Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Lá Trầu Không

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có thể cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy và hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, biện pháp chỉ mang lại hiệu quả khi được thực hiện đúng cách. Do đó, người bệnh có thể tham khảo biện pháp thực hiện trong bài viết bên dưới.

Lá trầu không có tác dụng chữa bệnh trĩ không?

Trong Y học cổ truyền, lá trầu không có tính ấm, vị cay, quy vào kinh vị, phế, tỳ, thường được sử dụng để giảm viêm, kháng khuẩn, khu phong, hạ khí. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện đại cho biết,lá trong không có chứa khoảng 2.4% tinh dầu và các hoạt chất như chavicol, cadinen, estragol, carvacrol, tannin, chavicol và acid amin, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn có thể dẫn đến viêm nhiễm búi trĩ.

Bên cạnh đó, trầu không cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Các hoạt chất này có thể hỗ trợ bảo vệ các tĩnh mạch ở trực tràng khỏi các gốc tự do và thúc đẩy quá trình phục hồi các tổn thương do bệnh trĩ gây ra.

Nếu áp dụng đúng phương pháp và thời gian, cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có thể mang lại một số hiệu quả như:

  • Làm mềm phân và giảm táo bón;
  • Chữa lành các vết thương ở hậu môn, chẳng hạn như lở loét và hỗ trợ làm lành búi trĩ;
  • Giảm đau;
  • Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hậu môn.

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ là phương pháp đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, các biện pháp này thường không được chứng minh về độ an toàn cũng như hiệu quả. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước áp dụng biện pháp điều trị.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Có nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không, chẳng hạn như ngâm, xông, đắp. Tùy vào loại bệnh trĩ và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, người bệnh có thể áp dụng các hình thức trị bệnh phù hợp. Cụ thể các cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không hiệu quả như sau:

1. Ngâm hậu môn với lá trầu không

Ngâm rửa hậu môn với lá trầu không là cách điều trị bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả. Cụ thể, biện pháp có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn xung quanh hậu môn, hỗ trợ giảm viêm và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, ngâm hậu môn với nước trầu không có thể cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy và giúp người bệnh đi đại tiện thuận lợi hơn.

Cách thực hiện biện pháp như sau:

  • Dùng một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, để ráo nước;
  • Đun sôi 2 – 3 lít nước, sau đó cho lá trầu không vào, đun nhỏ lửa trong 5 phút;
  • Đổ nước ra chậu nhỏ, để nước nguội dần, sau đó sử dụng để ngâm rửa hậu môn;
  • Thực hiện biện pháp 1 – 2 lần mỗi ngày và liên tục cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Ngâm hậu môn với lá trầu không có thể kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa búi trĩ trở nên nghiêm trọng hơn
Ngâm hậu môn với lá trầu không có thể kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa búi trĩ trở nên nghiêm trọng hơn

2. Xông hơi lá trầu không

Xông hơi là một cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không được áp dụng rộng rãi. Biện pháp này có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể và hỗ trợ tăng cường nhu động ruột. Điều này có thể cải thiện tình trạng táo bón và các triệu chứng bệnh trĩ. Ngoài ra, tinh dầu của lá trầu không có thể ức chế và loại bỏ vi khuẩn ở hậu môn, hỗ trợ phòng ngừa viêm nhiễm búi trĩ.

Cách xông hơi lá trầu không chữa bệnh trĩ:

  • Dùng một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng, để ráo nước;
  • Đun sôi 2 – 3 lít nước, sau đó cho lá trầu không vào, đun nhỏ lửa thêm 5 phút;
  • Đổ nước ra chậu nhỏ dùng để xông hậu môn, khi thực hiện cần chú ý độ nóng của nước để tránh gây bỏng da;
  • Khi nước nguội dùng để ngâm rửa hậu môn;
  • Thực hiện biện pháp 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Xông hơi lá trầu không và các loại dược liệu

Bên cạnh việc sử dụng độc vị lá trầu không, người bệnh có thể kết hợp với nhiều loại dược liệu khác để tăng cường hiệu quả điều trị trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ ngoại. Kết hợp nhiều loại dược liệu có thể làm giảm kích thước búi trĩ, giúp búi trĩ co lại vào trong trực tràng và hỗ trợ cầm máu.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không kết hợp với các loại dược liệu như sau:

  • Chuẩn bị 7 lá trầu không tươi, 7 quả bồ kết, 7 hạt gấc và 1 quả cau, mang các loại dược liệu rửa sạch, để ráo nước;
  • Giã nát lá trầu không, bồ kết và hạt gấc cùng một ít muối;
  • Bổ cau thành 7 mảnh bằng nhau;
  • Đun sôi khoảng 2 -3 lít nước, cho các nguyên liệu vào, đun nhỏ lửa thêm 5 phút;
  • Đổ nước ra chậu, dùng để xông hơi hậu môn, khi nước nguội dùng ngâm rửa;
  • Thực hiện biện pháp 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Lá lốt và lá trầu không

Lá trầu không có thể sử dụng phối hợp lá lá lốt để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát, hỗ trợ gây tê, sát trùng và giảm đau liên quan đến bệnh trĩ ngoại. Bên cạnh đó, tinh dầu từ lá lốt có thể hỗ trợ kháng sinh và tiêu diệt các loại vi khuẩn, chẳng hạn như tụ cầu, song cầu khuẩn, liên cầu khuẩn.

Thực hiện biện pháp điều trị bệnh trĩ với lá trầu không và lá lốt có thể giảm đau rát ở hậu môn, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ, chống áp xe cũng như giúp làm lành các tổn thương ở hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không và lá lốt như sau:

  • Dùng 5 – 7 lá trầu không và một nắm lá lốt, rửa sạch, để ráo nước;
  • Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho các loại dược liệu vào đun thêm 5 phút nhỏ lửa;
  • Lọc lấy nước, bỏ phần bã, dùng nước này để ngâm rửa hậu môn để giảm kích ứng và cầm máu nếu bệnh trĩ gây chảy máu.

Tuy nhiên, lá lốt và trầu không đều có tính cay nóng. Do đó, những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng nên cân nhắc trước khi áp dụng.

5. Đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ

Đắp lá trầu không là cách chữa bệnh trĩ ngoại phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Cụ thể, các hoạt chất có trong lá trầu không có thể thẩm thấu nhanh vào búi trĩ, hỗ trợ giảm đau, chống viêm, chữa lành các tổn thương và phòng ngừa nguy cơ bệnh trĩ gây chảy máu.

Cách đắp lá trầu không chữa bệnh trĩ như sau:

  • Dùng 3 – 4 lá trầu không tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối trong 5 – 10 phút, để ráo nước;
  • Dùng dao thái nhỏ, sau đó giã nhuyễn cùng một ít muối sạch;
  • Vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ, đắp trực tiếp lá trầu không lên búi trĩ;
  • Cố định bằng gạc y tế, để yên trong 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm;
  • Thực hiện biện pháp 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không thường phù hợp với các triệu chứng bệnh trong giai đoạn đầu và nguy cơ biến chứng thấp. Do đó trong trường hợp các triệu chứng nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đắp trực tiếp lá trầu không lên búi trĩ có thể chống viêm và cầm máu
Đắp trực tiếp lá trầu không lên búi trĩ có thể chống viêm và cầm máu

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là phương pháp được lưu truyền trong dân gian, không được khoa học chứng minh. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp này chỉ được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, khi các triệu chứng không quá nghiêm trọng. Ngoài ra, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Hiệu quả của cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, khả năng đáp ứng của người bệnh cũng như có vấn đề sức khỏe khác. Do đó, kết quả điều trị có thể không giống nhau ở mỗi người bệnh.

Trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp. Việc trì hoãn điều trị có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng, bao gồm các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng, chẳng hạn như ung thư trực tràng.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không?

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là phương pháp phổ biến, an toàn, hầu như không có tác dụng phụ và hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, các phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ không được chứng minh về độ an toàn, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như tránh các rủi ro liên quan, người bệnh nên lưu ý một số vấn để, chẳng hạn như:

  • Sử dụng nguồn lá trầu không sạch, không chứa chất bảo quản hoặc thuốc trừ sâu;
  • Chọn lá trầu không có màu xanh đậm, không quá già hoặc quá non;
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm nên hạn chế áp dụng phương pháp điều trĩ bằng lá trầu không;
  • Không dùng nước lá trầu không để thụt rửa bên trong hậu môn, điều này có thể gây kích ứng, tăng viêm nhiễm và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Áp dụng phương pháp đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là phương pháp dân gian, thường cần một thời gian nhất định để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Do đó, để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên có sự điều chỉnh trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt, chẳng hạn như:

  • Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống để tăng cường nhu động ruột, làm mềm phân và cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ;
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn;
  • Dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế căng thẳng bằng cách thường xuyên tập thể dục, thiền định, tập yoga, đọc sách, nghe nhạc;
  • Đi đại tiện ngay khi cần thiết, việc nhịn đi đại tiện có thể khiến phân trở nên khô cứng và khiến các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Hạn chế vận động mạnh hoặc nâng vật nặng quá mức, điều này có thể gây áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn và dẫn đến bệnh trĩ;
  • Không ngồi hoặc đứng yên quá lâu. Nếu tính chất công việc yêu cầu ngồi hoặc đứng lâu, người bệnh nên dành thời gian để thư giãn và di chuyển cơ thể để cải thiện các triệu chứng.

Thực hiện cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ. Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android