tìm thấy tới 488mg purin. Đây là một lượng khá cao và cơ thể rất khó để chuyển hóa hết, từ đó làm axit uric tiếp tục tăng cao hơn và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh gout. Đây chính là lý do người bị gút được khuyến cáo nên kiêng ăn nấm.
  • Giá đỗ: Ăn nhiều giá đỗ có thể làm tăng nặng các triệu chứng của gút do thực phẩm này chứa nhiều nhân purin.
Bệnh gút kiêng ăn rau gì?
Người bị bệnh gút không nên ăn nhiều giá đỗ
  • Rau dền: Thường xuyên ăn rau dền với lượng lớn có thể làm tăng phản ứng viêm tại khớp. Hiện tượng này xảy ra là do tác động của hoạt chất acid oxalic có trong loại rau này. Tốt nhất, bệnh nhân bị gout nên kiêng ăn rau dền nếu không muốn bệnh diễn tiến phức tạp hơn.
  • Măng tây: Loại rau này được xếp vào nhóm các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Cứ trong 100g măng tây lại có đến 150mg purin. Khi sử dụng có thể gây bất lợi cho quá trình điều trị bệnh gút.
  • Dọc mùng: Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong các món canh chua. Nhiều người còn sử dụng loại rau này để muối dưa. Tuy nhiên, do chứa nhiều purin, cây dọc mùng được xem là khắc tinh của bệnh nhân bị gút.
  • Đậu Hà Lan: Nguồn protein thực vật trong đậu Hà Lan khi được hấp thụ có thể chuyển hóa và sản sinh ra nhiều axit uric. Điều này không tốt cho người bị gout.

Trên đây là các loại rau tốt cho người bị gút. Người bệnh nên bổ sung chúng vào thực đơn mỗi ngày. Cùng với đó, hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm gây bất lợi cho bệnh và cố gắng tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để tổn thương ở khớp nhanh phục hồi.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android