Cách Chữa Nứt Kẽ Hậu Môn

Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ với các triệu chứng không nghiêm trọng và nguy cơ biến chứng thấp. Các biện pháp này thường có cách thực hiện đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh.

cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà
Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ

Khi nào áp dụng cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà?

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách ở niêm mạc ống hậu môn (phần cuối của ruột già, nơi phân đi ra khỏi cơ thể). Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này bao gồm ngứa ngáy, chảy máu và đau đớn dữ dội khi đi đại tiện.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do táo bón, tiêu chảy mãn tính hoặc do căng cơ thắt hậu môn gây ra. Bên cạnh đó, các vết nứt này cũng có thể xảy ra trong quá trình sinh nở, đặc biệt là ở một ca sinh khó cần được hỗ trợ bởi các dụng cụ y tế. Ngoài ra, đôi khi vết nứt có thể là dấu hiệu của một số tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm ruột (bệnh Crohn và viêm loét đại tràng), HIV / AIDS hoặc giang mai.

Nứt kẽ hậu môn có thể là cấp tính và tự khỏi trong 4 – 6 tuần. Trong các trường hợp, các vết nứt sâu và kéo dài hơn 8 tuần, được xem là mãn tính và cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn.

Đối với nứt kẽ hậu môn cấp tính, các vết nứt thường nông và có nguy cơ biến chứng thấp. Trong trường hợp này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng chứng cũng như hỗ trợ quá trình lành niêm mạc hậu môn.

Bên cạnh đó, cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà cũng phù hợp cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc người lớn tuổi không thích hợp với các biện pháp điều trị y tế. Nếu được thực hiện đúng cách, các biện pháp này có thể hỗ trợ giảm đau, chống ngứa, cầm máu và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, có máu trên phân hoặc bồn cầu khi đi đại tiện có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác, bao gồm các bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà

Mục đích của các cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà là hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và thư giãn cơ vòng ở hậu môn. Điều quan trọng khi điều trị nứt kẽ hậu môn là giữ phân luôn mềm và dễ đi ra khỏi cơ thể.

Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp điều trị, chẳng hạn nhu:

1. Ngâm nước ấm

Ngâm nước ấm có thể hỗ trợ thư giãn mông, hông và các khu vực liên quan đến thắt lưng. Biện pháp này cũng mang lại hiệu quả trong việc giảm bớt khó chịu do vết nứt hậu môn gây ra và có thể hỗ trợ quá trình chữa lành tự nhiên.

ngâm nước ấm chữa nứt kẽ hậu môn
Ngâm hậu môn trong nước ấm có thể hỗ trợ giảm đau và làm lành vết nứt

Nước ấm có thể tăng lượng máu đến vùng hậu môn, hỗ trợ giảm đau, sưng ngứa và chữa lành các vết rách nhỏ hoặc các vết nứt trên mô niêm mạc hậu môn. Thông thường mất khoảng 1 – 2 tuần ngâm nước ấm liên tục để cải thiện các triệu chứng nứt hậu môn. Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà với nước ấm như sau:

  • Sử dụng một bồn tắm lớn hoặc chậu ngâm, đổ đầy nước ấm vào bồn;
  • Ngồi yên trong bồn tắm với mực nước cao đến thắt lưng trong 15 – 20 phút;
  • Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong muốn.

Người bệnh có thể thêm một lượng muối vừa đủ hoặc một vài giọt tinh dầu oải hương để tăng cường hiệu quả và giúp thư giãn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chườm ấm sau khi đi đại tiện để giảm đau.

2. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ

Giữ vệ sinh đúng cách là một điều cần thiết trong việc điều trị và thúc đẩy quá trình lành của vết nứt hậu môn. Độ ẩm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, do đó giữ hậu môn luôn khô ráo và sạch sẽ là điều cần thiết.

Vệ sinh hậu môn đúng cách khi bị nứt kẽ hậu môn như sau:

  • Sau khi đi đại tiện, lau khô hậu môn bằng khăn giấy mềm. Tránh sử dụng các loại giấy vệ sinh thô ráp hoặc có mùi thơm để ngăn ngừa kích ứng.
  • Thoa phấn rôm trẻ em xung quanh khu vực bị ảnh hưởng sau khi tắm, điều này sẽ giúp hậu môn luôn khô ráo.
  • Mặc quần áo bằng và đồ lót bằng vải cotton.
  • Không ngồi trong cùng một tư thế trong một thời gian dài, bởi vì điều này có thể dẫn đến tích tụ hơi ẩm ở hậu môn và gây áp lực lên các cơ ở hậu môn.

3. Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà với lô hội

Lô hội (còn gọi là nha đam) có khả năng chữa bệnh tự nhiên và đặc tính giảm đau, do đó được sử dụng để làm dịu các triệu chứng liên quan đến bệnh trĩ hoặc nứt hậu môn. Bên cạnh đó, lô hội cũng có thể phục hồi và chữa lành các mô da bị tổn thương.

chữa nứt kẽ hậu môn bằng nha đam
Chữa nứt kẽ hậu môn bằng nha đam mang lại hiệu quả cao và an toàn

Theo các nghiên cứu, lô hội có thể chữa lành các tổn thương liên quan đến nứt kẽ hậu môn cấp tính và mãn tính. Lô hội cũng làm dịu da, bôi trơn và giúp người bệnh đi đại tiện dễ dàng hơn.

Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà với lô hội như sau:

  • Dùng một lá lô hội và cắt dọc theo chiều dài của lá;
  • Dùng thìa để cạo lấy phần gel bên trong;
  • Thoa gel nha đam lên khu vực bị ảnh hưởng;
  • Thực hiện biện pháp vài lần mỗi ngày để tăng cường hiệu quả.

4. Dầu dừa chữa nứt hậu môn tại nhà

Dầu dừa là một cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà hiệu quả cao và an toàn. Dầu dừa rất giàu các chất béo trung tính, do đó dễ dàng thâm nhập vào da. Điều này giúp bôi trơn vùng da bị ảnh hưởng, hỗ trợ làm mềm da và phục hồi các chấn thương.

Để chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà với dầu dừa, người bệnh thực hiện như sau:

  • Sử dụng dầu dừa nguyên chất, thoa lên vết nứt hậu môn 2 – 3 lần mỗi ngày. Áp dụng biện pháp nhiều lần hơn đối với các vết nứt mãn tính.
  • Nếu bị táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác, người bệnh có thể thêm dầu dừa vào chế độ ăn uống để cải thiện các triệu chứng.

5. Dưỡng ẩm với dầu ô liu

Dầu ô liu chứa nhiều chất béo lành mạnh có thể hỗ trợ bôi trơn hệ thống ruột và giúp phân đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, dầu ô liu có đặc tính chống viêm, có thể hỗ trợ giảm đau và làm lành vết nứt hậu môn.

chữa nứt kẽ hậu môn bằng dầu dừa
Dầu ô liu có đặc tính chống viêm và làm lành vết thương do nứt kẽ hậu môn

Cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà với dầu ô liu như sau:

  • Lấy một lượng dầu ô liu, mật ong và sáp ong, phân lượng bằng nhau, cho vào bát trộn đều;
  • Làm ấm hỗn hợp trong lò vi sóng cho đến khi sáp ong tan chảy hoàn toàn;
  • Để nguội hỗn hợp sau đó thoa lên vùng da bị tổn thương;
  • Áp dụng biện pháp vài lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.

6. Thêm hạt lanh vào chế độ ăn uống

Hạt lanh chứa nhiều chất xơ và axit béo omega 3, có thể giúp điều trị táo bón (nguyên nhân chính dẫn đến nứt kẽ hậu môn). Hạt lanh có đặc tính nhuận tràng và hỗ trợ giảm bớt căng thẳng khi đi đại tiện.

Người bệnh có thể trộn một thìa hạt lanh trong một cốc nước, dùng uống 1 lần mỗi ngày trước khi đi ngủ. Điều này có thể điều chỉnh nhu động ruột, làm mềm phân và giúp người bệnh đi đại tiện vào sáng hôm sau.

7. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống

Tuân thủ một chế độ ăn uống nhiều chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên. Ăn chất xơ có thể giúp phân mềm, dễ đi ra khỏi hậu môn, điều trị táo bón và ngăn ngừa nứt kẽ hậu môn. Nhờ đó, người bệnh không cần sử dụng sức trong quá trình đi đại tiện và hạn chế được các tổn thương đến niêm mạc hậu môn.

nứt kẽ hậu môn nên ăn gì
Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ giảm táo bón và nứt hậu môn

Một số loại thực phẩm giàu chất xơ chẳng hạn như:

  • Ngũ cốc nguyên cám;
  • Các loại đậu;
  • Atiso;
  • Trái cây tươi và rau xanh;
  • Mận khô.

Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà có hiệu quả không?

Các cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà có thể mang lại hiệu quả tốt, an toàn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nứt kẽ hậu môn có thể tái phát ngay sau khi được chữa lành. Do đó, khi áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên xác định các nguyên nhân cơ bản để phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Bên cạnh đó, ngay khi các vết nứt đã thuyên giảm, người bệnh nên tuân thủ thói quen đại tiện lành mạnh và thực hiện chế độ ăn uống tốt với hệ thống tiêu hóa để ngăn ngừa vết nứt hậu môn tái phát.

Lưu ý khi chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà

Để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn để, chẳng hạn như:

  • Giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ, không bị ẩm ướt.
  • Vệ sinh vùng hậu môn đúng cách sau khi đi đại tiện.
  • Tránh rặn khi đi đại tiện vì điều này có thể làm mở rộng vết nứt đang lành hoặc dẫn đến hình thành vết nứt mới.
  • Tránh thức ăn có thể gây táo bón, chẳng hạn như chuối, pho mát, và các sản phẩm từ sữa khác, chocolate, thịt đỏ, khoai tây chiên và thực phẩm chiên.
  • Uống nhiều nước để làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.
  • Hoạt động thể chất thường xuyên, ít nhất là 30 phút mỗi ngày để thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường lượng máu đến hậu môn. Người bệnh có thể đi bộ, tập yoga, vươn vai, làm việc nhà hoặc làm vườn.
  • Tránh đi xe đạp, nâng tạ hoặc bất cứ hình thức tập thể dục khiến các cơ bị căng.
  • Hạn chế ngồi lâu trên bề mặt cứng. Sử dụng gối mềm hoặc đệm khi ngồi để giảm áp lực lên vùng hậu môn.

Nứt kẽ hậu môn không phải là bệnh lý nghiêm trọng và có thể được điều trị bằng cách biện pháp tại nhà, trong 4 – 6 tuần. Trong trường hợp các vết nứt trở nên nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp điều trị, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android