Bị Cao Huyết Áp Có Uống Nước Chanh Được Không? [Góc Chuyên Gia]
Cao huyết áp có uống nước chanh được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi đối với bệnh nhân cao huyết áp, chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn trong cải thiện sức khỏe. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về chủ đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh nhân bị cao huyết áp có uống nước chanh được không?
Ngoài việc thắc mắc cao huyết áp nên ăn quả gì, cũng rất nhiều người muốn biết liệu có thể uống nước chanh hay không. Trong quan niệm của Y học cổ truyền, chanh có vị chua, tính ấm. Công dụng chính của nguyên liệu này là chỉ khát, tân sinh, trừ thử, an thai, thông tiểu tiện, giảm và ổn định huyết áp, cải thiện cơn đau thắt ngực do tăng mạch vành, giảm mỡ máu…
Còn theo các nghiên cứu y khoa hiện đại, 80 – 82% nước cốt chanh là nước, từ 5 – 7% là axit citric, 1 – 2% còn lại là axit xitrat, canxi, kali và khoảng 0,4 – 0,5% axit malic. Ngoài ra, trong nước cốt chanh còn chứa hàm lượng các chất như:
- 0,4 – 0,75% đường interverti.
- 0,5% sacaroza.
- 0,75 – 1% protein.
- Vitamin C (65mg trong 100g nước cốt chanh tươi), vitamin B1 và riboflavin.
Với hàm lượng lớn kali – khoáng chất giúp giảm căng thẳng trong thành mạch máu, nước chanh có tác dụng kiểm soát tốt huyết áp, dần đưa các chỉ số về mức cân bằng. Mặt khác, vitamin C, magie, limonene cùng các dinh dưỡng thực vật khác trong nước chanh cũng có tác dụng đáng kể với bệnh nhân tăng huyết áp. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi: “Cao huyết áp có uống nước chanh được không” là có.
Top 3 công thức hạ huyết áp từ nước chanh
Như vậy, người bị huyết áp cao có thể uống nước chanh bình thường. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của loại nước này, bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo sau:
Công thức từ nước cốt chanh, cà chua và dứa
Cả chanh, cà chua và dứa đều là những loại trái cây chứa hàm lượng lớn kali, vitamin C cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp. Do vậy, việc sử dụng hỗn hợp nước ép từ những loại quả này sẽ giúp người bệnh ổn định huyết áp, nhanh chóng cải thiện sức khỏe.
Chuẩn bị: 15ml nước cốt chanh, 150g cà chua, 150g dứa.
Cách thực hiện:
- Cà chua rửa sạch, đem cắt thành từng miếng nhỏ. Dứa gọt vỏ, cắt mắt và lấy đủ 150g ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
- Cho 2 nguyên liệu trên vào máy ép hoặc máy xay sinh tố, sau đó lọc lấy phần nước và hoà cùng nước cốt chanh.
- Hỗn hợp nước thu được sử dụng hết trong ngày, tránh tích trữ lâu trong tủ lạnh hoặc để qua đêm.
Kết hợp nước cốt chanh, cà rốt, dâu tây và đường phèn
Tương tự như công thức nước uống từ chanh, cà chua và dứa, sự kết hợp thêm của cà rốt và dâu tây sẽ kích thích vị giác, đồng thời bổ sung lượng lớn kali, vitamin C nhằm kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân.
Chuẩn bị: 5ml nước cốt chanh, 250g cà rốt, 250g dâu tây, 2 – 3g đường phèn.
Cách thực hiện:
- Cà rốt đem rửa sạch, cạo bỏ vỏ rồi thái thành từng miếng. Dâu tây cũng rửa sạch, ngắt bỏ cuống.
- Cho hai nguyên liệu trên đi ép lấy nước, sau đó thêm đường phèn và nước cốt chanh vào hoà tan.
- Hỗn hợp nước cốt chanh, cà rốt, dâu tây thu được chia thành nhiều phần và uống trong ngày.
Hỗn hợp nước ép cà chua, rau cần và chanh hạ huyết áp
Ngoài việc kết hợp chanh với cà rốt, dứa hay dâu tây, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước ép từ cà chua, cần tây và chanh để kiểm soát huyết áp. Dưới đây là nguyên liệu cần chuẩn bị và cách thực hiện:
Chuẩn bị: 80ml nước cốt chanh, 500g cà chua, 250g rau cần tây.
Cách thực hiện:
- Đem cà chua và rau cần đi rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Cho 2 nguyên liệu vào ép lấy nước, cuối cùng thêm nước cốt chanh vào và trộn đều.
- Hỗn hợp nước cốt chanh, cà chua, cần tây thu được sử dụng hết trong ngày.
Công thức nước chanh hạt chia
Nước chanh hạt chia không chỉ là thức uống giải nhiệt hiệu quả ngày hè mà còn giúp tăng cường miễn dịch, củng cố hệ tiêu hoá, ổn định huyết áp hiệu quả. Nếu còn băn khoăn chưa biết bị tăng huyết áp uống nước chanh hạt chia như thế nào, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
Chuẩn bị: ½ quả chanh, 10g hạt chia, mật ong.
Cách thực hiện:
- Cho hạt chia vào 1 ly nước ấm rồi khuấy đều để các hạt không bị dính vào nhau.
- Sau khoảng 10 phút khi hạt chia đã nở đều thì vắt nước cốt chanh, thêm 1 – 2 thìa mật ong khuấy đều là có thể thưởng thức.
[pr_middle_post]
Người huyết áp cao uống nước chanh cần lưu ý gì?
Đến đây, người bệnh chắc hẳn đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Cao huyết áp có uống nước chanh được không”. Tuy nhiên, để nước chanh phát huy tối đa hiệu quả, đồng thời bảo vệ sức khỏe, khi uống nước chanh mỗi bệnh nhân cần lưu ý:
- Khi sử dụng nước chanh, bệnh nhân nên hạn chế tối đa đường vì đây là nguyên liệu có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến bệnh lý về tim mạch.
- Nên kết hợp nhiều loại trái cây để đa dạng hóa vitamin cho cơ thể, ví dụ như lựu, bí đao, củ đậu, dưa chuột, hoa atiso, củ dền,…
- Nếu bệnh nhân bị đau dạ dày hoặc các bệnh lý về dạ dày thì không nên lạm dụng nước chanh vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Như vậy bài viết của Vietmec đã giải đáp thắc mắc: “Cao huyết áp có uống nước chanh được không” và cung cấp một số thông tin liên quan. Hy vọng nội dung hữu ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu về bệnh cao huyết áp, từ đó biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!