Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp PPH Và Thông Tin Cần Biết

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH còn được gọi là cắt trĩ bằng kẹp ghim và khâu trĩ bằng máy PPH. Phương pháp này thường được sử dụng để cắt trĩ nội độ 3, 4 và loại bỏ búi trĩ bị sa ra khỏi trực tràng – hậu môn.

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH
Cắt trĩ bằng phương pháp PPH được thực hiện để loại bỏ búi trĩ nội

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là gì?

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là thủ thuật ngoại khoa, sử dụng kẹp ghim để xác định vị trí và nguồn cung cấp máu cho búi trĩ. Sau đó bác sĩ tiến hành cắt đứt nguồn máu và các chất dinh dưỡng đến búi trĩ, khiến các búi trĩ mất nguồn máu, teo dần và tự rụng sau một thời gian.

Phương pháp PPH còn được gọi là cắt trĩ bằng kẹp ghim, thường được chỉ định cho trường hợp trĩ nội độ 3, 4 và các trường hợp bị sa búi trĩ. Ngoài ra, cắt trĩ bằng phương pháp PPH cũng có thể hỗ trợ khôi phục hình dạng và vị trí ban đầu của trực tràng, từ đó phòng ngừa nguy cơ tái phát.

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên phương pháp này thường được được áp dụng để cắt bỏ búi trĩ ngoại. Cụ thể, phương pháp này có thể khiến bệnh trĩ ngoại tái phát nhanh chóng sau khi phẫu thuật.

Phương pháp cắt trĩ PPH thường được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn. Bên cạnh đó, phương pháp này có một số ưu điểm, chẳng hạn như:

  • Ít gây đau đớn;
  • Có thời gian thực hiện ngắn, chỉ mất khoảng 30 – 45 phút;
  • Thời gian lưu viện ngắn, người bệnh có thể ra về ngay trong ngày thực hiện cắt trĩ;
  • Thời gian phục hồi ngắn. Người bệnh có thể quay trở lại làm việc sau 5 – 7 ngày và phục hồi hoàn toàn sau 4 – 6 tuần.

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là một trong những phương pháp cắt trĩ phổ biến, hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc thực hiện cắt trĩ cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn, cũng như cơ sở vật chất đảm bảo. Do đó, nếu cân nhắc thực hiện cắt trĩ, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Mục đích của phương pháp cắt trĩ PPH

Mục đích của các phương pháp cắt trĩ là loại bỏ búi trĩ nội hoặc búi trĩ sa một cách dứt điểm và hiệu quả. Tuy nhiên phẫu thuật có thể dẫn đến một số biến chứng không mong muốn, do đó người bệnh nên trao đổi với bác sĩ trước khi thực hiện phương pháp.

phương pháp pph cắt trĩ
Phương pháp PPH được thực hiện để loại bỏ búi trĩ nội độ 3 hoặc 4

Theo các bác sĩ chuyên môn, cắt trĩ bằng phương pháp PPH thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Đã áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà nhưng không mang lại hiệu quả điều trị;
  • Các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn hoặc dẫn đến đau đớn dữ dội;
  • Bệnh trĩ độ 3, 4 hoặc các trường hợp sa trĩ, tắc nghẽn búi trĩ hoặc các biến chứng khác;
  • Có triệu chứng bệnh trĩ kết hợp với các vấn đề khác, chẳng hạn như sa trực tràng, cần được phẫu thuật để tránh các rủi ro nghiêm trọng;
  • Người bệnh trĩ vòng, có nhiều búi trĩ liên kết lại với nhau hoặc búi trĩ xâm lấn toàn bộ hậu môn;
  • Người bệnh có nhu cầu được phẫu thuật.

Việc thực hiện phương pháp cắt trĩ bằng PPH được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, trước khi phẫu thuật, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về một số tình trạng y tế và điều kiện sức khỏe nhất định để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chuẩn bị trước khi cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH thường được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám của bác sĩ. Khi đã được lên lịch cắt trĩ, bác sĩ phẫu thuật sẽ hướng dẫn người bệnh về lối sống cũng như cách chuẩn bị.

Phương pháp mổ trĩ PPH
Người bệnh sẽ được hướng dẫn các bước chuẩn bị trước khi thực hiện mổ trĩ

Vào ngày trước khi thực hiện cắt trĩ, người bệnh nên ăn bữa sáng nhẹ nhàng, bữa trưa không có dầu mỡ. Sau bữa ăn trưa, người bệnh thường được yêu cầu chỉ uống nước cho đến khi trước phẫu thuật 4 giờ. Điều này có nghĩa là trước phẫu thuật 4 giờ, người bệnh không thể uống hoặc ăn bất cứ thứ gì.

Về thuốc men, người bệnh có thể cần ngừng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trước phẫu thuật vài ngày. Người bệnh cũng có thể được hướng dẫn làm sạch ruột bằng các sản phẩm không kê đơn trước khi thực hiện cắt trĩ.

Người bệnh cũng nên ngừng hút thuốc ít nhất là 2 tuần trước khi thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh nên ngừng tiếp xúc với thuốc lá tròng 6 – 8 tuần, bởi vì thuốc lá có thể làm giảm quá trình lành vết thương sau khi cắt trĩ.

Ngoài ra, vào ngày phẫu thuật, người bệnh nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, để lại đồ vật giá trị tại nhà và tránh sơn móng tay. Nếu ở lại bệnh viện qua đêm, người bệnh nên chuẩn bị một số vật dụng cá nhân cần thiết. Nếu có thể ra về sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh nên có kế hoạch nhờ người nhà đi cùng đến bệnh viện.

Quy trình cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH là phương pháp hiện đại, hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý về quy trình thực hiện cũng như các vấn đề liên quan, chẳng hạn như:

1. Trước khi phẫu thuật

Sau khi được chỉ định phòng phẫu thuật, người bệnh sẽ được đưa đến phòng để thay quần áo bệnh viện. Sau đó y tá sẽ ghi lại các danh sách thuốc của người bệnh  và đặt một đường truyền tĩnh mạch (IV) vào tĩnh mạch ở cánh tay trên.

Người bệnh có thể nhận thuốc và dịch truyền trong quá trình phẫu thuật thông qua đường truyền này. Thuốc kháng sinh cũng được đưa qua đường truyền này để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Người bệnh sẽ được đưa đến phòng phẫu thuật bằng một chiếc xe đẩy. Tại phòng phẫu thuật người bệnh sẽ gặp bác sĩ phẫu thuật, gây mê và tiến hành loại bỏ búi trĩ.

2. Trong quá trình cắt trĩ

Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân khi được cắt trĩ bằng phương pháp PPH. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ ngủ say hoặc không cảm nhận được gì trong suốt quá trình phẫu thuật.

quy trình cắt trĩ bằng pph
Bác sĩ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để xác định vị trí và loại bỏ búi trĩ

Các bước thực hiện phương pháp PPH để loại bỏ búi trĩ bao gồm:

  • Bác sĩ tiến hành gây mê thông qua tĩnh mạch hoặc gây mê tủy sống, người bệnh rơi vào trạng thái vô cảm;
  • Tiến hành vệ sinh hậu môn, búi trĩ, sát trùng và gây tê cục bộ;
  • Bác sĩ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng giống như kẹp ghim, đưa vào hậu môn và trực tràng để xác định vị trí búi trĩ;
  • Mô trĩ sẽ được rút vào kẹp ghim và được cắt bỏ, bước này có thể thực hiện nhiều lần nếu người bệnh có nhiều búi trĩ;
  • Tiến hành khâu nối niêm mạc hậu môn và tạo hình trực tràng;
  • Sát trùng và băng bó vết thương.

Quy trình cắt trĩ bằng phương pháp PPH thường mất từ 30 – 45 phút và khoảng vài ngày để cơn đau biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh có thể cần khoảng 3 – 4 tuần để phục hồi và quay trở lại các hoạt động bình thường.

Phương pháp cắt trĩ này tương đối an toàn và không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các dấu hiệu không mong muốn khác.

3. Sau khi cắt trĩ

Sau quy trình thực hiện cắt trĩ, người bệnh sẽ được theo dõi ở phòng hồi sức. Người bệnh sẽ tỉnh lại khi thuốc gây mê hoặc thuốc an thần hết tác dụng.

Nếu không có bất cứ dấu hiệu nghiêm trọng hoặc rủi ro liên quan nào xảy ra sau khi cắt trĩ, người bệnh có thể ra về cùng ngày thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên bác sĩ có thể trao đổi với người bệnh về các biến chứng có thể xảy ra và hướng dẫn kế hoạch phòng ngừa phù hợp.

Trong trường hợp người bệnh bị bí tiểu, chảy máu, đau đớn hoặc rò rỉ dịch sau khi cắt trĩ, người bệnh có thể cần nhập viện để theo dõi thêm.

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giảm đau, chống viêm và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát. Do đó, điều quan trọng là lưu ý về các hướng dẫn sau khi cắt trĩ để có kế hoạch phục hồi phù hợp.

Rủi ro sau khi cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Phương pháp PPH được đánh giá là an toàn, hiệu quả cao và ít rủi ro. Tuy nhiên, tương tự như các phẫu thuật khác, thủ thuật này có thể dẫn đến chảy máu, đau đớn, sưng, viêm hoặc phản ứng với các phương pháp gây mê. Các biểu hiện này thường không nghiêm trọng và được cải thiện trong vài ngày.

biến chứng sau cắt trĩ
Sau khi cắt trĩ người bệnh có thể bị đau đớn hoặc chảy máu ở hậu môn

Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể gặp một số biến chứng sau khi mổ trĩ, chẳng hạn như:

  • Bí tiểu;
  • Thủng trực tràng;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Áp xe trực tràng hoặc hậu môn;
  • Hình thành lỗ rò hậu môn;
  • Són phân hoặc đại tiện không kiểm soát.

Các biến chứng này thường không phổ biến, tuy nhiên có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu không mong muốn.

Ưu và nhược điểm của phương pháp PPH

Ưu điểm:

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, mất khoảng 30 – 45 phút;
  • Xâm lấn tối thiểu, ít gây chảy máu, đau đớn, khó chịu và không gây ảnh hưởng đến các mô xung quanh;
  • Nguy cơ biến chứng thấp;
  • Là thủ thuật ngoại trú, người bệnh có thể ra về nếu không có các dấu hiệu bất thường;
  • Thời gian hồi phục nhanh và kế hoạch chăm sóc đơn giản hơn so với phương pháp cắt trĩ truyền thống.

Nhược điểm:

  • Chi phí thực hiện cao, khoảng 6 – 10 triệu đồng cho mỗi ca phẫu thuật;
  • Không phù hợp với người bệnh trĩ ngoại do có nguy cơ tái phát cao;
  • Hạn chế cở vật chất thực hiện do yêu cầu máy hiện đại cũng như thiết bị y tế đạt chuẩn;
  • Có thể tái phát, mặc dù nguy cơ thường không cao.

Hồi phục sau khi cắt trĩ bằng phương pháp PPH

Trong tuần đầu tiên sau khi cắt trĩ, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn và khó chịu. Để giảm bớt cơn đau cũng như rút ngắn thời gian hồi phục, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

chăm sóc vết thương sau khi cắt trĩ
Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu để ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Chườm túi đá lạnh vào hậu môn để giảm viêm, sưng, cải thiện cơn đau và giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn;
  • Ngâm hậu môn trong bồn nước ấm trong 15 – 20 phút mỗi lần và 3 – 4 lần mỗi ngày để giảm đau;
  • Uống nhiều nước, ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày hoặc sử dụng chất làm mềm phân theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh táo bón;
  • Nếu bị chảy máu và tiết dịch, người bệnh nên sử dụng đệm lót hậu môn để ngăn ngừa tình trạng hậu môn ẩm ướt;
  • Thay băng gạc thường xuyên để tránh nguy cơ nhiễm trùng vết mổ;
  • Người bệnh có thể di chuyển, đi lại nhẹ nhàng trong ngày đầu tiên sau khi cắt trĩ, tuy nhiên cần tránh các hoạt động thể chất nặng;
  • Tránh ngồi xổm, cúi người hoặc khuân vác nặng, ít nhất trong năm đến bảy ngày;
  • Không nên ngồi lâu và sử dụng đệm ngồi để giảm áp lực lên hậu môn.

Bên cạnh đó, sau khi cắt trĩ, bệnh có thể tái phát nếu người bệnh có lối sống không phù hợp. Do đó, để tránh tình trạng tái phát, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, nhiều rau xanh, trái cây, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt;
  • Uống 6 – 8 cốc nước mỗi ngày;
  • Tránh trì hoãn nhu cầu đi đại tiện, rặn hoặc ngồi lâu trên bồn cầu;
  • Duy trì hoạt động thể chất, tập thể dục hoặc đi bộ ngắn mỗi ngày;
  • Sử dụng chất làm mềm phân nếu phân cứng hoặc thường xuyên bị táo bón.

Cắt trĩ bằng phương pháp PPH có thể loại bỏ búi trĩ hoàn toàn, hiệu quả cao và ít rủi ro. Hầu hết bệnh nhân hồi phục tốt trong 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các rủi ro và biến chứng có thể xảy ra để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ ngay khi nhận thấy các rủi ro và dấu hiệu nghiêm trọng. Xử lý và chăm sóc các biến chứng sớm là điều cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

 Tham khảo thêm: Cách chăm sóc sau mổ trĩ nhanh lành, tránh nhiễm trùng

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Búi Trĩ Là Gì? Bị Sa Búi Trĩ Nguy Hiểm Không?

Búi trĩ thường được hình thành khi bệnh trĩ đã phát triển đến mức độ trung bình hoặc nặng. Đôi...

Cắt Trĩ Bằng Phương Pháp Longo Và Thông Tin Cần Biết

Cắt trĩ bằng phương pháp longo là phương pháp phổ biến được thực hiện để cắt búi trĩ sa, trĩ...

15 Cách Chữa Bệnh Trĩ Tại Nhà Không Dùng Thuốc Hiệu Quả Nhanh Nhất

Có một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống, chườm đá...

Bệnh trĩ có nên tập thể dục (chạy bộ, vận động mạnh…)?

Người bệnh trĩ có nên tập thể dục không và nên thực hiện bài tập nào để tránh gây ảnh...

Bệnh Trĩ Nội Độ 3 Chữa Được Không? Có Cần Phẫu Thuật?

Bệnh trĩ nội độ 3 đặc trưng bởi búi trĩ sa ra khỏi trực tràng và không thể tự co...

Bệnh Trĩ Có Tự Khỏi? Có Tiến Triển Nặng Nếu Không Trị?

Bệnh trĩ có tự khỏi không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như mức độ nghiêm...