3 Cách Chưng Yến Cho Người Tiểu Đường Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng các món ăn yến sào theo 3 cách sau: Yến sào chưng lê gừng, yến chưng táo đỏ, yến chưng hạt sen. Lưu ý, người bệnh cần tuân thủ liều lượng để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Nhiều người rất quan tâm đến vấn đề bệnh nhân tiểu đường có ăn được yến sào không và cách chưng yến cho người tiểu đường an toàn, bổ dưỡng. Do đó, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc 3 công thức chế biến yến chưng đơn giản, thơm ngon, tốt cho người bị bệnh tiểu đường hoặc có đường huyết cao.

Người bệnh tiểu đường có ăn được yến chưng không?

Tiểu đường là một căn bệnh khiến người mắc luôn phải chú trọng đến chế độ ăn uống, kiêng khem nhiều loại thực phẩm. Do đó, trước khi nói đến cách chưng yến cho người tiểu đường, nhiều người quan tâm: Liệu người mắc bệnh tiểu đường có sử dụng được tổ yến không? Yến sào là loại thực phẩm rất bổ dưỡng vậy các món ăn từ yến có công dụng gì đối với người bệnh tiểu đường?

Bệnh nhân bị tiểu đường có nên ăn yến sào hay không?
Bệnh nhân bị tiểu đường có nên ăn yến sào hay không?

Hãy cùng Vietmec tìm hiểu câu trả lời chi tiết dưới đây.

Bệnh nhân tiểu đường có được sử dụng tổ yến không?

Nguyên nhân có bệnh tiểu đường đến từ Insulin (một loại hormone được tiết ra từ tế bào beta đảo tụy vốn có vai trò vận chuyển glucose từ máu vào các tế bào) không đủ để thực hiện nhiệm vụ chuyển hóa lượng đường trong máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần kiêng các món ăn có hàm lượng đường cao, hạn chế tiếp nạp glucose vào cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn các món ăn từ tổ yến
Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể ăn các món ăn từ tổ yến

Trong khi đó, yến sào từ xưa đến nay vẫn được biết đến như một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hơn 18 loại axit amin, hơn 30 loại vi khoáng cùng hàm lượng protein, canxi, sắt,… cực dồi dào. Có hàm lượng dinh dưỡng cao để bồi bổ cơ thể khỏe mạnh, cung cấp năng lượng cần thiết nhưng trong tổ yến không chứa đường, chất béo.

Đặc biệt, thực tế một số loại axit amin như Lucine, Phenylamin và Isoleucine có trong yến sào còn có khả năng ổn định, bão hòa lượng đường trong máu, điều chỉnh về mức an toàn, đồng thời góp phần hình thành Hemoglobin (có vai trò vận chuyển và giải phóng oxy và glucose trong cơ thể).

Do đó, đây là món ăn mà bệnh nhân tiểu đường có thể yên tâm sử dụng nếu biết chế biến đúng cách.

Những lợi ích của yến sào đối với bệnh tiểu đường

Với giá trị dinh dưỡng cao với những dưỡng chất quý hiếm, các món ăn yến sào mang lại nhiều lợi ích cho người thường cũng như bệnh nhân bị tiểu đường, cụ thể: 

  • Ổn định đường huyết: Leucine và Isoleucine trong yến sào là 2 loại axit amin có tác dụng điều tiết hàm lượng đường trong máu về mức ổn định, hạn chế nguy cơ đường huyết tăng cao đột ngột. Trong khi đó, Phenylalanine vừa kiểm soát đường huyết, vừa hỗ trợ quá trình hình thành Hemoglobin giúp tăng lưu thông oxy và glucose đến các cơ quan cơ thể. 
  • Phòng chống tình trạng kháng Insulin của cơ thể: Theo kết quả nghiên cứu được đăng tải trên NCBI (National Center for Biotechnology Information – Trung tâm dữ liệu sinh học quốc gia của Hoa Kỳ), yến sào có khả năng phòng ngừa kháng Insulin. Nhờ đó, nguy cơ tiểu đường được hạ thấp, hồng cầu được nâng cao hiệu quả vận chuyển glucose vào tế bào để tạo năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho người tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường thường gặp các vấn đề về thiếu chất do chế độ ăn kiêng khem kéo dài. Là nguồn dinh dưỡng đa dạng và dồi dào, các món ăn từ tổ yến sẽ giúp bổ sung các nhóm chất cho người bệnh mà không làm tăng đường huyết hay gây nên các vấn đề sức khỏe liên quan.
  • Cải thiện và tăng cường sức đề kháng: Trong yến sào còn chứa các axit amin như Serine, Alanine,… cùng các nhóm vi khoáng và vitamin có tác dụng nâng cao sức khỏe kháng của cơ thể, giúp người bệnh ăn ngon, ngủ sâu hơn, giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, chúng cũng có tác dụng những chất chống viêm tự nhiên để phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như nhiễm trùng, lở loét,…
  • Giúp mau lành vết thương: Biến chứng tiểu đường thường đi kèm nguy cơ viêm nhiễm, tổn thương lâu và nghiêm trọng hơn so với người bình thường. Tyrosine cùng các axit amin như Acid Aspartic (chiếm 4,69%), Proline (chiếm 5,27%), Valin (chiếm 4,12%) trong yến sào có tác dụng làm lành nhanh vết thương, hồi phục hồng cầu, mô tế bào, tế bào cơ bị tổn thương.
Yến sào mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người tiểu đường
Yến sào mang đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe người tiểu đường

Như vậy, món ăn từ các loại tổ yến mang lại những công dụng tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường, không chỉ ổn định đường huyết mà còn giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa biến chứng bệnh. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện và sức khỏe ngày càng tốt hơn.

Liều lượng yến sào phù hợp, an toàn cho bệnh nhân tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng các món ăn yến sào để bồi bổ cơ thể và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, cách chưng yến và sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp để đảm bảo hiệu quả tối ưu và không gây quá tải dưỡng chất. Đặc biệt đối với bệnh nhân đang điều trị bệnh cần có lượng dùng phù hợp để đạt kết quả tốt nhất cho sức khỏe. 

Dưới đây là liều lượng dùng yến sào được chuyên gia khuyến cáo cho bệnh nhân tiểu đường tham khảo:

  • Trong giai đoạn điều trị bệnh: Bệnh nhân nên dùng đều đặn 5g yến sào mỗi ngày, trung bình mỗi tháng dùng khoảng 150 tổ yến.
  • Sau khi việc điều trị có kết quả tích cực: Nên giảm lượng dùng xuống 5g yến sào/lần dùng nhưng cách ngày, trung bình mỗi tháng dùng khoảng 100g tổ yến.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cần tuân theo liều lượng dùng yến cụ thể theo tư vấn của bác sĩ điều trị.

Bệnh nhân tiểu đường dùng tổ yến cần chú ý liều lượng phù hợp
Bệnh nhân tiểu đường dùng tổ yến cần chú ý liều lượng phù hợp

3 cách chưng yến cho người tiểu đường thơm ngon, bổ dưỡng

Tùy theo mục đích sử dụng, sở thích của mỗi người mà có nhiều cách chế biến yến sào cho bệnh tiểu đường như: Chưng yến, hầm yến với các loại thịt, nấu cháo, nước yến,… Tuy nhiên, yến chưng là món ăn thơm ngon và dễ thực hiện, được nhiều người chọn dùng nhất.

Vì yến sào không chứa đường, đồng thời không nên dùng đường phèn, mật ong,.. cho bệnh nhân tiểu đường, nên khi chưng bạn nên bổ sung những loại thực phẩm khác có vị ngọt thanh tự nhiên. Điều này sẽ giúp món yến chưng trở nên hấp dẫn hơn, thay đổi khẩu vị để duy trì lâu dài hơn cho người bệnh.

Dưới đây là 3 cách chưng yến cho người tiểu đường dễ thực hiện tại nhà để bạn đọc tham khảo:

1. Cách chưng yến cho người tiểu đường với táo tàu

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

  • Khoảng 10g yến sào (1 tai yến), nên sử dụng yến sào đã làm sạch lông.
  • Khoảng 6 – 10 quả tàu khô.
  • 1 nhánh gừng tươi.
Cách chưng yến cho người tiểu đường với táo tàu cực kỳ đơn giản
Cách chưng yến cho người tiểu đường với táo tàu cực kỳ đơn giản

Các bước chưng yến sào táo tàu cho người tiểu đường gồm:

  • Bước 1: Ngâm nở yến sào đã làm sạch lông trong nước sạch trong khoảng 30 – 40 phút. Khi yến nở bung và mềm thì vớt ra, để ráo và cho vào bát (có nắp đậy).
  • Bước 2: Táo tàu rửa sạch và ngâm nước cho mềm rồi vớt ra, để ráo. Có thể bổ đôi hoặc thái lát táo.
  • Bước 3: Gừng cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng, sao đó cho vào bát yến sào.
  • Bước 4: Chưng cách thủy bát yến sào và gừng trong khoảng 20 phút, sau đó cho thêm táo vào chưng cùng trong 5 phút thì tắt bếp. 
  • Bước 5: Lấy bát khỏi nồi chưng và có thể thưởng thức món yến sào chưng táo tàu cực thơm ngon.

2. Yến sào chưng lê gừng cho người tiểu đường

Nguyên liệu cần chuẩn bị để chế biến món ăn vừa hấp dẫn, vừa bổ dưỡng này gồm:

  • Yến sào (nên chọn loại tinh chế sạch lông): Khoảng 10g yến sào (1 tai yến).
  • Lê tươi: 1 quả.
  • Gừng tươi: 1 nhánh.

Cách chưng yến cho người tiểu đường với lê tươi có các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Ngâm nở yến sào (đã làm sạch lông) với nước trong khoảng 30 – 40 phút rồi vớt ra, để ráo, sau đó cho vào bát (có nắp) để chưng.
  • Bước 2: Lê gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ hạt lựu vừa ăn. Một bí quyết nhỏ dành cho những bạn khéo tay, thay vì thái thành từng miếng nhỏ, bạn sẽ không gọt vỏ lê mà sử dụng muỗng/thìa khoét phần ruột chỉ để lại phần thành dày khoảng 1cm. Phần vỏ lê này sẽ được dùng làm chén đựng, còn thịt lê để riêng để sau đó cho vào chưng cùng yến.
  • Bước 3: Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi thái lát mỏng. 
  • Bước 4: Tiếp theo cho bát yến – gừng vào nồi chưng trong khoảng 20 phút, sau đó cho lê vào chưng cùng trong khoảng 5 phút tiếp theo rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Lấy yến sào chưng lê gừng ra chén hoặc phần vỏ lê và thưởng thức.

Món ăn này còn có tác dụng nhuận phế, trị ho cực tốt và cực thích hợp sử dụng vào mùa đông.

Yến sào chưng lê thơm ngon, hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng
Yến sào chưng lê thơm ngon, hấp dẫn và cực kỳ bổ dưỡng

3. Cách chưng yến cho người tiểu đường với hạt sen

Đối với cách chưng yến dành cho người tiểu đường này, nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:

  • Yến sào đã làm sạch lông: Khoảng 10g (1 tai yến).
  • Hạt sen khô: 100g.

Các bước chế biến yến sào chưng hạt sen cho người bị tiểu đường là:

  • Bước 1: Ngâm yến sào trong nước sạch khoảng 30 phút để yến nở mềm thì cho vào bát có nắp đậy để chuẩn bị chưng.
  • Bước 2: Hạt sen khô rửa sạch, rồi ngâm mềm trong nước, sau đó vớt ra và để ráo. Nếu sử dụng hạt sen tươi, trước khi chế biến, bạn chú ý cần lấy tim sen ra. Hạt sen có thể hấp qua trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Chưng cách thủy yến sào khoảng 20 phút, rồi cho thêm hạt sen vào chưng thêm 10 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 4: Lấy ra chén và thưởng thức món yến chưng hạt sen bổ dưỡng.

Lưu ý khi sử dụng, chế biến yến chưng cho người tiểu đường tại nhà

Đối với người bị bệnh tiểu đường, khi ăn yến chưng sẽ cũng như khi chế biến cần chú ý những điểm sau:

  • Khi chọn nguyên liệu chưng cùng tổ yến để thay đổi khẩu vị, cần chú ý không nên sử dụng các nguyên liệu chứa nhiều tinh bột, hàm lượng đường cao,… Thay vào đó, hãy chọn những thực phẩm phù hợp bệnh nhân tiểu đường để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và an toàn khi sử dụng bồi bổ cơ thể.
  • Không nên ngâm hoặc chưng tổ yến quá lâu làm hao hụt dưỡng chất. Khi chưng cách thủy cần đậy nắp để tránh chất dinh dưỡng bay hơi. Nên thưởng thức khi yến còn ấm nóng và không nên chưng quá nhiều, bảo quản quá 7 ngày.
  • Duy trì sử dụng đều đặn với liều lượng phù hợp, tránh ngắt quãng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của yến sào.
  • Thời điểm tốt nhất để sử dụng yến sào là buổi sáng, hoặc có thể dùng giữa hai bữa ăn chính (trưa – chiều). Nếu sử dụng vào buổi tối thì nên dùng trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
  • Cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ điều trị khi sử dụng yến sào phối hợp các dược liệu, thuốc hay phác đồ chữa bệnh tiểu đường. Hiệu quả của việc bổ sung yến sào vào chế độ ăn uống đối với sức khỏe sẽ tùy thuộc cơ địa từng người và mang tính lâu dài, do đó tuyệt đối không được lạm dụng và coi đây là phương pháp chữa bệnh thay thuốc.
Cần cẩn trọng khi chế biến và sử dụng tổ yến cho bệnh nhân tiểu đường
Cần cẩn trọng khi chế biến và sử dụng tổ yến cho bệnh nhân tiểu đường

Bài viết trên đây đã hướng dẫn chi tiết cách chưng yến cho người tiểu đường vừa thơm ngon, hấp dẫn, vừa đảm bảo giá trị dinh dưỡng để mang đến sự chăm sóc tốt nhất cho người bệnh. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp quý bạn đọc chế biến được món ăn phù hợp và bổ dưỡng cho chính mình và người thân.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android