Cách Chữa Đau Lưng Bằng Lá Ngải Cứu

Vì sao ngải cứu giúp giảm đau lưng?

Theo y học cổ truyền: Ngải cứu có tính ấm, vị đắng, tác động vào kinh can và thận. Các thầy thuốc xưa cho rằng loại thảo dược này có tác dụng:

  • Ôn kinh tán hàn: Giảm các chứng đau nhức do khí huyết ứ trệ, cảm nhiễm phong hàn.
  • Hành khí hoạt huyết: Tăng cường lưu thông khí huyết, thông kinh lạc.
  • An thai: Hỗ trợ điều trị các vấn đề phụ khoa, giúp thai nhi ổn định.

Theo Y học hiện đại: Ngải cứu chứa nhiều thành phần trong ngải cứu có tiềm năng dược lý, bao gồm:

  • Tinh dầu (cineol, thujone…): Có hoạt tính kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa.
  • Flavonoid: Chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể.
  • Các hợp chất khác (polyacetylenes, coumarin…): Có tác dụng giãn mạch, kháng khuẩn, giảm đau.

Cơ chế giảm đau lưng bằng ngải cứu

  • Giảm viêm: Các hoạt chất trong ngải cứu ức chế sản xuất các chất gây viêm, giúp giảm sưng tấy và cảm giác đau đớn
  • Giãn cơ: Tác dụng làm ấm của ngải cứu giúp thả lỏng các cơ bị co cứng, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Lưu thông máu tốt hơn giúp giảm viêm, đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương ở vùng lưng.
  • Tác động đến hệ thần kinh: Ngải cứu có thể làm dịu và giảm các kích thích lên dây thần kinh, mang lại tác dụng trong các trường hợp đau lưng liên quan đến thần kinh.

Các phương pháp chữa đau lưng bằng ngải cứu

Dùng ngải cứu để điều trị đau lưng được rất nhiều người áp dụng tại nhà
Dùng ngải cứu để điều trị đau lưng được rất nhiều người áp dụng tại nhà

Chườm nóng bằng ngải cứu

Ở bài thuốc chườm, thành phần dược tính trong ngải cứu sẽ được hấp thụ trực tiếp quá da để đi sâu vào trong vùng bị đau nhức. Điều này đã giúp cho triệu chứng đau lưng nhanh chóng bị đẩy lùi và cải thiện khả năng vận động. Khi thực hiện phương pháp này cần chú ý đến nhiệt độ của dược liệu để tránh bị bỏng. Hai cách chườm ngải cứu trị đau lưng được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Chườm ngải cứu và muối

Chuẩn bị: Lá ngải cứu và muối hạt.

Thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo bớt nước.
  • Rang nóng muối hạt rồi trộn đều với ngải cứu.
  • Cho hỗn hợp vào túi vải, chườm lên vùng lưng bị đau khoảng 20-30 phút.

Chườm ngải cứu và giấm gạo

Chuẩn bị: 250 gram ngải cứu tươi và giấm gạo.

Thực hiện:

  • Đem sơ chế sạch lá ngải cứu rồi giã nát. Cho 150ml giấm gạo vào nồi rồi bắc lên bếp đun sôi.
  • Trải một miếng vải sạch ra, cho ngải cứu đã giã nát vào rồi chế từ từ giấm đun sôi vào. Dùng đũa trộn đều lên rồi bọc kín túi vải lại.
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt thì dùng để xoa trực tiếp lên vùng lưng bị đau.

Xông hơi ngải cứu

Xông hơi ngải cứu cũng là một trong những cách giảm đau lưng khá an toàn và hiệu quả. Nhiệt độ ấm nóng kết hợp với thành phần dược tính trong thảo dược sẽ có tác dụng tán hàn, kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể và mang lại hiệu quả giảm đau.

Chuẩn bị: Một nắm lá ngải cứu tươi, nồi nấu, khăn tắm lớn

Thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch, đun sôi trong nồi nước tầm 5-10 phút.
  • Dùng khăn trùm kín người và nồi nước xông.
  • Xông đến khi nước nguội, mồ hôi ra nhiều thì nghỉ.

Ngâm mình trong nước ngải cứu

Cách này phù hợp với những người bị đau nhức mỏi toàn thân kèm theo đau lưng:

Chuẩn bị: Ngải cứu tươi, nồi nước lớn

Thực hiện:

  • Đun sôi lá ngải cứu, pha loãng nước nóng cho đến nhiệt độ vừa phải.
  • Ngâm mình trong nước ngải cứu thư giãn khoảng 15-20 phút

Uống nước lá ngải cứu

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc chườm để trị bệnh ở trên, bạn cũng nên áp dụng kết hợp với bài thuốc uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong và mang lại hiệu quả giảm đau lâu dài. Ở bài thuốc uống, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là các bài thuốc uống trị đau lưng khá hiệu quả từ ngải cứu bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị: 1 nắm ngải cứu tươi, nước lọc

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá ngải cứu và để ráo nước.
  • Đun sôi nước. Khi nước sôi, cho ngải cứu vào đun tiếp khoảng 5-7 phút (có thể hơi đập dập ngải cứu trước khi cho vào nước).
  • Lọc lấy phần nước ngải cứu, có thể thêm chút mật ong để dễ uống hơn.

Uống bài thuốc này mỗi ngày 1 lần, tốt nhất vào buổi sáng hoặc trưa, tránh uống quá gần giờ ngủ.

Lưu ý khi sử dụng lá ngải cứu chữa đau lưng

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người bị dị ứng với ngải cứu hay các loại cây họ Cúc, người có cơ địa nhạy cảm không nên áp dụng cách này.
  • Trẻ em, người cao tuổi cần theo dõi sát sao khi chườm, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và theo dõi các phản ứng của cơ thể.
  • Chỉ nên áp dụng các mẹo chữa đau lưng tại nhà với những trường hợp bệnh nhẹ, nếu bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn mãn tính với mức độ ngày càng nặng thì cần thăm khám và điều trị chuyên khoa.
  • Không phải trường hợp nào cũng đáp ứng tốt với phương pháp này. Nếu đã áp dụng khoảng 1 tuần mà tình trạng không cải thiện, bạn nên dừng lại.
  • Một số người có thể bị ngứa, mẩn đỏ, nổi mụn nước nơi tiếp xúc với ngải cứu. Nếu thấy những vấn đề này, hãy ngưng dùng ngay và theo dõi các dấu hiệu bất thường khác.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt tích cực như ăn đúng giờ và đủ bữa, không thức khuya, tránh để đầu óc bị căng thẳng kéo dài, hạn chế bưng bê vật nặng, nghỉ ngơi và làm việc đúng tư thế, dành thời gian tập thể dục trị đau lưng mỗi ngày,…

Đau lưng là tình trạng sức khỏe không thể chủ quan, đừng nên vì những kinh nghiệm dân gian mà bỏ qua việc thăm khám chuyên khoa. Sử dụng ngải cứu đúng cách kết hợp cùng phương pháp điều trị chính thống sẽ là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng đau lưng an toàn và nhanh chóng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android