Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp Longo Và Thông Tin Cần Biết
Cắt trĩ bằng phương pháp longo là phương pháp phổ biến được thực hiện để cắt búi trĩ sa, trĩ hỗn hợp hoặc trĩ vòng. Đây là một phương pháp được thực hiện phổ biến, với các thao tác đơn giản và không yêu cầu đội ngũ y tế có chuyên môn cao.
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo là gì?
Phương pháp Longo là một trong những phương pháp cắt trĩ phổ biến nhất hiện nay. Trong phương pháp này, bác sĩ sử dụng máy khâu để kéo búi trĩ lại vị trĩ bình thường, khâu nối mạch máu đến búi trĩ và khiến búi trĩ thu nhỏ kích thước. Vết cắt thường được thực hiện ở khu vực ít cảm giác ở hậu môn, do đó phương pháp này thường ít gây đau, không gây hạn chế đại tiện sau phẫu thuật và có thời gian phục hồi nhanh chóng.
Phương pháp longo là thủ thuật được nhiều phẫu thuật viên áp dụng, bởi vì các thao tác đơn giản, hiệu quả cao và ít gây đau đớn sau khi phẫu thuật. Nguyên tắc của phẫu thuật này là sử dụng máy khâu một vòng quanh búi trĩ sa sau đó treo phần còn lại của búi trĩ lên mô đến hậu môn. Cuối cùng bác sĩ tiến hành cắt phần búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn.
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo tương đối an toàn và hiếm khi dẫn đến các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, người bệnh nên có kế hoạch phòng ngừa cũng như chăm sóc phù hợp để tránh gây nhiễm trùng hậu môn.
Khi nào thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp Longo?
Phương pháp cắt trĩ Longo được chỉ định cho các trường hợp bệnh trĩ không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn hoặc có nguy cơ biến chứng cao. Cụ thể phương pháp được chỉ định cho một số trường hợp như:
- Bệnh nhân trĩ nội độ 2 hoặc độ 3, khi búi trĩ đã sa ra khỏi hậu môn nhưng có thể tự tụt vào hoặc tác động bằng tay. Các triệu chứng khác bao gồm, chảy máu khi đi đại tiện, đau hậu môn, búi trĩ tiết nhiều dịch gây ẩm ướt và ngứa ngáy.
- Bệnh nhân bị sa búi trĩ, trĩ hỗn hợp nghiêm trọng hoặc bệnh trĩ vòng, gây tắc nghẽn hậu môn hoặc khó khăn khi đi đại tiện.
Chống chỉ định thực hiện:
- Người bệnh bị áp xe hậu môn, hẹp ống hậu môn, sa trực tràng hoặc bị viêm loét trực tràng;
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, đang sử dụng thuốc chống đông máu;
- Bệnh nhân mắc bệnh Crohn;
- Bệnh trĩ nghiêm trọng gây tăng áp lực lên cửa hậu môn;
- Bệnh nhân có bệnh nội khoa, chẳng hạn như bệnh tim mà chưa được điều trị phù hợp;
- Bệnh nhân rối loạn phối hợp hoặc rối loạn tâm lý.
Bệnh trĩ ngoại hoặc bệnh trĩ nội độ 1 và độ 4, thường không được chỉ định thực hiện phẫu thuật longo. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể trước khi thực hiện cắt trĩ bằng phương pháp longo.
Quy trình cắt trĩ bằng phương pháp longo
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo là phương pháp có các bước thực hiện đơn giản và không yêu cầu kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Cụ thể, quy trình như sau:
Chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật:
- Ống nong hậu môn;
- Vòng bảo vệ hậu môn khỏi các tổn thương;
- Dụng cụ soi hậu môn;
- Máy PPH;
- Móc chỉ khâu.
Tiến hành đưa búi trĩ vào hậu môn:
- Đối với búi trĩ nội bị sa ra khỏi hậu môn, bác sĩ dùng thiết dụng cụ chuyên dụng để đưa búi trĩ vào vị trí sinh lý bình thường.
Nong hậu môn:
- Bác sĩ đưa ống nong vào hậu môn để mở rộng hậu môn. Điều này có thể làm giảm áp lực lên ống hậu môn và giúp bác sĩ tiếp cận búi trĩ dễ dàng hơn.
Tiến hành khâu mũi túi:
- Bác sĩ sử dụng dụng cụ nội soi để quan sát hậu môn, sau đó dùng chỉ prolene 2/0 tiến hành khâu từ 6 – 8 mũi, cách đường lược một đoạn khoảng 2 – 4 cm.
Đặt máy khâu nối:
- Máy PPH được mở hết cỡ, phần đầu máy đưa vào miệng túi vừa được may, sau đó thắt chặt bằng hai sợi chỉ. Bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ móc để luồn hai sợi chỉ vào lỗ được thiết kế sẵn ở máy PPH, sau đó khởi động máy để toàn bộ máy khâu PPH đi vào ống hậu môn.
- Bác sĩ sử dụng tay kéo vòng chỉ để hạ niêm mạc hậu môn, bấm máy PPH và giữ yên trong 10 phút.
- Mở máy PPH và đưa dụng cụ ra khỏi hậu môn.
Kiểm tra đường khâu và cầm máu:
- Sau thủ thuật, bác sĩ tiến hành kiểm tra lại đường khâu và cầm máu cho người bệnh.
Sau khi kết thúc quy trình cắt trĩ, người bệnh được đưa về phòng hồi sức để theo dõi. Nếu không có dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh có thể ra về ngay trong ngày thực hiện phẫu thuật.
Ưu và nhược điểm khi cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Tương tự như các phương pháp cắt trĩ hiện nay, cắt trĩ bằng phương pháp Longo có thể gây đau đớn và khó chịu nhẹ. Bên cạnh đó, mặc dù được đánh giá là phương pháp áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và an toàn, tuy nhiên phương pháp này cũng có một số ưu, nhược điểm nhất định.
Ưu điểm:
- Quy trình thực hiện đơn giản và không yêu cầu đội ngũ y tế có kinh nghiệm;
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, tùy theo mức độ phức tạp của các triệu chứng, thời gian thực hiện có thể từ 20 – 30 phút;
- Ít đau, ít gây tổn thương hậu môn, do đó có thời gian hồi phục nhanh chóng;
- Thời gian lưu viện ngắn, người bệnh thường có thể xuất viện và ra về ngay trong ngày thực hiện thủ thuật;
- Tỷ lệ biến chứng, sẹo và nguy cơ tái phát thấp.
Nhược điểm:
- Chi phí phẫu thuật cao;
- Không áp dụng được cho tất cả các trường hợp bệnh trĩ;
- Có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc đau đớn kéo dài nếu không được điều trị đúng cách;
- Có nguy cơ gây tổn thương thành trực tràng, tổn thương cơ thắt ở ống hậu môn nếu thực hiện không đúng kỹ thuật.
Chi phí cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo là phương pháp hiện đại có chi phí phẫu thuật tương đối cao khi so với các phương pháp khác. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể, mỗi lần thực hiện phương pháp longo dao động khoảng 10 – 14 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hiện tại có một số máy cắt có nguồn gốc không rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro cũng như biến chứng nghiệm trọng. Vì vậy, điều quan trọng khi thực hiện cắt trĩ là đến cơ sở y tế chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
Lưu ý sau khi cắt trĩ bằng phương pháp Longo
Người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc sau khi mổ trĩ phù hợp để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Để rút ngắn thời gian hồi phục và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Thông thường bác sĩ thường kê thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen để cải thiện cơn đau. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc có thể dẫn đến táo bón, do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Nếu bị chảy máu hoặc chảy dịch sau khi phẫu thuật, người bệnh nên thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng miếng đệm hậu môn để tránh làm bẩn quần lót.
- Chườm đá và hậu môn để chống viêm, giảm sưng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn;
- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày để làm mềm phân và tránh táo bón;
- Người bệnh có thể di chuyển nhẹ nhàng ngay trong ngày phẫu thuật, tuy nhiên nên hạn chế các vận động mạnh cũng như không khuân vác đồ vật để tránh gây áp lực lên hậu môn;
- Hạn chế ngồi trong thời gian dài hoặc sử dụng đệm mềm để tránh gây áp lực lên hậu môn;
- Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, trái cây, rau xanh để làm mềm phân và chống táo bón;
- Duy trì hoạt động thể chất và tập thể dục thường xuyên để tăng cường nhu động ruột, chống táo bón, cũng như ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát phát.
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo là phương pháp tương đối an toàn, tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, chẳng hạn như sốt cao, ớn lạnh, đau dữ dội, không thể đi tiểu hoặc chảy máu trực tràng. Các dấu hiệu này có thể liên quan đến một số biến chứng nghiêm trọng và cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo ở đâu?
Cắt trĩ bằng phương pháp Longo được thực hiện ở bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên môn để tránh các rủi ro liên quan. Một số địa chỉ uy tín thực hiện cắt trĩ bằng longo bao gồm:
1. Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: Số 215, Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Tp. HCM
- Điện thoại: (028) 3855 4269
Bệnh viện Chợ Rẫy:
- Địa chỉ: Số 201B, Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp.HCM
- Số điện thoại: (028) 3855 4137
Bệnh viện Bình Dân:
- Địa chỉ: Số 371, Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TP.HCM
- Số điện thoại: 19007123
Bệnh viện Nhân Dân 115:
- Địa chỉ: Số 527, Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
- Số điện thoại: 028 3865 2368
2. Tại Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai:
- Địa chỉ: Số 78, Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 3869 3731
Bệnh viện Việt Đức:
- Địa chỉ: Số 40, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Số điện thoại: (024) 38.253.531
Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 1, Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đ, Hà Nội
- Số điện thoại: 0243.574.7788
Cắt trĩ bằng phương pháp longo mang lại hiệu quả cao, an toàn nhưng chi phí thực hiện đắt. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp cắt trĩ khác để cải thiện các triệu chứng. Bên cạnh đó, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh và thường xuyên hoạt động thể chất để tránh bệnh trĩ tái phát.
Tham khảo thêm: Sau khi cắt trĩ nên ăn gì, kiêng cữ gì nhanh lành?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!