Viêm Gan

Triệu chứng và nguyên nhân

Gan là cơ quan giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngăn cản các loại độc tố đi vào cơ thể, đặc biệt từ đường máu và đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc bệnh về gan ngày càng tăng cao. Bởi vậy, để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bạn nên nắm rõ các loại viêm gan và nguyên nhân gây ra bệnh. Hãy cùng chúng tôi, tìm hiểu chi tiết về nội dung này ngay trong bài viết sau đây.

Định nghĩa

Viêm gan (Hepatitis) là tình trạng các tế bào bên trong mô gan bị tổn thương và viêm nhiễm. Bệnh này thường diễn biến âm thầm, chỉ khi bước vào giai đoạn nặng mới có các triệu chứng rõ ràng. Bởi vậy người bệnh rất khó chủ động điều trị, từ đó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như xơ gan hay ung thư gan.

Theo các chuyên gia viêm gan là căn bệnh truyền nhiễm, tùy vào tính chất của loại virus gây bệnh thì sẽ lây nhiễm qua các con đường khác nhau. Cụ thể như virus viêm gan A, E sẽ qua con đường ăn uống, còn viêm gan B, C, D sẽ lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con.

Việc phân biệt các loại viêm gan khá phức tạp, nếu dựa theo các giai đoạn bệnh thì có thể chia thành 2 loại:

  • Viêm gan cấp tính: Thời gian mắc bệnh khoảng 6 tháng, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng nên rất khó để nhận biết.
  • Viêm gan mãn tính: Thông thường bạn đã mắc bệnh trong một khoảng thời gian dài, khoảng trên 6 tháng. Tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn và có những dấu hiệu rõ ràng ra bên ngoài. Ở giai đoạn này, chức năng gan bị suy giảm trầm trọng dễ diễn biến thành các bệnh lý nguy hiểm như ung thư gan, xơ gan,…

Tuy nhiên để quá trình điều trị dễ dàng, các chuyên gia đã dựa vào tác nhân gây bệnh để chia thành các loại viêm gan khác nhau. Loại virus gây viêm gan sẽ ảnh hưởng trực tiếp mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như phương pháp chữa. Theo đó, dưới đây là 5 loại viêm gan phổ biến mà chúng ta thường gặp và thông tin chi tiết của từng loại như sau:

Viêm gan A

Virus viêm gan A được tìm thấy vào năm 1973. Chúng lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống do nguồn nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, nó còn được tìm thấy trong phân của người bệnh. Vì vậy, bệnh viêm gan A thường xảy ra ở những khu vực vệ sinh không đảm bảo. Chính vì thế, bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là luôn rửa tay trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa nhiễm virus viêm gan A.

Đa số các trường hợp nhiễm virus không có triệu chứng rõ rệt nên khó phát hiện. Hơn nữa, mặc dù viêm gan A là bệnh lành tính, có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng lại dễ tái nhiễm, vì vậy cần hết sức lưu ý.

Viêm gan B

Virus viêm gan B có kích thước rất nhỏ. Chúng lây truyền chủ yếu qua đường máu như: Truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục hay xăm trổ, bấm xỏ khuyên tai,...

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, hiện nay trên thế giới có khoảng 380 triệu người đã và đang mắc viêm gan B, đây là bệnh viêm gan có tỷ lệ người mắc cao nhất. Sau khi nhiễm virus, chỉ khoảng 10% số người nhiễm bệnh khởi phát thành viêm gan cấp, còn lại không xuất hiện triệu chứng và tiến triển âm thầm. Đây cũng chính là nguồn lây bệnh vô cùng nguy hiểm cho cộng đồng. Lứa tuổi càng nhỏ càng có sức đề kháng tốt nên càng khó phát hiện, vì vậy nguy cơ chuyển thành mãn tính càng lớn.

Viêm gan C

Virus gây viêm gan C được tìm thấy vào năm 1989. Tương tự như viêm gan B, con đường lây nhiễm của virus viêm gan C cũng thông qua đường máu. Bên cạnh đó loại virus được chính minh là có khả năng tránh được các đáp ứng miễn dịch của cơ thể nên nguy cơ lây nhiễm rất cao, ước tính là trên 80%.

Ngoài ra, sau khi điều trị khỏi, người bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm. Bởi vậy, đây được xem là loại viêm gan vô cùng nguy hiểm do chưa có biện pháp phòng ngừa. Đồng thời theo báo cáo, trong số các bệnh nhân bị nhiễm viêm gan C cấp có khoảng 50 - 70% bị chuyển thành viêm gan mạn.

Viêm gan D

Virus gây viêm gan D được phát hiện năm 1977. Thông thường, người bệnh nhiễm virus viêm gan B bị suy giảm chức năng gan là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan D. Hiện tại cũng chưa có báo cáo nào cho thấy các trường hợp nhiễm virus viêm gan D độc lập. Chính vì vậy, mặc dù bệnh viêm gan D hiện nay chữa có biện phòng phòng ngừa, nhưng bác sĩ thường khuyên người bệnh nên tiêm thuốc phòng ngừa viêm gan B để hạn chế khả năng mắc bệnh.

Viêm gan E

Virus viêm gan E được tìm thấy vào năm 1991. Con đường lây nhiễm của loại virus này giống với virus viêm gan A nên được tìm thấy trong phân và mật của người nhiễm bệnh.

Bệnh viêm gan E diễn biến lành tình và có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu phụ nữ có thai bị nhiễm virus viêm gan E có nguy cơ cao biến chứng thành viêm gan ác tính với tỷ lệ tử vong cao.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh bạn cần thực hiện rất nhiều xét nghiệm nhằm xác định đúng bệnh. Bởi các loại viêm gan khá đa dạng với nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh viêm gan cũng như các bệnh về gan khác thường có chuyển biến âm thầm và các biểu hiện cũng dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Bởi vậy, phần lớn bệnh nhân phát hiện khá muộn và đã ở giai đoạn nặng. Để hạn chế tình trạng trên, bạn nên đến các bệnh viện lớn kiểm tra nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu sau:

  • Vàng da: Đây là một trong các triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Biểu hiện vàng da toàn thân, vàng niêm mạc mắt và vàng móng tay xuất hiện ở đa số các bệnh nhân bị viêm gan, đặc biệt là khi bệnh tăng nặng.
  • Mẩn ngứa, phát ban: Cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ và xuất huyết dưới da gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Đau bụng: Gan là bộ phận nằm ở phần khoang bụng bên phải, phía dưới của xương sườn nên nếu bị viêm gan, bạn sẽ cảm thấy đau tức vùng bụng. Ngoài ra, còn kèm theo đau mỏi chân tay.
  • Bề mặt móng tay lồi lõm: Nếu độc tố tích tụ trong gan lâu ngày, trên các móng tay sẽ xuất hiện những đường trắng bạc hoặc vân lồi lõm rất dễ nhận biết.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Những người mắc bệnh viêm gan thì chức năng gan bị suy yếu nên không thể hoạt động bình đường. Điều này sẽ dẫn tới các chất độc tích tụ trong cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn, chướng bụng và kèm theo sốt nhẹ.

Ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường phía trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Điều này sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời và có phác đồ điều trị tốt nhất.

Nguyên Nhân

Việc xác định đúng nguyên nhân gây ra các loại bệnh viêm gan sẽ giúp chúng ta có cách điều trị cũng như phòng chống bệnh phù hợp và hiệu quả hơn. Cụ thể, bệnh này do rất nhiều yếu tố gây ra như:

Nhiễm virus, ký sinh trùng

Y học đã ghi nhận, tương ứng với các loại viêm gan A, B, C, D, E thì những virus siêu vi gây bệnh là A, B, C, D, E. Ngoài ra còn có virus siêu vi G và một số loại khác như: EBV, CMV, virus quai bị, herpes, rubella,... Trong đó, phổ biến nhất là viêm gan do virus siêu vi B, C. Đồng thời đây cũng là một trong các loại bệnh viêm gan có thể diễn tiến thành viêm gan cấp tính và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như xơ gan, hay thậm chí là ung thư gan.

Bên cạnh đó, nhiễm ký sinh trùng cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm gan hàng đầu. Trường hợp thường gặp là người bệnh bị ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum hoặc một số loại amip làm suy giảm chức năng và gây viêm gan.

Viêm gan do bị nhiễm độc

Viêm gan có thể xảy ra do người bệnh lạm dụng rượu bia, thuốc điều trị hoặc dùng thường xuyên dùng thực phẩm bẩn và tiếp xúc lâu ngày với các hoá chất độc hại. Cụ thể:

  • Rượu bia: Đây là tình trạng viêm và hoại các tử tế bào gan do tiêu thụ quá nhiều đồ uống có cồn trong một thời gian dài. Cụ thể là từ bệnh gan nhiễm mỡ gây ra và sau đó có thể diễn tiến thành xơ gan.
  • Do thuốc: Thói quen lạm dụng thuốc trong thời gian dài nên bị quá liều và gây phản ứng lên gan. Lúc này, gan bị quá tải khả năng chuyển hoá thuốc và giải độc dẫn đến viêm gan. Điều này có thể xảy ra với tất cả các loại thuốc uống, xịt hít qua mũi, dán lên da hoặc tiêm. Bởi vậy người bệnh cần hết sức lưu ý luôn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thực phẩm: Nếu thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, chứa nhiều chất bảo quản, chất nhuộm màu, các chất phụ gia độc hại sẽ làm gan nhanh bị suy yếu và dẫn đến viêm gan. Bên cạnh đó, thói quen ăn mặn làm cơ thể bị thừa muối, tăng huyết áp và giữ nước trong gan cũng có thể gây viêm gan.

Viêm gan tự miễn

Đây là tình trạng viêm ở gan xảy ra khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể tự tấn công gan. Tuy nhiên đây là bệnh vô cùng hiếm gặp và cũng chưa xác định được nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm gan, tuy nhiên có 1 cơ chế chung đó là sự hoạt động quá mức của các tế bào Kupffer sẽ gây bệnh. Cụ thể khi các yếu tố độc hại đi vào cơ thể tiếp xúc với tế bào này, khiến chúng bị kích thích quá mức và sản sinh ra các chất gây viêm rồi phá hủy mô gan và dẫn đến suy giảm chức năng. Nếu không phát hiện kịp thời, các loại viêm gan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Yếu tố nguy cơ

Bất kỳ ai cũng có thể mắc các loại viêm gan nhưng một số đối tượng sau đây có nguy cơ cao hơn. Cụ thể:

  • Người thường xuyên dùng bia rượu, các chất kích thích sẽ làm suy giảm chức năng gan và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công.
  • Người thường xuyên phải làm những công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại sẽ khiến cho gan phải hoạt động nhiều hơn. Lâu dần làm gan bị nhiễm độc và gây ảnh hưởng đến các chức năng của cơ quan này.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh gan cũng dễ bị lây, thông qua việc dùng chung các dụng cụ như: Bấm móng tay, dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
  • Trẻ có mẹ bị viêm gan cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh. Vì bệnh này có thể lây truyền từ mẹ sang con, đặc biệt là thời điểm bé chào đời và bú trực tiếp sữa mẹ.
  • Trường hợp quan hệ tình dục không an toàn cũng dễ bị lây nhiễm bệnh viêm gan A và E.
  • Những người mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh khác cần thực hiện truyền hóa trị, truyền máu hay đang trong quá trình điều trị ức chế hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
  • Người bị nhiễm HIV cũng có nguy cơ cao mắc các loại bệnh viêm gan do hệ miễn dịch bị suy yếu.

Biến chứng

Các loại bệnh viêm gan nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện bệnh muộn hoặc không có các biện pháp kiểm soát nhanh chóng, bệnh sẽ tiến triển nặng và biến chứng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Cụ thể:

  • Xơ gan: Đối với các loại viêm gan có thể phát triển thành bệnh gan mãn tính thì nguy cơ cao các tế bào gan sẽ bị hoại tử. Sau đó được thay thế bằng các tế bào gan tân sinh cùng dải xơ làm cấu trúc tiểu thùy gan bị thay đổi và hình thành những nốt tân sinh không có chức năng.
  • Ung thư gan: Do khởi phát từ trong các tế bào gan, chia thành 4 loại là: Ung thư gan biểu mô tế bào gan, nội mạch máu hoặc trong mạch máu ở gan, ung thư ống đường mật trong gan, u nguyên bào gan.

Phòng ngừa

Một khi “bộ máy” khử độc, giải độc cho cơ thể bị thương tổn, các bộ phận khác cũng nhanh chóng bị ảnh hưởng theo. Bởi vậy, thay vì đợi bị bệnh mới tìm cách chữa, mỗi người nên chủ động phòng ngừa các loại viêm gan bằng các biện pháp sau đây:

  • Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin viêm gan A và B theo đúng quy định của Bộ Y tế.
  • Thực hiện việc ăn chín uống sôi, lựa chọn các thực phẩm tươi, an toàn, đồng thời hạn chế rượu bia,…
  • Bổ sung đầy đủ và cân đối các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là các loại rau xanh và trái cây, đồng thời nên uống nhiều nước để tăng cường chức năng gan, lọc thải các chất độc hại.
  • Làm việc khoa học, tránh căng thẳng mệt mỏi gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan.
  • Thận trọng việc sử dụng các loại thuốc, tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Đến các bệnh viện, cơ sở uy tín để kiểm tra sức khỏe nếu như thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm gan.
  • Trước khi truyền máu cần phải xác định rõ nguồn máu truyền có chứa mầm bệnh không.
  • Bạn nên kiểm soát cân nặng ở mức độ bình thường, cân đối với chiều cao, tránh để thừa cân, béo phì.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh và cần phải sử dụng những biện pháp bảo vệ an toàn.
  • Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm hay dụng cụ phẫu thuật.
  • Không nên sử dụng chung bát đũa, quần áo hay các vật dụng dễ lây nhiễm bệnh.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe và giúp phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Điều trị các loại bệnh viêm gan có nhiều phương pháp. Trong đó, Tây y là cách chữa được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, Đông y và một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà bằng các loại thảo dược tự nhiên cũng được nhiều người quan tâm đến. Để giúp người bệnh có thể hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ phân tích chi tiết ngay dưới đây.

Mẹo dân gian chữa các loại viêm gan

Sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên có tính mát, bổ gan là phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Cách này đem lại hiệu quả tương đối tối với những bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ. Hơn nữa lại an toàn, lành tính nên sử dụng trong thời gian dài cũng không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Các thảo dược thường được dùng trong chữa trị các loại viêm gan bao gồm:

  • Cây atiso: Người bệnh sử dụng hoa và lá atisô luộc rau ăn hàng ngày hoặc có thể đem phơi khô rồi hãm trà uống. Vị thuốc này có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan và giải độc cho gan rất tốt.
  • Bìm bìm biếc: Bạn hái lá bìm bìm biếc đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn. Sau đó sắc thành nước uống hàng ngày để giải độc tố và cân bằng men gan.
  • Diệp hạ châu (Còn gọi là chó đẻ răng cưa): Người bệnh lấy diệp hạ châu đem rửa sạch rồi phơi khô và sao vàng sắc lấy nước uống hằng ngày. Bài thuốc này vừa giúp làm mát cơ thể, lại giải độc tố và hỗ trợ điều trị viêm gan.

Thuốc Tây y chữa viêm gan

Thuốc Tây thường mang tới hiệu quả nhanh cho trong điều trị các loại bệnh viêm gan nhưng cần sử dụng trong một thời gian dài. Sau khi xác định được chính xác loại bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Đa số thuốc Tây sẽ đem tới công dụng cân bằng men gan, giảm đau, đồng thời tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Một số loại thường được kê đơn như sau:

  • Interferon: Interferon alfa-2b, Peginterferon alfa-2b, Peginterferon alfa-2a,... thường được dùng để tăng cường miễn dịch cho cơ thể chống lại virus.
  • Chất ức chế Protease kháng virus: Boceprevir, Telaprevir, Paritaprevir,… nhằm ngăn chặn sự lây lan bệnh viêm gan và sự sinh sôi, phát triển của virus.
  • Nucleoside analogue kháng virus: Ribasphere, Virazole, Copegus, Moderiba, Rebetol,… có công dụng kháng virus khá tốt.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc trong thời gian quá lâu có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Đồng thời có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn như: Mệt mỏi, mất ngủ, khô da, nổi ban, rụng tóc,...

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Có nên tiêm viêm gan A cho trẻ không là băn khoăn của nhiều ba mẹ có con nhỏ. Câu trả lời là CÓ. Vì viêm gan A rất dễ lây qua đường miệng hoặc tiếp xúc gần nên trẻ hoàn toàn có thể dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Theo đó, bé cần tiêm đủ 2 mũi và thực hiện mũi đầu tiên ngay sau 12 tháng tuổi.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android