Cách Trị Tiêu Chảy Tại Nhà

Bù nước

Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước và các chất điện giải quan trọng như natri và clorua. Để phục hồi, bạn nên ưu tiên bù nước cho cơ thể. 

Uống nước lọc chính là cách tốt nhất để bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy. Ngoài ra, bạn có thể uống nước trái cây pha giúp cấp thêm vitamin và khoáng chất.

Uống nước khi bị tiêu chảy
Uống nước khi bị tiêu chảy

Tránh các loại đồ uống có thể kích thích đường tiêu hóa như:

  • Đồ uống có caffeine (cà phê, trà, nước ngọt)
  • Rượu bia
  • Đồ uống có ga
  • Đồ uống quá nóng

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Các loại thực phẩm nên ăn

Theo Tổ chức Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa (IFFGD), khi bị tiêu chảy, người bệnh nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ba bữa lớn mỗi ngày. Điều này giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu thức ăn hơn.

Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy:

  • Thực phẩm giàu natri và kali: Chuối, khoai tây luộc
  • Thực phẩm ít chất xơ: Sữa chua (trừ trường hợp không dung nạp lactose), thịt nạc

Bên cạnh đó, trong 24 giờ đầu tiên bị tiêu chảy,có thể áp dụng chế độ ăn lỏng để giúp hệ tiêu hóa ổn định hơn. 

Các loại thực phẩm không nên ăn

Dưới đây là một số loại thực phẩm người tiêu chảy không nên ăn để tránh gây kích ứng hoặc gây áp lực lên đường tiêu hóa, khiến tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng.

  • Thực phẩm giàu chất béo: Đồ chiên, khoai tây chiên, bánh ngọt
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Nước ngọt, bánh kẹo, nước trái cây, mứt…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Các loại đậu, rau họ cải bắp

Ngoài ra, nếu không dung nạp lactose, người bệnh cũng nên tránh các sản phẩm sữa vì chúng có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

Chế độ ăn BRAT

BRAT là viết tắt của 4 loại thực phẩm chính trong chế độ ăn này, bao gồm:

  • B – Chuối (Bananas): Giàu kali, chất điện giải quan trọng thích hợp cho người bị tiêu chảy
  • R – Gạo (Rice): Nguồn cung cấp tinh bột dễ tiêu, giúp làm săn chắc phân.
  • A – Sốt táo (Applesauce): Chứa pectin, một chất xơ hòa tan giúp làm giảm khối lượng phân và cải thiện tình trạng tiêu chảy.
  • T – Bánh mì nướng (Toast): Ít chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng hơn.

Chế độ ăn BRAT được khuyến cáo sử dụng ngắn hạn trong vài ngày, nhằm mục đích giảm nhẹ các triệu chứng tiêu chảy cấp tính và giúp cơ thể bù nước, điện giải.

Chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn BRAT

Sử dụng men vi sinh

Men vi sinh cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn đường ruột, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh vật. Các lợi khuẩn này có thể cạnh tranh với hại khuẩn để giành chỗ bám trên thành ruột, đồng thời sản xuất các chất có tác dụng ức chế sự phát triển của hại khuẩn. 

Men vi sinh được tìm thấy trong một số loại sữa chua và thực phẩm lên men khác như dưa cải bắp, kimchi, miso,… Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thực phẩm bổ sung probiotic tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. 

Sử dụng thuốc chống tiêu chảy không kê đơn

Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn (OTC) có để điều trị tiêu chảy. Các loại phổ biến gồm: 

  • Loperamid (Imodium): Loperamid làm chậm nhu động ruột, giúp giảm số lần đi tiêu và làm phân cứng hơn.
  • Bismuth subsalicylate (Kaopectate, Pepto Bismol): giúp bảo vệ niêm mạc ruột và giảm co thắt ruột, từ đó làm giảm tiêu chảy.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng thuốc OTC để trị tiêu chảy. Những người bị đi đại tiện ra máu, bị sốt hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 48h nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Các bài thuốc dân gian

Dùng nước gạo rang

Nước gạo rang là một phương pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả để trị tiêu chảy với nhiều công dụng:

  • Nước gạo rang giúp bù nước và điện giải, ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy.
  • Chất tinh bột trong gạo rang giúp hấp thụ nước trong ruột, làm giảm tình trạng tiêu chảy.
  • Nước gạo rang cũng giúp làm dịu niêm mạc ruột, giảm co thắt ruột, giúp đi ngoài dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

  • Vo gạo sạch, để ráo nước.
  • Rang gạo trên chảo với lửa nhỏ cho đến khi gạo chuyển sang màu vàng nâu.
  • Cho gạo rang vào nồi, đổ nước vào đun sôi.
  • Hạ lửa nhỏ và ủ trong 10-15 phút.
  • Lọc lấy nước, có thể thêm một chút muối cho dễ uống.

Gừng tươi giảm đau bụng, buồn nôn

Gừng là một nguyên liệu quen thuộc trong nhà bếp và cũng là một vị thuốc dân gian hiệu quả để trị tiêu chảy. Gừng có chứa các hợp chất gingerol và shogaol mang nhiều tác dụng tốt như:

  • Giảm viêm, giảm đau bụng.
  • Kích thích làm chậm hoạt động của nhu động ruột, giúp giảm số lần đi ngoài.
  • Giải độc, giảm khí trong hệ tiêu hóa.
Hình ảnh trà gừng
Hình ảnh trà gừng

Cách thực hiện:

  • Ngậm gừng: Đây là cách đơn giản nhất để giảm buồn nôn và đau bụng. Bạn có thể cắt một lát gừng mỏng và ngậm trong miệng cho đến khi vị cay tan dần.
  • Cho gừng vào cháo: Gừng có thể được thêm vào cháo để tăng hương vị và giúp giảm triệu chứng tiêu chảy.
  • Uống trà gừng: Hãm một ít gừng với nước sôi trong 10 phút, sau đó lọc lấy nước uống. Trà gừng có tác dụng làm ấm bụng, giảm co thắt ruột và giúp cải thiện tiêu chảy.

Cách trị tiêu chảy bằng vỏ cam

Vỏ cam là một phương pháp dân gian hiệu quả để trị tiêu chảy. Mặc dù cam không được khuyến khích ăn khi bị tiêu chảy, nhưng vỏ cam lại có tác dụng ngược lại.

  • Vỏ cam chứa nhiều pectin, giúp làm giảm nhu động ruột và giảm số lần đi ngoài.
  • Vỏ cam cũng chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại vi khuẩn gây tiêu chảy.
  • Mùi thơm dễ chịu của vỏ cam sẽ giúp giảm buồn nôn và khó chịu.

Cách sử dụng vỏ cam trị tiêu chảy:

  • Trà vỏ cam: Rửa sạch vỏ cam, ngâm trong nước muối 15 phút, sau đó thái nhỏ và cho vào nồi nước sôi. Đun nhỏ lửa trong 5 phút, tắt bếp và ủ thêm 5 phút. Lọc lấy nước uống, có thể thêm một ít mật ong hoặc đường.
  • Nước sắc vỏ cam: Cho vỏ cam vào nồi nước, đun sôi trong 15 phút. Lọc lấy nước uống, có thể thêm một ít muối.

Lá ổi trị tiêu chảy cực kỳ hiệu quả

Lá ổi là một phương pháp dân gian hiệu quả để trị tiêu chảy. Các nghiên cứu đã cho thấy lá ổi có chứa tanin, có tác dụng:

  • Kháng khuẩn, chống viêm.
  • Làm săn niêm mạc ruột.
  • Giảm nhu động ruột.
Hình ảnh quả ổi
Hình ảnh quả ổi

Cách sử dụng lá ổi trị tiêu chảy:

  • Nhai lá ổi: Rửa sạch lá ổi non, ngâm nước muối, vẩy ráo nước. Nhai trực tiếp lá ổi, có thể thêm một ít muối.
  • Uống trà lá ổi: Rửa sạch lá ổi non hoặc lá bánh tẻ, đun sôi với nước. Lọc lấy nước uống.
  • Ăn ổi: Ăn ổi cũng giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Dùng trà thảo dược

Một số loại trà thảo dược có thể giúp bạn cải thiện tình trạng tiêu chảy bao gồm:

  • Trà hoa cúc: giúp giảm đau bụng, đau đầu, kiểm soát nhanh chóng được các dấu hiệu tiêu chảy.
  • Trà xanh: có tác dụng kháng khuẩn làm dịu bụng ruột đồng thời làm se niêm mạc ruột đáng kể, nhờ đó các dấu hiệu tiêu chảy cũng dần biến mất.
  • Trà thì là: giúp giảm đầy hơi, tăng cường hệ miễn dịch nên cũng rất tốt cho những bệnh nhân bị tiêu chảy.

Cách phòng ngừa tiêu chảy

Để phòng ngừa tiêu chảy, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:

  • Rửa tay thường xuyên: Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa vi trùng gây tiêu chảy. Bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi thay tã.
  • Ăn chín uống sôi: Vi trùng có thể bám vào thực phẩm và nước uống. Do vậy, mọi người nên ăn chín, uống sôi để hạn chế tình trạng tiêu chảy. 
  • Uống nhiều chất lỏng: Uống nước lọc, nước trái cây và các thức uống điện giải để bù nước cho cơ thể.
  • Đi khám bác sĩ: Nếu tiêu chảy kéo dài quá 2 ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như máu trong phân, đau bụng, sốt, khô miệng thì cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android