10 Cách Chữa Vôi Hoá Cột Sống Tại Nhà Hiệu Quả

Cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà có thể giúp hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho cơ thể. Tuy nhiên, khi áp dụng bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để đạt được hiệu quả tối ưu.

10 cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà hiệu quả

Bệnh vôi hóa cột sống có điểm đặc trưng là sự hình thành của các mấu gai bám vào dây chằng hay thân đốt sống do bị lắng tụ canxi. Gai xương thường phát triển sau khi bị chấn thương, thoái hóa cột sống hoặc do các nguyên nhân khác như quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu kém, ít vận động,…

Sự phát triển của gai xương có thể gây ma sát, chèn ép vào các mô mềm xung quanh đốt sống bị vôi hóa khiến cho người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đớn, nhất là khi vận động. Để giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng liên quan đến bệnh, dân gian thường áp dụng các mẹo tự nhiên dưới đây:

1. Cây xương rồng chữa vôi hóa

Cây xương rồng được sử dụng phổ biến trong điều trị vôi hóa cột sống và nhiều vấn đề khác về xương khớp như viêm khớp, thoát vị đĩa đệm. Nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của cây có chứa nhiều Flavonoids. Đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng tiêu diệt gốc tự do, bảo vệ các mô khỏe mạnh, ức chế phản ứng viêm tại vùng cột sống bị bệnh.

cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà bằng xương rồng
Cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà bằng xương rồng có tác dụng giảm nhanh các cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh

Cùng với đó, các thành phần Acid citric, Taraxerol được tìm thấy trong cây xương rồng còn hoạt động tích cực trong việc giảm đau, làm giãn cơ, cải thiện phạm vi vận động của cột sống.

Bạn có thể tìm thấy nhiều loại xương rồng trong tự nhiên nhưng không phải cây nào cũng được dùng làm thuốc. Để chữa vôi hóa cột sống, dân gian chủ yếu sử dụng cây xương rồng ba chia hoặc xương rồng tai thỏ (tức xương rồng bẹ).

Bài 1: Dùng xương rồng ba chia

  • Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng ba chia tươi, rửa sạch và cắt bỏ gai
  • Thái nhỏ xương rồng rồi cho vào cối giã nát với vài hạt muối ăn. Trong quá trình sơ chế nguyên liệu, bạn nên đeo kính để bảo vệ cho mắt, tránh để nhựa xương rồng dính vào mắt.
  • Tiếp theo, bỏ hỗn hợp trên vào chảo sao nóng
  • Bỏ vào túi chườm hay một miếng vải sạch và đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị ảnh hưởng để giảm đau. Khi thuốc nguội, lấy ra sao nóng lại và tiếp tục đắp trong khoảng 20 phút.
  • Lặp lại cách này 2 hoặc 3 lần trong ngày để xoa dịu cơn đau do bệnh vôi hóa cột sống gây ra, hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Bài 2: Chườm nóng bằng xương rồng bẹ

  • Dùng 2 nhánh xương rồng bẹ đem rửa cho sạch bụi bẩn và cắt bỏ hết gai.
  • Nướng cho đến khi các bẹ xương rồng nóng và mềm ra
  • Chườm lên vùng đốt sống bị vôi hóa đến khi xương rồng nguội thì thay thế bằng một bẹ khác để duy trì độ nóng ấm, giúp giảm đau hiệu quả hơn.
  • Thả lỏng cơ thể và thư giãn trong 15 phút.
  • Với cách này, bạn cũng có thể thực hiện nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 lần chườm nóng nên cách nhau từ 3 tiếng trở lên. Chú ý cẩn thận để không bị bỏng da.

2. Chườm lạnh giảm đau

Nếu bệnh vôi hóa cột sống gây đau nhiều kèm theo tình trạng sưng, viêm, tổn thương các mô mềm quanh gai xương thì bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế dùng nhiệt độ thấp làm tê liệt tạm thời dây thần kinh cảm giác và thu nhỏ các mô bị sưng, giảm lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Điều này có thể giúp cải thiện đáng kể cơn đau, chống xung huyết cục bộ và giảm hiện tượng sưng nề ở vùng cột sống bị tổn thương.

Cách 1: Chườm đá lạnh

  • Bước 1: Bỏ cục đá lạnh vào trong túi chườm chuyên dụng hay bọc vào trong khăn
  • Bước 2: Áp túi đá lên đốt sống bị vôi hóa trong vài phút rồi di chuyển vật chườm rộng ra ngoài khu vực xung quanh để nhiệt lạnh được phân bố đều và phát huy hiệu quả tốt hơn.
  • Bước 3: Tiếp tục chườm trong 15 phút
  • Bước 4: Lặp lại thao tác chườm lạnh 3 – 4 lần trong ngày để cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

Cách 2: Chườm khăn lạnh

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể thay thế túi đá bằng cách chườm khăn lạnh.

  • Nhúng một cái khăn sạch vào trong nước
  • Xếp gọn gàng rồi bỏ khăn vào ngăn đông tủ lạnh khoảng 10 – 15 phút.
  • Cuối cùng chỉ cần lấy khăn ra chườm lên vùng bị đau là được.

3. Bấm huyệt

Thêm một cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà để bạn tham khảo đó là bấm huyệt. Đây là phương pháp trị bệnh thay thế cho thuốc được sử dụng lâu đời, bắt nguồn từ Trung Hoa.

Tương tự như châm cứu nhưng không dùng kim châm, phương pháp bấm huyệt hoạt động dựa trên cơ chế sử dụng bàn tay (chủ yếu là các đầu ngón tay) tác động trực tiếp đến một số huyệt vị phản chiếu với vùng cột sống bị vôi hóa. Qua đó mang lại nhiều tác dụng hữu ích cho người bệnh như:

  • Điều hòa khí huyết, kinh mạch
  • Tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng cột sống, đẩy nhanh tốc độ chữa lành tổn thương, ức chế sự phát triển của gai xương.
  • Làm tăng phạm vi vận động cho cột sống
  • Giảm co cứng các cơ
  • Giải phóng áp lực cho dây thần kinh bị gai xương chèn ép.
  • Kiểm soát cơn đau lưng, đau mỏi cột sống bằng cách tăng cường giải phóng endorphin trong vỏ não. Đây là một chất có tác dụng giảm đau tự nhiên.
  • Làm chậm quá trình thoái hóa cột sống – một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh vôi hóa cột sống.
cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà bằng bấm huyệt
Bấm huyệt là một cách trị vôi hóa cột sống tại nhà có tính an toàn cao, giúp hạn chế sự lệ thuộc vào thuốc Tây

Quá trình bấm huyệt chữa gai cột sống diễn ra theo những bước sau:

  • Bạn nên thư giãn bằng cách hít thở sâu. Tránh kích động, lo lắng, bồn chồn trong thời gian bấm huyệt.
  • Sử dụng lực từ ngón tay tác động đến huyệt vị. Nên xoay ngón tay theo chuyển động tròn từ 3 – 4 phút để làm giảm cơn đau. Nên sử dụng lực từ nhẹ đến mạnh để tránh tình trạng đau đớn quá mức.
  • Cuối cùng, thực hiện xoa bóp để cải thiện tuần hoàn máu và hạn chế bầm tím tại huyệt vị.

Các huyệt đạo cần tác động để chữa vôi hóa cột sống bao gồm:

  • Huyệt Kiên Tỉnh
  • Huyệt Hợp Cốc
  • Huyệt Phong Trì
  • Huyệt Trung Chữ

Các bước bấm huyệt:

  • Người bệnh nằm hay ngồi thư giãn trên giường.
  • Người trợ giúp ngồi bên cạnh xác định vị trí của các huyệt vị rồi dùng ngón tay day lên huyệt theo chuyển động tròn khoảng 3 phút. Lực tác động ban đầu nhẹ, sau đó tăng dần độ mạnh.
  • Kết thúc quy trình bấm huyệt bằng thao tác xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng vừa tác động để kích thích lưu thông máu, tránh bị bầm tím huyệt vị.

Chống chỉ định bấm huyệt cho các đối tượng sau:

  • Người bị loãng xương hoặc gãy xương
  • Bệnh nhân ung thư
  • Rối loạn chảy máu
  • Đái tháo đường
  • Huyết áp không ổn định
  • Mắc bệnh tim mạch
  • Đang điều trị với thuốc chống đông máu hay Aspirin
  • Phụ nữ có thai
  • Khu vực bấm huyệt bị giãn tĩnh mạch, có vết thương hở hoặc bị bầm tím.

4. Chườm nóng

Phương pháp chườm nóng cũng cho hiệu quả tích cực trong việc cải thiện tình trạng đau nhức ở vùng cột sống bị bệnh. Dưới sự tác động của nhiệt nóng, các cơ và mạch máu quanh cột sống sẽ giãn nở, tạo điều kiện để cơ thể bơm máu đến nuôi dưỡng, sửa chữa tổn thương, giúp xương cột sống chắc khỏe hơn.

Bên cạnh đó, chườm nóng còn có tác dụng xoa dịu trạng thái căng thẳng ở dây thần kinh, giảm đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh liên sườn – những biến chứng thường gặp của bệnh vôi hóa cột sống.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Bỏ nước nóng vào trong túi chườm hoặc chai thủy tinh
  • Bước 2: Lăn vật chườm qua lại để nhiệt độ nóng tác động đều lên toàn bộ khu vực bị ảnh hưởng.
  • Bước 3: Thực hiện 4 – 5 lần trong ngày nếu bị đau nhiều. Mỗi lần chườm không quá 20 phút. Tránh để vật chườm tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị bỏng.

5. Rượu hạt gấc

Hạt gấc là một loại dược liệu được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với tên gọi là mộc miết tử. Đông y ghi nhận, thảo dược này có tác dụng giảm đau, kháng viêm.

Y học hiện đại cũng tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu về tác dụng dược lý của hạt gấc cho thấy, nguyên liệu này chứa các hoạt chất như tanin, protit hay lipid… Chúng có tác dụng giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu đến cột sống để tổn thương bên trong nhanh được chữa lành.

Để chữa vôi hóa cột sống, hạt gấc được sử dụng ngâm rượu làm thuốc xoa bóp bên ngoài. Nguyên liệu này chứa độc tính nên tránh sử dụng theo đường uống.

cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà bằng rượu hạt gấc
Hạt gấc được sử dụng để ngâm rượu thuốc xoa bóp chữa vôi hóa cột sống

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị hạt của 3 quả gấc chín, 2 lít rượu trắng loại cao độ và bình thủy tinh có dung tích đủ lớn để ngâm rượu.
  • Bước 2: Loại bỏ sạch lớp màng bên ngoài hạt gấc rồi đem phơi khô
  • Bước 3: Nướng hạt gấc trên bếp than cho đến khi cháy sém lớp vỏ bên ngoài.
  • Bước 4: Bỏ hạt đã nướng vào cối, giã nhỏ, bỏ vào trong bình
  • Bước 5: Đổ lượng rượu đã chuẩn bị vào ngâm cùng hạt gấc trong 30 ngày.
  • Bước 6: Mỗi ngày 2 – 3 lần, bạn lấy lượng rượu vừa đủ xoa bóp bên ngoài vùng cột sống bị vôi hóa để cải thiện các triệu chứng bệnh.

6. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống, giúp đốt sống bị bệnh vận động linh hoạt hơn.

Khi xây dựng thực đơn hàng ngày, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi. Bao gồm:

  • Thực phẩm chứa nhiều canxi: Cá hồi, các loại rau lá xanh, sữa tươi, sữa chua, tôm, cua, ngũ cốc, các loại đậu…
  • Thức ăn bổ sung nhiều vitamin D: Cá trích, cá mòi, hàu, lòng đỏ trứng, các loại nấm, sữa đậu nành, bột yến mạch…
  • Thực phẩm giàu vitamin C và omega 3: Bao gồm trái cây có múi, cá béo, hạnh nhân, hạt óc chó, đậu nành, dâu tây, nho… Chúng giúp ức chế phản ứng viêm tại vùng cột sống có gai.
  • Các loại gia vị kháng viêm: Hành, tỏi, nghệ, quế, gừng.

Những thứ người bị gai cột sống nên kiêng:

  • Thịt mỡ động vật và các món chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn nhanh
  • Rau củ quả hay thịt, cá đóng hộp
  • Nội tạng động vật
  • Đồ ngọt
  • Muối
  • Bia,rượu, nước ngọt có ga.

7. Ngải cứu

Ngải cứu thường được dân gian tin dùng trong điều trị vôi hóa cột sống, thoái hóa đốt sống, viêm khớp hay thoát vị đĩa đệm. Thảo dược này chứa tinh dầu, bao gồm các hoạt chất quý có khả năng giảm đau, ức chế phản ứng viêm ở cột sống, tăng cường tuần hoàn máu.

Sử dụng cây ngải cứu làm thuốc uống hay thuốc đắp bên ngoài sẽ giúp cải thiện được tình trạng đau lưng, tê bì chân tay, sưng viêm cột sống hay đau dây thần kinh do ảnh hưởng của bệnh vôi hóa cột sống.

cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà bằng ngải cứu
Ngải cứu được người dân sử dụng làm thuốc uống hoặc thuốc chườm trị vôi hóa cột sống
  • Bài thuốc uống: Dùng 300g dược liệu tươi rửa sạch và ngâm lại với nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Đem lá xay lấy nước cốt rồi hòa chung cùng 3 thìa mật ong nguyên chất. Chia đều hỗn hợp làm 2 phần uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc chườm: Lá và ngọn cây ngải cứu đem sao nóng cùng với muối hạt. Dùng làm thuốc chườm đắp bên ngoài vùng cột sống bị đau. Mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần chườm khoảng 15 phút.
  • Thuốc ngâm chân: Dùng 1 bó lá ngải cứu đem nấu với 1 lít nước. Đun sôi kỹ trong 10 phút rồi thêm vào 1 thìa muối ăn, quậy tan. Để nước nguội bớt lấy ngâm chân mỗi ngày 15 phút trước lúc đi ngủ để giảm đau vào ban đêm và giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn.

8. Cây xấu hổ

Cây xấu hổ (hay cây trinh nữ) cũng là cây thuốc Nam chữa vôi hóa cột sống đang được nhiều người tin dùng. Thảo dược này bổ sung nhiều hoạt chất quý có lợi cho người bệnh. Chẳng hạn như:

  • Flavonoid: Giúp kháng viêm, bảo vệ cột sống và các mô mềm xung quanh gai xương, làm nhanh lành tổn thương.
  • Alkaloid, các acid amin và nhiều hoạt chất khác: Giảm đau, an thần, đào thải độc tố cho cơ thể.

Bộ phận sử dụng làm thuốc chữa vôi hóa cột sống là rễ cây xấu hổ. Rễ cây sau khi đào về được đem rửa sạch đất cát, dùng sắc uống độc vị hay kết hợp với các nguyên liệu khác.

  • Bài 1: Lấy 20 – 30g rễ cây xấu hổ cắt khúc ngắn. Bỏ vào ấm sắc kỹ với 1 lít nước trong 20 phút. Dùng thuốc vừa sắc 2 lần trong ngày cho hết.
  • Bài 2: Dùng rễ xấu hổ kết hợp với lá lốt và lá đinh lăng, mỗi vị 50g. Tất cả đem sắc với 1,5 lít nước cho đến khi cạn còn một nửa là được. Phần thuốc sắc thu được uống vài lần trong ngày cho hết.

9. Tập thể dục, thể thao

Để ức chế gai xương phát triển, giảm đau và tăng cường chức năng vận động cho cột sống, bạn nên tập thể dục, thể thao mỗi ngày. Việc tham gia các hoạt động thể chất cũng giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng cột sống nhiều hơn.

bài tập chữa vôi hóa cột sống tại nhà
Đi bộ là một trong những bài tập có thể giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống

Các môn thể thao có tác dụng hỗ trợ điều trị vôi hóa cột sống bao gồm:

  • Đi bộ: Mỗi ngày đi khoảng 30 phút. Khi đi chú ý duy trì tốc độ vừa phải, hai vai thả lỏng, tay đánh nhẹ, mắt nhìn thẳng phía trước và giữ cho nhịp thở luôn ổn định.
  • Đạp xe: Giúp cải thiện tính linh hoạt của dây chằng, làm tăng sức mạnh cho cơ chân. Qua đó giảm áp lực cho cột sống và dây thần kinh. Để đạt được hiệu quả, bạn nên đạp xe 2 – 3 lần trong tuần. Bắt đầu làm quen với quãng đường ngắn trước để cơ thể quen dần.
  • Bơi lội: Bộ môn này giúp các cơ lưng cũng như cột sống được chắc khỏe, dẻo dai và có khả năng vận động linh hoạt hơn.
  • Yoga: Giảm căng thẳng, cải thiện tình trạng đau nhức ở vùng cột sống bị vôi hóa, kéo giãn cơ và cột sống, giải phóng áp lực chèn ép lên dây thần kinh.

10. Sử dụng thuốc không kê đơn

Một số loại thuốc giảm đau như Paracetamon, Acetaminophen hay Aspirin… có thể giúp hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau liên quan đến bệnh vôi hóa cột sống ở mức độ nhẹ đến trung bình. Bạn có thể tìm mua các thuốc này rất dễ dàng tại các cửa hiệu thuốc Tây mà không cần bác sĩ kê đơn.

Mặc dù có tác dụng nhanh chóng trong việc xoa dịu cơn đau nhưng bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau trong ngắn hạn. Tránh lạm dụng kéo dài hoặc uống quá liều lượng cho phép dẫn đến nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe như đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận… Nếu sau vài ngày dùng thuốc mà các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả hơn.

Nguyên tắc cần nhớ khi trị vôi hóa cột sống tại nhà

Để đạt được hiệu quả cao khi áp dụng những cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Áp dụng ngay khi bệnh mới khởi phát. Lúc này, bệnh vôi hóa cột sống còn nhẹ, gai xương chưa phát triển dài nên hiệu quả điều trị sẽ cao hơn. Nếu để bệnh gai cột sống tiến triển nặng rồi mới chữa thì các mẹo tự nhiên hầu như không có tác dụng.
  • Kiên trì khi thực hiện. Đây là nguyên tắc bạn cần nhớ khi áp dụng bất kì cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà nào. Do có tác dụng từ từ nên phương pháp này cũng đòi hỏi nhiều thời gian áp dụng để thu được kết quả rõ ràng. Thời gian điều trị có khi lên tới vài tháng hoặc cả năm.
  • Không dùng các mẹo tự nhiên thay thế hoàn toàn cho thuốc trị vôi hóa cột sống do bác sĩ kê đơn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp rèn luyện thể chất hàng ngày, lao động vừa sức và duy trì các tư thế đúng trong sinh hoạt, lao động để hỗ trợ nâng cao hiệu quả của phương pháp chữa vôi hóa cột sống tại nhà.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, nhất là canxi, vitamin D để xương cột sống chắc khỏe hơn.
  • Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể. Tránh để tăng cân quá nhanh hoặc béo phì khiến cột sống chịu nhiều áp lực, từ đó làm tăng nặng các triệu chứng bệnh.

Trên đây là các cách chữa vôi hóa cột sống tại nhà cho hiệu quả khả quan. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android