12 Cách Chữa Tê Bì Chân Tay Tại Nhà Nhiều Người Áp Dụng
Những cách chữa tê bì chân tay tại nhà có tính an toàn cao và dễ thực hiện nên được nhiều người áp dụng để loại bỏ cảm giác khó chịu. Bên cạnh các bài thuốc từ thảo dược dân gian, liệu pháp châm cứu, tập thể dục hay xoa bóp bấm huyệt cũng cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị tê bì chân tay nhẹ.
12 cách chữa tê bì chân tay tại nhà dễ áp dụng
Tê bì chân tay là hiện tượng rối loạn cảm giác thường xảy ra ở các chi. Đôi khi, một số người còn có hiện tượng châm chích như kiến bò ở các đầu ngón tay, ngón chân.
Nguyên nhân dẫn đến tê bì tay chân chủ yếu là do dây thần kinh bị chèn ép, vận động sai tư thế hoặc mặc đồ quá bó. Tuy nhiên, tình trạng tê bì chân tay kéo dài còn là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý như bệnh tim mạch, thoái hóa khớp, đa xơ cứng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống hay bệnh hẹp ống sống.
Để giảm cảm giác tê bì tay chân, bạn có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên dưới đây:
1. Massage, xoa bóp tay chân
Đây là cách giảm tê bì chân tay đơn giản nhưng cho hiệu quả nhanh chóng. Thao tác massage, xoa bóp sẽ giúp làm nóng khu vực bị ảnh hưởng, kích thích lưu thông máu dưới da, qua đó cải thiện tình trạng tê bì, mất cảm giác ở tay chân.
Cách thực hiện:
- Thoa một ít tinh dầu hay dầu nóng lên khu vực ảnh hưởng.
- Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng trên tay chân, bắt đầu từ nơi bị tê và chi chuyển rộng phạm vi massage ra xung quanh.
- Thực hiện khoảng 5 – 10 phút, cảm giác tê bì sẽ thuyên giảm rõ ràng.
- Lặp lại thao tác massage thường xuyên, nhất là khi ngồi làm việc trong thời gian dài để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tê bì tay chân.
2. Chườm nóng trị tê bì chân tay
Chườm nóng cũng cho hiệu quả tích cực trong việc giảm tê bì chân tay. Hơi nóng từ vật chườm có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến các chi, giảm đau lưng, đau khớp gối hay các khớp nhỏ ở tay, đồng thời làm thư giãn các cơ và dây chằng, giảm co cứng cơ.
Bạn cũng có thể áp dụng cách chữa tê bì chân tay tại nhà bằng chườm nóng đối với các trường hợp bị bệnh do gặp vấn đề về cơ xương khớp. Nhất là bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh vôi hóa cột sống hay thoái hóa cột sống chèn ép vào dây thần kinh.
Có nhiều hình thức chườm nóng để giảm tê bì chân tay. Bao gồm:
- Dùng chai thủy tinh chứa nước nóng
- Túi chườm nóng
- Rang muối hạt cho nóng rồi bọc vào trong một túi vải sạch để chườm.
Khi thực hiện, hãy lấy vật chườm áp lên vùng bị tê bì trong 15 – 20 phút để cảm nhận được hiệu quả rõ ràng. Có thể lặp lại vài lần trong ngày nếu tay chân vẫn còn bị tê. Chú ý điều chỉnh nhiệt độ vật chườm dao động từ 70 – 80 độ để tránh bị bỏng da.
3. Mẹo trị tê bì chân tay tại nhà bằng cây ngải cứu trắng
Cây ngải cứu trắng được dân gian sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp, thoái hóa khớp gối, bệnh gout, thoái hóa cột sống hay tê bì chân tay… Tính ấm cùng các hoạt chất tự nhiên được tìm thấy trong thảo dược này có tác dụng giảm đau, chống viêm, hoạt huyết, giúp xoa dịu cảm giác đau nhức, tê bì tay chân một cách an toàn.
- Cách 1: Dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi đem rửa sạch sẽ. Sao nóng dược liệu chung với 1 bát muối hột. Cuối cùng bọc hỗn hợp vào trong một miếng vải sạch và chườm lên vùng cần điều trị trong 15 phút.
- Cách 2: Bỏ ngải cứu vào nồi nấu sôi kỹ cùng 1 lít nước và một ít muối. Chờ cho nước nguội bớt, đổ ra chậu để ngâm tay chân. Thực hiện mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng tê bì chân tay vào ban đêm hoặc buổi sáng khi thức dậy mà còn mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon hơn.
4. Tắm nước ấm chữa tê bì chân tay
Thay vì tắm nước lạnh, người bị tê bì chân tay được khuyến cáo nên tắm bằng nước ấm để ngăn ngừa và giảm nhẹ cảm giác khó chịu. Việc ngâm mình trong bồn nước nóng sẽ giúp toàn thân được thư giãn, giảm co cơ, cứng khớp, tăng cường lưu thông máu đến các chi, cải thiện tình trạng tê bì tay chân có liên quan đến các vấn đề về cơ xương khớp.
Cách tắm nước ấm giảm bị tê bì tay chân:
- Xả nước ấm vào bồn tắm. Điều chỉnh nước tắm với nhiệt độ khoảng 40 – 44 độ là tốt nhất
- Thêm vào trong nước tắm một ít muối Epsom hoặc vài giọt tinh dầu thảo mộc để tăng công dụng trị liệu.
- Tiếp theo, bạn ngâm mình vào trong bồn tắm khoảng 10 phút. Trong thời gian tắm bạn có thể nằm thư giãn, thả lỏng toàn thân kết hợp mát xa tay, chân để giảm cảm giác tê bì khó chịu.
5. Ngâm tay chân với nước gừng ấm
Để giảm cảm giác tê bì chân tay, bạn cũng có thể ngâm chân với nước gừng ấm. Đây là nguyên liệu có sẵn trong gian bếp nên có thể tận dụng bất cứ lúc nào.
Gừng cung cấp nhiều hoạt chất quý như : b-zingiberen, geraniol, b-farnesen, linalol, borneol. Các chất này có khả năng giảm đau, chống viêm, làm giãn nở mạch máu, tăng lượng máu lưu thông đến tay chân để cảm giác tê bì nhanh biến mất.
Thực hiện cách chữa tê bì chân tay tại nhà bằng nước gừng ấm:
- Trước tiên, bạn hãy đập dập 1 củ gừng tươi
- Bỏ vào nồi nấu với 1 lít nước, đun sôi trong 5 phút rồi cho vào 1 thìa muối
- Chờ cho muối tan hoàn toàn thì tắt bếp, đổ ra chậu cho nước nguội còn khoảng 50 – 60 độ
- Dùng nước này ngâm tay chân mỗi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
6. Điều trị tê bì chân tay tại nhà bằng bấm huyệt
Phương pháp bấm huyệt đang được y học cổ truyền áp dụng rộng rãi trong điều trị tê bì chân tay và nhiều bệnh lý khác như viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh tọa, viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Bằng việc tác động trực tiếp lên các huyệt đạo, bấm huyệt có tác dụng tích cực trong việc giảm sưng đau, tê bì tay chân, giảm co cứng, làm thư giãn thần kinh, tăng cường chức năng vận động của cơ thể.
Các bước thực hiện:
- Úp hai lòng bàn tay vào nhau và xoa trong 1 -2 phút.
- Dùng tay xoa bóp để làm nóng vị trí bị tê bì ở tay chân
- Tiếp theo, dùng đầu ngón tay cái day ấn một lực từ nhẹ đến mạnh vào các huyệt đạo gồm huyệt Dương trì, huyệt Bát tà, huyệt Nội quan, huyệt Khúc trì, huyệt Ngoại quan và huyệt Hợp cốc.
- Mỗi huyệt day ấn trong 1 phút.
7. Tăng cường bổ sung magie và vitamin B trong chế độ ăn
Nghiên cứu cho thấy, hiện tượng tê bì chân tay ở nhiều bệnh nhân có liên quan đến tình trạng thiếu hụt magie và vitamin B. Trong đó:
– Magie:
Khoáng chất này giúp đảm bảo duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh, đồng thời tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác tê bì, nhức mỏi cho các chi.
Do vậy, nếu thường xuyên bị tê bì chân tay, bạn nên tăng cường bổ sung magie cho cơ thể bằng cách ăn các thực phẩm sau:
- Rau lá màu xanh đậm
- Các loại hạt
- Socola đen
- Sữa chua ít béo
- Cá
- Chuối
- Bơ đậu phộng
- Đậu nành…
– Vitamin B:
Các loại vitamin B, nhất là vitamin B6 và B12 rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh. Việc thiếu hụt nhóm vitamin này sẽ khiến bạn thường xuyên bị tê bì tay chân, suy giảm miễn dịch, trí nhớ kém, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
Các thực phẩm giàu vitamin B tốt cho người bị tê bì chân tay bao gồm:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Trứng
- Thịt gà
- Cá béo
- Rau có màu xanh lá đậm
- Hàu và các động vật có vỏ khác
- Ngũ cốc
- Trái cây có múi.
8. Cách chữa tê bì chân tay tại nhà bằng nghệ
Nghệ được sử dụng để chữa tê bì tay chân nhờ có tác dụng kích thích lưu thông máu, kháng viêm, giảm đau tốt. Cùng với đó thành phần curcumin được tìm thấy trong loại củ này còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ thần kinh, các mô sụn và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương ở tay chân.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 1 thìa bột nghệ, 2 thìa mật ong, một ly sữa nóng
- Trước tiên, bỏ bột nghệ vào trong ly sữa, khuấy tan rồi tiếp tục bỏ mật ong vào
- Tiếp tục khuấy đều cho các nguyên liệu hoàn toàn hòa quyện vào nhau.
- Uống từ từ cho hết. Mỗi ngày dùng 1 – 2 ly kết hợp dùng rượu nghệ xoa bóp tay chân để nhanh hết cảm giác tê bì.
9. Duy trì tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày
Một số người bị tê bì chân tay do vận động không đúng tư thế, chẳng hạn như ngồi xổm, nằm đè lên cánh tay… Những tư thế này đều có thể khiến cho các mạch máu cùng dây thần kinh bị chèn ép, làm giảm lượng máu lưu thông đến các chi.
Loại bỏ các tư thế xấu có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tê bì chân tay. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần lưu ý:
- Không đứng hoặc ngồi bất động một chỗ quá lâu
- Điều chỉnh tư thế nằm ngủ sao cho không đè lên tay, chân. Tránh kê tay dưới đầu hoặc vắt lên trán.
- Cố gắng giữ cột sống lưng thẳng khi hoạt động
- Tránh các tư thế ngồi xổm, ngồi bắt chéo hai chân vào nhau.
- Phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót.
10. Giảm tê bì chân tay bằng cách tập thể dục
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhất là với các trường hợp thường xuyên bị tê bì tay chân. Khi vận động, khí huyết trong cơ thể sẽ được lưu thông tốt hơn. Các chi cũng được cung cấp đủ máu và oxy để hoạt động, từ đó giảm thiểu đáng kể cảm giác tê bì, châm chích ở tay, chân.
Theo đó thì mỗi ngày người bệnh nên cố gắng tập thể dục khoảng 20 – 30 phút. Tăng cường tập luyện các động tác phối hợp tay, chân. Ngoài ra, bơi lội, eorobic hay đi bộ nhanh cũng là những bộ môn luyện tập có lợi cho những người thường xuyên bị tê bì chân tay.
11. Điều trị tê bì chân tay bằng châm cứu
Tương tự như bấm huyệt, châm cứu sử dụng kim châm tác động trực tiếp lên các huyệt đạo. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm tê bì chân tay. Ngoài ra, châm cứu còn kích thích cơ thể giải phóng nhiều endorphin và serotonin, giúp loại bỏ các cảm giác khó chịu, và cải thiện tâm trạng.
Phương pháp châm cứu phải được thực hiện đúng cách và tác động đúng huyệt vị mới mang lại hiệu quả. Vì vậy, khi tiến hành trị liệu người bệnh nên tìm đến sự giúp đỡ của các thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo bài bản.
12. Bài thuốc chữa tê bì chân tay từ lá lốt
Lá lốt nổi tiếng với tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, tê bì các chi. Thảo dược này thường được dân gian tận dụng để chữa tê bì chân tay tại nhà.
Cách sử dụng:
- Dùng 200 cây lá lốt tươi đem rửa qua vài lần nước cho sạch
- Bỏ dược liệu vào nồi, đổ thêm 2 lít nước và đun sôi khoảng 5 phút
- Đổ nước vừa nấu ra chậu, chờ nguội bớt rồi ngâm tay chân vào trong khoảng 15 phút.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ để hết bị tê bì tay chân.
Những cách chữa tê bì chân tay tại nhà đều tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, các mẹo tự nhiên thường chỉ cho hiệu quả tốt đối với các trường hợp bị nhẹ và có cơ địa phù hợp. Bạn nên tới gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân bị tê bì tay chân nhằm tìm ra giải pháp điều trị bệnh triệt để.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!